Tag

Cô giáo trẻ tranh thủ soạn bài khi tình nguyện hỗ trợ tâm dịch

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 09/09/2021 12:16
aa
TTTĐ - Trước thềm năm học mới, vào buổi tối sau khi hoàn thành xong công việc tình nguyện trong ngày, cô Lâm Thị Ngọc Linh, 25 tuổi, giáo viên trường Tiểu học An Hạ, huyện Bình Chánh, TP HCM, tranh thủ soạn bài giảng online đến 1 giờ sáng. Học trò của cô, những em bé lớp 1 sẽ bắt đầu năm học mới online từ ngày 20/9.
Bài 2: Những cô giáo trẻ tình nguyện vào "rốn" dịch Tự hào cô giáo trẻ - Ca khúc hay về tuổi trẻ Việt Nam Cô giáo trẻ thực hiện ước mơ xây trường hạnh phúc Cô giáo trẻ nỗ lực để “không một học sinh nào bị bỏ lại phía sau” Cô giáo trẻ tận tâm với nghề, say mê các hoạt động từ thiện

Cô giáo trẻ Lâm Thị Ngọc Linh bày tỏ nỗi lo học sinh nhỏ tuổi sẽ khó tập trung nghe giảng; Hơn nữa, các bé lớp 1 như trang giấy trắng, đọc, viết rất khó mà trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giáo viên thì không thể ở bên cầm tay, hướng dẫn các con.

Cô giáo trẻ tranh thủ soạn bài khi tình nguyện hỗ trợ tâm dịch
Cô Lâm Thị Ngọc Linh, giáo viên trường Tiểu học An Hạ tham gia chống dịch Covid-19 cùng các giáo viên khác

Ba tháng trước, cô giáo Ngọc Linh bắt đầu tham gia nhập liệu mẫu xét nghiệm Covid-19. Cô giáo trẻ cho biết: “Ban đầu, mình có chút đắn đo khi tham gia tình nguyện, nếu bị mắc Covid-19 sẽ có khả năng lây cho gia đình”. Tự trấn an bản thân, cô giáo trẻ phân tích bản thân đã tiêm vaccine mũi 1 thì có thể giảm thiểu khả năng nhiễm nCoV. Cô Linh vững tâm hơn vào quyết định của mình, mong muốn giúp sức cùng cộng đồng chống đại dịch.

Hôm 5/9, cô Lâm Thị Ngọc Linh cùng 5 thầy cô giáo hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm và nhập liệu tại điểm test Covid-19 cộng đồng ở xã. Lúc nghỉ ngơi, xem bức ảnh khai giảng năm ngoái được Facebook và Zalo nhắc lại, cô Linh lại nhớ học sinh. Mọi năm vào ngày này, cô giáo lớp 1 dậy sớm, mặc áo dài đến trường để chuẩn bị đón học trò. Sau lễ khai giảng, các em ra về, còn giáo viên ở lại họp mặt đầu năm. Năm nay thay vì mặc áo dài đến trường đón năm học mới, cô lại mặc đồ bảo hộ đi chống dịch.

Cô Linh tình nguyện hỗ trợ điểm tiêm vaccine, nhập liệu, điều phối và đi chợ hộ từ giữa tháng 7/2021. Ban đầu, gia đình không đồng ý vì nguy cơ lây nhiễm nhưng sau khi được thuyết phục, ba mẹ cô đã ủng hộ. Để giữ an toàn cho người thân, cô cùng nhóm giáo viên không về nhà mà ở lại trường Tiểu học An Hạ.

Cô giáo trẻ tranh thủ soạn bài khi tình nguyện hỗ trợ tâm dịch
Cô Lâm Thị Ngọc Linh, giáo viên trường Tiểu học An Hạ quyết tâm tham gia chống dịch Covid-19

Những ngày đầu, chưa quen lịch làm việc từ 7h30, có hôm kết thúc lúc 20h, cô Linh mệt mỏi, toàn thân đau nhức. "Vượt lên tất cả, mình nghĩ đã được tiêm đủ vaccine, còn trẻ khỏe, phải tham gia để dịch mau chấm dứt, thầy trò mới có thể đến trường", cô giáo chia sẻ.

Đi tình nguyện nhưng cô Linh vẫn mang theo sách giáo khoa lớp 1 và máy tính. Ngày chống dịch, đêm về cô soạn bài, lên kế hoạch thiết kế bài giảng. "Tôi soạn bài giảng trình chiếu có nhiều hình ảnh sinh động, sau đó nhờ phụ huynh quay clip các bé đọc bài, viết bài rồi chụp hình gửi giáo viên chấm. Tôi vẫn đang tham khảo thêm phương pháp khác để giúp các học sinh nhỏ tuổi dễ tiếp thu nhất", cô nói.

Ngày 20/9 tới, học sinh tiểu học TP HCM bắt đầu học trực tuyến. Từ đầu tháng 9, cô Linh đã nhận lớp 34 học sinh, có buổi gặp gỡ phụ huynh để nắm bắt tình hình. Lớp có hai học sinh liên quan đến ca Covid-19, trong đó một trường hợp đã cách ly về, một em đang điều trị cùng gia đình tại bệnh viện. Một số hộ khó khăn, không đủ điều kiện cho con học trực tuyến. Phụ huynh phải đi làm cả ngày, không ai hướng dẫn con học.

Trong buổi họp phụ huynh sắp tới, cô Linh dự kiến trao đổi, linh động thời gian theo phụ huynh để có lịch học phù hợp. Cô giáo 25 tuổi cho biết, năm ngoái sách giáo khoa mới, chương trình nặng, lớp lại đông (45 học sinh) khiến cô khá vất vả và mất thời gian làm quen. Năm nay đã quen chương trình nhưng cô, trò chưa gặp nhau.

