Cơ quan Thành ủy Hà Nội quyên góp ủng hộ chương trình ''Sóng và máy tính cho em''
Quảng Ninh chuyển 100 tỷ đồng ủng hộ Quỹ Vắc-xin phòng chống dịch Covid-19 BIDV ủng hộ 25 tỷ đồng chung tay cùng chương trình "Sóng và máy tính cho em" |
Tham gia quyên góp có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Trưởng các ban Đảng Thành ủy; Đại diện Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Hà Nội, Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội...
Các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội đóng góp ủng hộ chương trình “Sóng và máy tính cho em” |
Tại buổi quyên góp, cơ quan Thành ủy Hà Nội bước đầu thu được số tiền 135 triệu đồng ủng hộ cho chương trình.
Trước đó, Thường trực Thành ủy Hà Nội thống nhất chủ trương phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em” trên địa bàn thành phố và vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố ủng hộ tối thiểu 1 ngày lương; Đồng thời huy động nguồn lực xã hội cho chương trình nhằm mục tiêu tất cả học sinh đều có đủ sóng, thiết bị và điều kiện để học trực tuyến.
Thường trực Thành ủy Hà Nội giao Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động nhằm hỗ trợ học sinh, đặc biệt là học sinh đang ở vùng có dịch Covid-19 (thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg) có điều kiện để học tập trực tuyến hiệu quả. Chương trình gồm ba cấu phần: Có sóng, có internet đến tất cả các hộ gia đình; Có máy tính cho các em thuộc diện hộ nghèo; Có giá cước phù hợp cho các máy tính này.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có hơn 20 tỉnh, thành phố với khoảng 7,3 triệu học sinh đang tổ chức học trực tuyến. Số học sinh chưa có máy tính để học trực tuyến chiếm khoảng 20% (khoảng gần 1,5 triệu em).