Chuyện tăng vốn ở các ngân hàng đầu tư: Vai trò của “nhà tạo lập” thị trường
Thế nào là ngân hàng đầu tư?
Ở nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển, “ngân hàng đầu tư” là thuật ngữ được dùng để chỉ các công ty chứng khoán. Điều đó phần nào cho thấy vị thế của công ty chứng khoán cũng không kém cạnh là mấy so với các ngân hàng thương mại, thậm chí có những thời kỳ còn phát triển rực rỡ hơn.
Vì thế mà tương tự như ngân hàng thương mại cung ứng vốn cho nền kinh tế, các công ty chứng khoán không chỉ đóng vai trò giữ an toàn thanh khoản cho bản thân mà còn có trách nhiệm cung cấp thanh khoản cho thị trường chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm phái sinh), đảm bảo sự phát triển liên tục của thị trường. Có như vậy, thị trường chứng khoán mới từng bước trưởng thành và phát triển bền vững trong dài hạn.
Có thể thấy, dù thị trường chứng khoán diễn biến thuận lợi hay bất lợi, nhu cầu tăng vốn ở các công ty chứng khoán vẫn rất lớn. Nhìn ở góc độ hẹp, công ty chứng khoán càng “dày vốn” thì càng có lợi thế cạnh tranh. Nhưng nhìn rộng hơn, nguồn vốn - nhất là vốn tự có - của các công ty chứng khoán đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển liên tục và bền vững của thị trường chứng khoán.
Trong một động thái gần đây, Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) ra thông báo về kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ trị giá hơn 10.000 tỷ đồng, qua đó dự kiến nâng vốn chủ sở hữu của TCBS lên trên 21.000 tỷ đồng, nhiều khả năng trở thành một trong hai công ty chứng khoán có vốn chủ sở hữu lớn nhất Việt Nam.
Việc tăng vốn, dự kiến trong quý I/2023, là một trong những bước đi chiến lược nhằm đưa TCBS trở thành công ty công nghệ quản lý gia sản (Wealthtech) có quy mô lớn nhất Việt Nam về vốn chủ sở hữu, về lợi nhuận, và hiệu quả hoạt động trong các mảng kinh doanh cốt lõi.
Song song kế hoạch tăng vốn cổ phần nói trên, TCBS cũng chủ động đẩy mạnh việc đa dạng hóa các nguồn vốn vay tín chấp từ các định chế nước ngoài vốn được xem là có tính ổn định và dài hạn hơn dù tiêu chí khắt khe hơn. Trong 2 năm gần đây, TCBS đã huy động được hơn 378 triệu USD tín chấp từ các định chế từ Anh, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia. Hiện tại, TCBS đang đàm phán để hoàn tất thêm một khoản vay hợp vốn tín chấp, tối đa đến 150 triệu USD từ các định chế tài chính lớn và uy tín tại Châu Á, dự kiến hoàn tất trong tuần đầu tháng 12/2022.
Vai trò của “nhà tạo lập” thị trường
Nhìn sâu hơn vào câu chuyện phát triển của riêng thị trường trái phiếu, càng thấy vai trò quan trọng của “nhà tạo lập”.
Như vậy, các công ty chứng khoán phải đóng vai trò tạo lập ngay cả lúc thị trường rủi ro. Và để thực hiện được tốt vai trò tạo lập, nguồn vốn của các công ty chứng khoán phải có đủ độ dày trong mọi tình huống. Đây là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao các công ty chứng khoán vẫn đẩy mạnh tăng vốn dù thị trường kém tích cực, bên cạnh nguyên nhân bổ sung nguồn lực để tận dụng các cơ hội mua tài sản “giá hời”.
Ông Nguyễn Xuân Minh, Chủ tịch TCBS chia sẻ: “Chúng tôi tiếp tục thực thi một cách mạnh mẽ việc chinh phục các mục tiêu lớn đã đề ra trong chiến lược Wealthtech 2021-2025. Nguồn vốn tín chấp từ các định chế tài chính nước ngoài và vốn cổ phần từ cổ đông là công ty mẹ sẽ giúp TCBS đẩy nhanh, mạnh và chủ động các chương trình kinh doanh đột phá dự kiến sẽ ra mắt sớm hơn như Miễn phí giao dịch [Zero Fee] hay Vay ký quỹ với lãi suất thấp và linh hoạt. Điều này sẽ góp phần chủ lực trong việc tăng trưởng thị phần, lợi nhuận và củng cố vị thế dẫn dắt của TCBS trong hoạt động quản lý gia sản (Wealth) tại Việt Nam. Các nguồn vốn mới này cũng giúp TCBS đẩy mạnh tiến độ đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật và tiếp cận các công nghệ tiến tiến nhất trong tiến trình theo đuổi chiến lược WealthTech từ nay đến năm 2025”.
Không chỉ vậy, việc công ty chứng khoán có bộ đệm vốn tốt cũng làm giảm khả năng trở thành nguồn lây lan tình trạng kém thanh khoản, vốn có thể gây nên các hệ lụy lớn hơn trên thị trường.
Hiện nay, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của TCBS đang đạt trên 300% thuộc top đầu các công ty chứng khoán và cao hơn nhiều so với quy định 220%. Sau kế hoạch tăng vốn này, CAR dự phóng của TCBS sẽ vượt trên 400%. Hạn mức cho vay ký quỹ của TCBS sẽ lên trên 40.000 tỷ đồng. Trong khi đó, Techcombank được tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đánh giá là một trong những ngân hàng có mức độ uy tín cao nhất tại Việt Nam năm 2022, với các điểm mạnh về vốn và khả năng sinh lời. Sau khi thực hiện kế hoạch tăng vốn cho TCBS, tỉ lệ an toàn vốn (CAR) hợp nhất của Techcombank dự kiến vẫn đạt 15,7%, ở vị thế cao nhất ngành ngân hàng, và cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Basel II.
Với các kế hoạch về huy động vốn với quy mô lớn như trên, TCBS được kỳ vọng sẽ sở hữu một nguồn vốn dồi dào nhằm phục vụ khách hàng, dành cho các hoạt động vay ký quỹ và triển khai các hoạt động kinh doanh cốt lõi khác. Với tham vọng đạt vốn hóa 5 tỷ USD đến năm 2025, TCBS dự kiến sử dụng một phần của nguồn vốn mới tập trung theo đuổi chiến lược Wealthtech, chuyển đổi số trong mô hình kinh doanh, nghiên cứu khoa học dữ liệu và phát triển các xu hướng công nghệ mới nhất trên thế giới nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu đầu tư và quản lý gia sản của khách hàng.
TCBS liên tục được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực ở đa dạng các mảng nghiệp vụ fintech, với liên tiếp 2 giải thưởng quốc tế công nghệ ở hạng mục Ứng dụng Big Data trong Ngân hàng tại Asian Technology Excellence Awards 2022 và Ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất tại FinanceAsia Country Awards 2022, đồng thời được UpGuard xếp hạng A+ hệ thống bảo mật thông tin mạng an toàn.