Tag

Gỡ rào cản, hoàn thành mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội

Quy hoạch - Xây dựng 02/04/2025 15:28
aa
TTTĐ - Mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 hiện vẫn còn nhiều ngổn ngang. Để "mỗi người dân có một chỗ ở ổn định" trở thành hiện thực như mục tiêu đề ra, cần có những cú hích mạnh mẽ hơn.
Đầu tư cho nhà ở xã hội là đầu tư cho sự phát triển của đất nước Thủ tướng dự khởi công dự án nhà ở xã hội 7.000 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc Chứng minh thu nhập mua nhà ở xã hội: Còn nhiều rào cản! Cảnh báo tình trạng lừa đảo mua bán nhà ở xã hội qua "cò"

Bố trí quỹ đất dành cho thực hiện các dự án còn rất ít

Báo cáo của Bộ Xây dựng về nhà ở xã hội chỉ ra rằng, trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, cả nước có 655 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 593.428 căn. Với số lượng căn hộ được khởi công và hoàn thành, đến nay đã đạt khoảng 42,38% mục tiêu của đề án “Xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà cho người thu nhập thấp và công nhân trong giai đoạn 2021 - 2030”.

Theo ông Chử Văn Hải, Trưởng phòng Phát triển và Quản lý nhà ở xã hội, Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, hầu hết địa phương đã quan tâm bố trí quỹ đất làm nhà ở xã hội.

Đến hết năm 2024, cả nước đã bố trí được 1.309 vị trí quy hoạch, với khoảng 9.737ha đất làm nhà ở xã hội. Tuy nhiên, một số địa phương quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật để kết nối, thu hút doanh nghiệp đầu tư nhưng còn khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Khu nhà ở xã hội Ecohome 1 (quận Bắc Từ Liêm). Ảnh: Đỗ Tâm
Khu nhà ở xã hội Ecohome 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội (Ảnh: Đỗ Tâm)

Do thiếu nguồn ngân sách Nhà nước, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư còn tương đối phức tạp, phải qua đấu thầu, mất rất nhiều thời gian nên đề án đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hôi được phê duyệt năm 2023, đến nay mới thực hiện hơn 2 năm.

Thực tế, tại một số địa phương tích cực triển khai khởi công, hoàn thành các dự án, đạt tỉ lệ cao so với chỉ tiêu của đề án đến năm 2025. Trong khi đó, một số địa phương có nhu cầu về nhà ở xã hội lớn nhưng số dự án được khởi công còn thấp.

Một số doanh nghiệp cho biết, hiện nay việc bố trí quỹ đất dành cho thực hiện các dự án nhà ở xã hội còn rất ít, thiếu và chưa đồng đều, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật. Trong khi thủ tục và quy trình phê duyệt dự án còn tương đối dài.

TS Cấn Văn Lực cho rằng, thay vì quy định trong dự án nhà ở thương mại, doanh nghiệp phải dành ra 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội như trước, hiện nay 20% đó doanh nghiệp có thể nộp tiền hoặc bổ sung ở nơi khác chứ không nhất thiết phải thực hiện trong khuôn viên đó. Đây là quy định rất cởi mở nhưng rất tiếc nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư chưa thẩm thấu được lợi ích từ các chính sách ưu tiên.

Lãi suất vay cần hợp lý

Hiện nay, cả nước đang triển khai 4 gói tín dụng ưu đãi cho chương trình nhà ở xã hội. Đầu tiên là gói vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 6,6%/năm, áp dụng từ ngày 1/8/2024 theo quy định mới, tăng 1,8% so với trước đây.

Theo Nghị định số 100/2024, các khoản vay đã ký trước thời điểm này sẽ áp dụng lãi suất bằng mức vay hộ nghèo do Thủ tướng quy định (hiện là 6,6%/năm). Tính đến giữa năm 2024, dư nợ gói vay này đạt khoảng 17 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ hơn 44 nghìn khách hàng.

TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài Chính - Tiền tệ Quốc gia
TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài Chính - Tiền tệ quốc gia

Gói tín dụng thứ hai là chương trình 120 nghìn tỷ đồng (nay tăng lên 145 nghìn tỷ đồng), trong đó lãi suất ưu đãi hiện là 7%/năm đối với chủ đầu tư và 6,5%/năm cho người dân, thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất trung bình của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước đang trình Chính phủ điều chỉnh lãi suất vay nhà ở xã hội theo hướng giảm thêm 3-5% so với mức trung bình. Gói vay này có sự tham gia của 9 ngân hàng, gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV, TPBank, Techcombank, VPBank, MB, HDBank, và đã giải ngân 1.344 tỷ đồng tính đến giữa năm 2024.

Gói thứ ba là chương trình 30 nghìn tỷ đồng, đã giải ngân hơn 34 nghìn tỷ đồng cho hơn 56 nghìn trường hợp tính đến cuối năm 2024. Theo Quyết định số 2690 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, lãi suất vay hỗ trợ nhà ở năm 2025 là 4,7%/năm, giảm so với mức 4,8%/năm của năm trước.

Cuối cùng, các chương trình cho vay nhà ở chính sách tại địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh có Quỹ phát triển nhà ở dành cho cán bộ, công chức, viên chức. Lãi suất hiện là 3,2%/năm, giảm từ mức 4,7%/năm, với hạn mức vay tối đa 900 triệu đồng, thời gian vay lên đến 20 năm.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho rằng, gói cho vay mua nhà ở xã hội thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đã có từ lâu. Đồng thời, ngân sách Nhà nước hằng năm cấp 2.000 - 3.000 tỷ đồng cho ngân hàng để cho các đối tượng vay. Đối tượng vay được vay tối đa 20 - 25 năm, lãi suất tương đương cho vay hộ nghèo 6,6%/năm. Có ý kiến cho rằng 6,6% là hơi cao và chúng ta cần rà soát cho vay người nghèo có phù hợp chưa?

Theo ông Lực, nguồn vốn cho vay mua nhà ở xã hội còn ít nên cần phải tìm nguồn vốn của Quốc gia mới có thể khơi thông được lâu dài. Bên cạnh đó, chúng ta cần cấu trúc nguồn vốn để đúng, đủ đối tượng.

“Quỹ nhà ở các nước họ cho vay đối với người mua nhà, còn một phần cho vay chủ đầu tư. Tỷ lệ là 70% - 30%, cho vay và thực hiện bảo lãnh với nhà đầu tư, người mua nhà. Vì vậy, chúng ta đặt ra vấn đề cho vay thuê hay mua các dự án nhà ở xã hội? Quan điểm của tôi là linh hoạt, có thể cả hai, có những người thực sự muốn mua, không lẽ chúng ta lại cản trở không cho mua mà chỉ cho thuê thôi?”, ông Lực phân tích.

Nhà nước đã triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội nhưng kết quả còn khiêm tốn. Không chỉ vì nguồn cung dự án còn ít, mà còn vì người dân chưa mạnh dạn vay mua - một phần do lãi suất, phần khác là do thủ tục chưa thực sự thuận lợi, quy trình giải ngân chưa kịp thời.

Một khía cạnh quan trọng khác là tính ổn định và minh bạch của lãi suất. Không ít người lo ngại về nguy cơ lãi suất thả nổi hoặc điều chỉnh sau vài năm, khiến áp lực tài chính tăng cao. Do đó, theo các chuyên gia, cần quy định rõ mức lãi suất cố định trong suốt thời hạn vay ưu đãi, đồng thời có phương án hỗ trợ người vay nếu gặp biến cố như mất việc, bệnh tật, tai nạn...

Hiện nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Nguồn lực đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước và đã có chủ trương thành lập quỹ phát triển nhà ở; cùng với đó là quyết tâm chính trị tại Thông báo số 20 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thành lập các ban chỉ đạo về phát triển nhà ở xã hội... đây sẽ là cơ sở để đạt mục tiêu hoàn thành 1 triệu căn hộ xã hội vào năm 2030.