Cô giáo trẻ có chút lo lắng khi phải dạy online cho học sinh lớp 1 ngay từ đầu. "Sắp tới vào dạy chính thức, tôi sẽ sắp xếp thời gian hợp lý để tham gia chống dịch. Nếu sáng có tiết dạy, chiều tôi sẽ đi hỗ trợ các điểm, còn tối thì chấm bài", cô cho hay.

Cô giáo trẻ tranh thủ soạn bài khi tình nguyện hỗ trợ tâm dịch
Cô giáo Lâm Thị Ngọc Linh chụp ảnh lưu niệm cùng học sinh những năm trước đó

Công việc vất vả, các tình nguyện viên luôn nhận được sự yêu quý của người dân. Cô Linh chia sẻ: "Các cô chú hay tiếp tế đồ ăn, trà sữa cho bọn mình lắm".

Kể về kỷ niệm đẹp nhất trong lúc tham gia hỗ trợ chống dịch, cô giáo trẻ cho biết: “Mình nhớ nhất hôm tiêm cho người trên 65 tuổi có một số cô chú không biết viết phiếu hoặc không biết ghi như thế nào dù đã được hướng dẫn. Lúc đó tầm 2 giờ chiều, thời tiết rất oi bức, mình hỗ trợ các cô, chú viết. Có một cô thấy mình ngồi nắng nên đưa nước và khăn giấy, hỏi mình cực lắm hả con, cố gắng giúp cô chú nha con!”.

Năm học mới của bậc tiểu học chuẩn bị bắt đầu, cô giáo trẻ chia sẻ, sẽ sắp xếp thời gian để vừa dạy online vừa tham gia tình nguyện. “Mình phải cố gắng vì hết dịch học sinh mới được đến trường, mọi thứ trở lại như cũ. Học sinh hay mượn điện thoại của ba mẹ để nhắn tin cho mình. Các bạn bảo con nhớ cô quá, khi nào được đi học lại vậy cô”, cô giáo trẻ Ngọc Linh bày tỏ.

Nguyễn Thanh Bình - Đài Truyền thanh huyện Bình Chánh, TP HCM

Đọc thêm

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Quận Cầu Giấy tổ chức “Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ”.
“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng, kinh tế số bùng nổ và chuyển đổi số trở thành dòng chảy chính của thời đại, khởi nghiệp, lập nghiệp không còn là hành trình đơn thuần của cá nhân. Với thế hệ trẻ, đó là câu chuyện của bản lĩnh, sáng tạo, đặc biệt là sự “giải phóng tư duy” - điều kiện tiên quyết để dấn thân và bứt phá.
Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo

TTTĐ - Với công nghệ thực tế ảo (VR) và 3D, một người chưa từng đến Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc ngồi bên kia bán cầu cũng có thể trải nghiệm không gian, cấu trúc của tòa nhà một cách trực quan. Đây là điểm nổi bật của dự án sử dụng công nghệ 3D và VR360 tái hiện các chiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được một nhóm bạn trẻ Thủ đô thực hiện.
Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Thành đoàn Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều mô hình hiệu quả nhằm hỗ trợ thanh niên Thủ đô làm chủ công nghệ, phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Những hoạt động thiết thực của thanh niên góp phần xây dựng thành phố thông minh, đưa Thủ đô cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

TTTĐ - Sáng 30/4, tại Lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2025.
Hồi ức "thời hoa lửa" và lời hứa thế hệ trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hồi ức "thời hoa lửa" và lời hứa thế hệ trẻ

TTTĐ - Tại buổi lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia, nhân kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025), đại diện thế hệ trẻ Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Thành đoàn TP Hồ Chí Minh, Bí thư Đoàn trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, em Huỳnh Mạnh Phương bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.
Nữ cán bộ Đoàn 9X tài năng phát biểu truyền cảm hứng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ cán bộ Đoàn 9X tài năng phát biểu truyền cảm hứng

TTTĐ - Tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bí thư Đoàn Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) Huỳnh Mạnh Phương đại diện cho 4,7 triệu thanh niên cả nước phát biểu suy nghĩ, cảm tưởng của thế hệ trẻ.
Tạo niềm tin ở Nhân dân bằng hành động Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo niềm tin ở Nhân dân bằng hành động

TTTĐ - Nói phải đi đôi với làm; luôn nỗ lực hoàn thành thật tốt nhiệm vụ được giao; các công tác thực hiện nhiệm vụ luôn công khai, rành mạch, rõ ràng… chính những yếu tố này đã giúp anh Nguyễn Mạnh Tuân, Trưởng thôn Đầm Sản (xã Minh Quang, Ba Vì, Hà Nội) tạo được sự tin tưởng, tín nhiệm của người dân. Vì thế, anh thực hiện tốt công tác vận động Nhân dân hiến đất làm đường cũng như quản lý đất đai ở địa phương.
Nửa thế kỷ tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh sát cánh cùng dân tộc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nửa thế kỷ tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh sát cánh cùng dân tộc

TTTĐ - Dù trong thời chiến hay ở thời bình, tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh vẫn luôn phát huy tốt vai trò xung kích, sẵn sàng xông pha, đi đầu trên mọi mặt trận, đáp lời mỗi khi tổ quốc cần đến.
Khát vọng trẻ cống hiến, dựng xây quê hương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khát vọng trẻ cống hiến, dựng xây quê hương

TTTĐ - Chiến thắng ngày 30/4/1975 là một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Người trẻ hôm nay nhớ đến đại thắng này không chỉ với lòng biết ơn vô hạn mà họ đang nỗ lực làm tốt công việc của bản thân với trọng trách tiếp bước truyền thống cha anh xây dựng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm