Tag
Thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Cơ chế mở cần đi kèm với cơ chế giám sát

Muôn mặt cuộc sống 21/05/2025 15:09
aa
TTTĐ - Việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội là nhằm tháo gỡ vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà ở xã hội; hoàn thành mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội. Đồng tình với việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù song theo nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cần có các cơ chế giám sát để tránh trục lợi chính sách trong phát triển nhà ở xã hội.
Gỡ rào cản, hoàn thành mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội Chính phủ đề xuất nhiều cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Bước đi quan trọng, cấp thiết, gắn với an sinh xã hội

Mặc dù đã có Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tuy nhiên, từ năm 2021 đến nay, cả nước mới chỉ có 657 dự án nhà ở xã hội được triển khai, số lượng căn hoàn thành mới chỉ đạt 15,6% mục tiêu đến năm 2025. Chính phủ cũng đã dành gói 120 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội, nhưng tiến độ giải ngân rất chậm.

Ngoài việc chưa chỉ đạo quyết liệt lĩnh vực nhà ở xã hội, các thủ tục hành chính là một trong các nguyên nhân khiến việc triển khai nhà ở xã hội còn chậm. Chính vì thế, dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội hướng tới đơn giản hóa các thủ tục, ưu tiên đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Theo Tờ trình của Chính phủ, thời gian thực hiện cơ chế này dự kiến tối đa là 75 ngày, tức là cắt giảm khoảng 200 ngày, giảm khoảng 70% thời gian thực hiện so với quy định hiện hành.

Cơ chế mở cần đi kèm với cơ chế giám sát
Quang cảnh phiên thảo luận tại tổ Hà Nội sáng 21/5

Thảo luận vào dự thảo Nghị quyết, đa số ĐBQH tán thành việc ban hành thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội nhằm đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội.

Đồng thời, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xây dựng, phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh hiện nay; tạo cơ chế ưu đãi hơn nữa để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, góp phần hoàn thành mục tiêu Đề án: “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”.

Theo các ĐBQH, nhà ở xã hội là vấn đề không chỉ mang tính kinh tế mà còn là bài toán an sinh và công bằng xã hội. Việc Quốc hội cho thí điểm cơ chế đặc thù là bước đi quan trọng, cấp thiết, gắn với an sinh xã hội, ổn định thị trường lao động và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, góp ý vào dự thảo Nghị quyết, các ĐBQH cho rằng, cần thiết kế đồng bộ, chặt chẽ, minh bạch để tạo niềm tin và khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, cũng như bảo vệ lợi ích của người dân.

Vì đây là chính sách mới, có tầm ảnh hưởng lớn nên cần đặt ra những cảnh báo nghiêm túc về nguy cơ phát sinh các “kẽ hở” trong quá trình thực thi, có thể dẫn đến lạm dụng, tham nhũng, tiêu cực và lãng phí nguồn lực.

Cơ chế mở cần đi kèm với cơ chế giám sát
ĐBQH Hoàng Văn Cường

ĐBQH Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) cho rằng, dự thảo Nghị quyết có nhiều điểm rất tiến bộ với các nội dung cụ thể: Bỏ quy định về thẩm định phê duyệt dự án khả thi, tiền khả thi; bỏ việc phê duyệt chủ trương quy hoạch (giao nhiệm vụ quy hoạch); bỏ kiểm tra giá bán ban đầu, thay vì kiểm tra 2 bước thì Nhà nước kiểm tra giá lần 2.

"Xác định giá bán cũng là điểm mới của dự thảo Nghị quyết... Việc quy định Nhà nước kiểm tra lần 2, bỏ bước kiểm tra ban đầu như dự thảo Nghị quyết quy định là phù hợp, tránh mất thời gian", đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng bày tỏ đồng tình với quy định chỉ định thầu (với điều kiện giá thành, thiết kế như nhau), tuy nhiên, nhà đầu tư nào hoàn thành sớm sẽ được thực hiện.

Xây dựng cơ chế ngăn chặn trục lợi chính sách

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn TP Hà Nội) tán thành chủ trương xây dựng nhà ở xã hội và cho rằng điều này phù hợp tình hình thực tế. Tuy nhiên, đối chiếu Luật Ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật, đại biểu cho rằng cần bổ sung đánh giá tác động của chính sách đến người dân - nhất là về nguồn lực tổ chức thực hiện.