Đọc thêm

Bình Dương sắp khởi công xây dựng 2 khu công nghiệp "khủng" Bất động sản

Bình Dương sắp khởi công xây dựng 2 khu công nghiệp "khủng"

TTTĐ - Thông tin từ Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương cho biết, Thường trực Tỉnh ​ủy đã họp cho ý kiến việc chuẩn bị tổ chức các hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025). Đáng chú ý, dịp này, Bình Dương sẽ khởi công xây dựng khu công nghiệp (KCN) Cây Trường và KCN Bàu Bàng.
TP Huế điều chỉnh quy hoạch, mở rộng cảng Chân Mây lên 1.160ha Bất động sản

TP Huế điều chỉnh quy hoạch, mở rộng cảng Chân Mây lên 1.160ha

TTTĐ - Theo điều chỉnh mới, diện tích quy hoạch phân khu xây dựng cảng Chân Mây thuộc Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, huyện Phú Lộc, TP Huế được mở rộng từ hơn 700ha lên 1.160ha, tăng thêm gần 460ha so với hiện trạng.
Bình Định: Tìm nhà đầu tư cho 2 khu đất "vàng" tại Quy Nhơn Bất động sản

Bình Định: Tìm nhà đầu tư cho 2 khu đất "vàng" tại Quy Nhơn

TTTĐ - Tỉnh Bình Định tiếp tục tìm nhà đầu tư thực hiện dự án cho 2 khu đất tại TP Quy Nhơn gồm khu đất K200 có chi phí thực hiện dự án 2.500 tỷ đồng, khu đất 72B chi phí thực hiện hơn 3.178 tỷ đồng.
TP Hồ Chí Minh phê duyệt dự án Cung Thiếu nhi tổng mức đầu tư 1.124 tỷ đồng Dự án

TP Hồ Chí Minh phê duyệt dự án Cung Thiếu nhi tổng mức đầu tư 1.124 tỷ đồng

TTTĐ - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định về duyệt dự án xây dựng Cung Thiếu nhi thành phố, với tổng mức đầu tư 1.124 tỷ đồng.
Nhanh chóng giải phóng mặt bằng để kịp khởi công dự án cầu Tứ Liên Quy hoạch - Xây dựng

Nhanh chóng giải phóng mặt bằng để kịp khởi công dự án cầu Tứ Liên

TTTĐ - Quận Tây Hồ, Long Biên và huyện Đông Anh đang tăng tốc giải phóng mặt bằng để kịp khởi công dự án cầu Tứ Liên vào dịp 19/5.
Xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ gặp rủi ro lớn khi đất bị thu hồi Quy hoạch - Xây dựng

Xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ gặp rủi ro lớn khi đất bị thu hồi

TTTĐ - Tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất là hành vi vi phạm pháp luật phổ biến tại Việt Nam. Hành vi này không chỉ dẫn đến các hậu quả pháp lý nghiêm trọng mà còn gây tổn thất lớn về tài sản và quyền lợi của người dân.
"Làn gió mới" từ Luật Thủ đô trong cải tạo chung cư cũ Quy hoạch - Xây dựng

"Làn gió mới" từ Luật Thủ đô trong cải tạo chung cư cũ

TTTĐ - Công cuộc cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội - bài toán nan giải kéo dài hơn hai thập kỷ, đang đứng trước cơ hội chuyển mình mạnh mẽ.
Ninh Thuận: Chuyển đổi hơn 14ha rừng để thực hiện dự án nghỉ dưỡng Bất động sản

Ninh Thuận: Chuyển đổi hơn 14ha rừng để thực hiện dự án nghỉ dưỡng

TTTĐ - HĐND tỉnh Ninh Thuận vừa thông qua nghị quyết chuyển đổi hơn 14 ha rừng tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải cho hai dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy và Vườn san hô.
Siêu đô thị mở lối tâm điểm an cư và đầu tư Thị trường

Siêu đô thị mở lối tâm điểm an cư và đầu tư

TTTĐ - Chủ trương sáp nhập TP Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu mở ra bước ngoặt chiến lược, kích hoạt làn sóng đô thị hóa và cơ hội an cư, đầu tư hấp dẫn tại trục phát triển Đông Bắc, định hình một diện mạo phồn thịnh mới.
Alana City - Mạch sống mới phía Đông Bắc Sài Gòn Nhịp sống phương Nam

Alana City - Mạch sống mới phía Đông Bắc Sài Gòn

TTTĐ - Trên trục giao thông huyết mạch nối TP Hồ Chí Minh mở rộng với vùng Đông Nam Bộ, Alana City kiến tạo mạch sống mới phía Đông Bắc Sài Gòn nhờ hưởng lợi từ xu thế sáp nhập, hạ tầng bứt phá và quy hoạch đô thị rõ ràng.
Xem thêm