Đại biểu cũng bày tỏ nhất trí với quy trình đặc thù tại dự thảo Nghị quyết và nhấn mạnh, đi đôi với đơn giản hóa thủ tục cần đưa ra điều kiện. Ví dụ như dự án nhà ở xã hội được áp dụng quy trình rút gọn không qua đấu thầu mà chỉ định thầu rút gọn; hoặc không cần báo cáo giá tiền khả thi...

"Đây là chính sách tác động đến cuộc sống người dân, khi dự án được thực hiện phải bảo đảm chất lượng. Vì thế đề nghị bổ sung trách nhiệm của cơ quan chỉ định thầu nhằm bảo đảm chất lượng nhà ở, an toàn tính mạng của người dân", đại biểu Mai nhấn mạnh.

Cơ chế mở cần đi kèm với cơ chế giám sát
ĐBQH Trần Việt Anh

Về đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội, theo nữ đại biểu, thực tế đối tượng thụ hưởng khá rộng, trong khi nguồn lực có hạn. Do vậy, bà đề nghị cần có tiêu chí lựa chọn đối tượng thụ hưởng, có thứ tự ưu tiên rõ ràng để chính sách đúng và trúng, xứng đáng với người được hưởng.

Liên quan đến việc thành lập quỹ nhà ở xã hội quốc gia, nữ đại biểu TP Hà Nội khẳng định, việc có quỹ là cần thiết, tuy nhiên dự thảo Nghị quyết cần bổ sung địa vị pháp lý, nguồn, cơ chế sử dụng, trách nhiệm trong quản lý quỹ. Đồng thời, quỹ cần được thanh tra, kiểm soát đầy đủ bảo đảm tính hiệu quả trong sử dụng nguồn lực.

Về nội dung này, đại biểu Hoàng Văn Cường đại biểu đặt vấn đề tiền của quỹ này lấy đâu ra. Theo đại biểu, đối với các dự án nhà ở thương mại có quy định phải dành quỹ đất 2% làm nhà ở xã hội, nếu chủ đầu tư không làm ở nhà xã hội thì có thể nộp số tiền có giá trị tương đương với diện tích đất làm ở nhà xã hội vào Quỹ nhà ở quốc gia.

Góp ý vào dự thảo, ĐBQH Trần Việt Anh cho biết, khi ông tham gia Đoàn giám sát của Quốc hội về Luật Nhà ở 2014 đã cho thấy những tồn tại không nhỏ trong các dự án nhả ở xã hội, như việc các chủ đầu tư thường chỉ tập trung vào 20% diện tích đất dành cho nhà thương mại để bán, còn lại 80% đất dành cho nhà ở xã hội thì triển khai khá chậm. Điều này đã được dự thảo Nghị quyết giải quyết khá triệt để.

Cơ chế mở cần đi kèm với cơ chế giám sát

Tuy nhiên, đại biểu cũng đồng tình với báo cáo thẩm tra và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ xây dựng cơ chế phòng ngừa tiêu cực tham nhũng, tránh việc trục lợi chính sách gây thất thoát nguồn lực, bảo đảm chất lượng xây dựng nhà ở xã hội; hay kết luận của Bộ Chính trị tăng cường cơ chế giám sát không để xảy ra tham nhũng tiêu cực, triệt để phòng chống lãng phí. Đây là những cơ chế hết sức quan trọng, khi “mở” ra cũng cần có cơ chế giám sát.

Đại biểu cũng cho rằng, do đối tượng được ở nhà xã hội và đối tượng sở hữu nhà ở xã hội là khác nhau, nên cần đặc biệt quan tâm đến việc cho thuê nhà ở xã hội.

Đồng ý với việc mở rộng đối tượng mua nhà ở xã hội cho lực lượng vũ trang, đại biểu đề nghị rà soát, bổ sung thêm các đối tượng khác như giáo viên, cán bộ y tế hay người dân ở vùng nông thôn…

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, nếu dự thảo này nhận được sự đồng thuận cao của các ĐBQH sẽ thông qua sớm để tháo gỡ khó khăn, đảm bảo trong năm 2025 triển khai ngay các dự án nhà ở xã hội.

Nếu các chính sách trong Nghị quyết được thực hiện sẽ tạo động lực mạnh mẽ để đạt mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025, cũng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định kinh tế.

Hạnh Nguyên

Đọc thêm

Phường Lĩnh Nam: "Rõ vai, thuộc bài, chú trọng văn hóa công sở" Muôn mặt cuộc sống

Phường Lĩnh Nam: "Rõ vai, thuộc bài, chú trọng văn hóa công sở"

TTTĐ - Đó là chỉ đạo của Tổ trưởng Tổ công tác số 4 do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền trong buổi làm việc với phường Lĩnh Nam chiều 2/7.
16 tác giả đoạt giải cuộc thi viết "Gia đình học tập" Muôn mặt cuộc sống

16 tác giả đoạt giải cuộc thi viết "Gia đình học tập"

TTTĐ - Sáng 2/7, Tạp chí Công dân và Khuyến học trực thuộc Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi viết "Gia đình học tập".
Hà Nội lan toả mô hình toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Xã hội

Hà Nội lan toả mô hình toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

TTTĐ - Ban Chỉ đạo 138 thành phố Hà Nội tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” cấp thành phố; tuyên dương các điển hình tiên tiến năm 2025.
TP Hồ Chí Minh công bố danh sách các trụ sở của công an xã, đặc khu, đồn công an Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh công bố danh sách các trụ sở của công an xã, đặc khu, đồn công an

TTTĐ - Công an TP Hồ Chí Minh vừa công bố danh sách 167 trụ sở công an cấp xã, 1 đặc khu và 10 đồn công an thuộc Công an TP Hồ Chí Minh đến người dân để thuận tiện liên hệ công tác khi cần thiết.
Phường Đại Mỗ: Người dân hài lòng, cán bộ trách nhiệm Muôn mặt cuộc sống

Phường Đại Mỗ: Người dân hài lòng, cán bộ trách nhiệm

TTTĐ - Ngày đầu tiên (1/7/2025), phường Đại Mỗ, Hà Nội chính thức vận hành chính quyền địa phương hai cấp theo quyết định của Trung ương và thành phố, nhiều người dân khi đến làm các thủ tục hành chính đều cảm thấy phấn khởi, hài lòng khi được tiếp đón, giải quyết nhanh gọn.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025 Muôn mặt cuộc sống

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

TTTĐ - Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Tài chính công đoàn có thể dùng xây nhà ở xã hội; đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; nhà ở tại đô thị phải có thiết bị truyền tin báo cháy...
Công an xã Phú Xuyên tiếp công dân ngày đầu sau sáp nhập Muôn mặt cuộc sống

Công an xã Phú Xuyên tiếp công dân ngày đầu sau sáp nhập

TTTĐ - Sáng nay (1/7), tại trụ sở Công an xã Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, lực lượng công an tổ chức tiếp nhận và hỗ trợ công dân đến làm các thủ tục hành chính ngay trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền mới sau khi địa giới hành chính được điều chỉnh.
Xã biên giới Đăk Plô nỗ lực vươn mình cùng đất nước Muôn mặt cuộc sống

Xã biên giới Đăk Plô nỗ lực vươn mình cùng đất nước

TTTĐ - Kể từ ngày 1/7, xã biên giới Đăk Plô (tỉnh Quảng Ngãi) cùng cả nước bước vào một kỷ nguyên, mở ra một tương lai tươi sáng để vùng biên giới Đăk Plô phát triển, người dân ấm no, hạnh phúc.
Cuộc thi "Viết chữa lành" với tổng giải thưởng hơn 1 tỷ đồng Muôn mặt cuộc sống

Cuộc thi "Viết chữa lành" với tổng giải thưởng hơn 1 tỷ đồng

TTTĐ - Công ty sách nói Bookas vừa thông báo tổ chức cuộc thi chủ đề “Viết chữa lành” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 1 tỷ đồng. Theo ông Vy Thiên Hùng, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi cho biết, đây không chỉ là một cuộc thi, mà là một hành trình cùng nhau viết - để xoa dịu những nỗi đau đã trải qua.
Thành phố Cần Thơ mới sẵn sàng phục vụ Nhân dân Tin tức

Thành phố Cần Thơ mới sẵn sàng phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Theo kế hoạch, sáng ngày 30/6/2025, sẽ diễn ra “Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã; Quyết định của Trung ương về thành lập Đảng bộ thành phố Cần Thơ và nhân sự lãnh đạo thành phố Cần Thơ; các Quyết định của Thành ủy Cần Thơ về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ”. Đến thời điểm này, có thể nói, thành phố Cần Thơ mới được hợp nhất từ thành phố Cần Thơ với tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng đã sẵn sàng phục vụ nhân dân.
Xem thêm