Cơ sở giết mổ tập trung hoạt động kém hiệu quả, khó cạnh tranh
Khó kiểm soát các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ Cơ sở giết mổ gia súc nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm |
Còn tình trạng nhập lậu từ các cơ sở nhỏ lẻ
Tại phiên chất vấn, đại biểu Trần Khánh Dư bày tỏ lo lắng khi vừa qua cơ quan Công an đã công bố thông tin vừa bắt tạm giam và khởi tố hình sự đối với 4 đối tượng giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh.
Trong khi đó, báo cáo nêu trong 1 ngày, tổng trọng lượng thịt gia súc, gia cầm kiểm soát cung cấp ra thị trường là 550 tấn/ngày, tương đương 60% nhu cầu thịt tiêu thụ của thị trường Hà Nội được kiểm soát. Vậy 40% nhu cầu thịt tiêu thụ còn lại của người dân có nguồn gốc như thế nào.
Với vai trò là cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND TP, Sở Nông nghiệp và Môi trường có biện pháp gì để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân Thủ đô trong khi nhu cầu của người dân rất lớn?
![]() |
Đại biểu Trần Khánh Dư nêu câu hỏi chất vấn |
Liên quan đến vấn đề này, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Xuân Đại chia sẻ, Hà Nội là địa bàn tiêu thụ thịt rất lớn với số lượng hàng trăm ngàn tấn/năm.
Hà Nội cũng có số lượng chăn nuôi nhỏ lẻ lớn với 126 ngàn hộ, đồng thời trong đó nội địa TP cung ứng được 60% còn lại là nhập từ các địa phương khác tại khoảng 43 tỉnh thành.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh không phải chỉ riêng 60% nhu cầu thịt được kiểm soát, mà thực phẩm vào TP luôn có quy định rõ ràng. Tuy nhiên vẫn có tình trạng hàng hóa trôi nổi, nhập lậu hoặc sai phạm từ các cơ sở nhỏ lẻ.
Về các biện pháp cụ thể, năm 2025, Sở đang xây dựng các nội dung về phát triển nông nghiệp, đồng thời có thêm cơ chế phạt nặng, nghiêm minh với các trường hợp sai phạm và tăng cường công tác kiểm ra xử lý vi phạm.
Tại sao các cơ sở giết mổ tập trung hoạt động kém hiệu quả
Tại phiên chất vấn, đại biểu Hoàng Thị Tú Anh cho biết: Theo Quyết định 761 năm 2020 của UBND TP về phê duyệt các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn TP, đến nay có 3/8 cơ sở giết mổ tập trung được phê duyệt đi vào hoạt động với công suất thấp.
Thực tế còn hơn 700 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tồn tại trong khu dân cư, chưa được kiểm soát, vậy tại sao các cơ sở giết mổ tập trung hoạt động kém hiệu quả, kết quả thực hiện các chính sách đầu tư của TP đối với vấn đề này như thế nào. Sở đã tham mưu với TP những giải pháp nào để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở còn lại, nâng cao công suất của các cơ sở hiện có, giải pháp nào xử lý dứt điểm cơ sở giết mổ không đảm bảo yêu cầu?
![]() |
Đại biểu Hoàng Thị Tú Anh nêu câu hỏi chất vấn |
Đặt câu hỏi với Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi thủy sản và thú y, đại biểu Hoàng Thị Tú Anh cho biết, trong phóng sự, tại cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn xã Phúc Lộc chưa được đóng dấu, kiểm soát giết mổ, dám tem vệ sinh thú y, vậy kiểm kiểm dịch, kiểm soát giết mổ đối với cơ sở Phúc Lộc và các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ khác trên địa bàn TP có được thực hiện không và thực hiện như thế nào.
Trả lời vấn đề này, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, theo kế hoạch phê duyệt Hà Nội có 29 cơ sở giết mổ tập trung đến nay có 5/8, có 8 khu cơ sở giết mổ công nghiệp. Trong số 5 cơ sở này có 3 cơ sở đang đi vào hoạt động ổn đinh, tuy nhiên công suất chưa đạt như mong muốn. Hiện nay, giá tiền thuê đất, giải phóng mặt bằng rất lớn, khoảng cách đảm bảo cự ly, vị trí để đặt các điểm giết mổ còn gặp khó khăn.
"Chúng tôi đang báo cáo nội dung chính sách hỗ trợ nông nghiệp nông thôn, xây dựng chế tài để xử lý nghiêm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ"- ông Nguyễn Xuân Đại cho biết.
Trả lời câu hỏi đại biểu, Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi thủy sản và thú y Nguyễn Đình Đảng chia sẻ: Theo Luật Thú y, đối với Khoản 3, Điều 16 phân công rất rõ, đối với TP thực hiện quy hoạch, đối chính quyền địa phương quản lý cơ sở giết mổ tập trung, Hợp tác xã quản lý cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Tất cả các nhiệm vụ này được phân công về cấp xã quản lý.
Xã Phúc Lộc có 18 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, theo quy hoạch chỉ có 1 điểm được giết mổ tập trung, việc kiểm soát các cơ sở giết mổ còn khó khăn, việc quản lý các cơ sở mặc dù đã được thực hiện quyết liệt tuy nhiên cần có chế tài để quản lý.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền trả lời chất vấn |
Khó thu hút đầu tư cơ sở giết mổ tập trung
Làm rõ hơn nội dung này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, chủ trương của TP là quy hoạch thành các khu chăn nuôi tập trung và cơ bản dịch chuyển sang các địa phương có điều kiện về đồng đất, ký liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các địa phương này.
Giải pháp chính là hạn chế cái ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP và cung cấp nguồn thực phẩm đủ cho người dân Thủ đô.
Về vấn đề giết mổ, Phó Chủ tịch UBND TP thừa nhận đây là vấn đề TP cũng trăn trở nhiều năm. TP đã tập trung việc hoàn thiện được cái quy hoạch và xây dựng cơ chế chính sách. Trong quá trình khảo sát thực tế, nhiều cơ sở giết mổ tập trung thu hút đầu tư rất khó khăn. Do chi phí về đầu tư, chi phí trong cái quá trình giết mổ, không thể cạnh tranh được với các cơ sở nhỏ lẻ.
Đây là bài toán mà UBND TP đã nhận thức được và giao cho sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì cùng với các ngành để nghiên cứu đề xuất ra và đưa ra cơ chế để trình HĐND TP vào kỳ họp tới đây để giải quyết triệt để vấn đề này.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hoàn thành việc xoá nhà tạm, nhà dột nát với trách nhiệm cao nhất, sự sẻ chia từ trái tim

Hà Nội sẽ thí điểm mô hình bữa ăn bán trú cho học sinh

Yêu cầu hoàn thành xử lý trụ sở dôi dư trong tháng 7

Lan tỏa những hình ảnh, giá trị tốt đẹp tới mọi miền Tổ quốc

Thúc đẩy các giải pháp bền vững xử lý rác thải điện tử

TP Hồ Chí Minh triển khai giai đoạn 2 sắp xếp các cơ quan, đơn vị hành chính

Xây dựng khối đại đoàn kết, hoàn thành mục tiêu năm 2025

Hà Nội còn 85 chợ cóc tiềm ẩn mất an toàn thực phẩm

Tăng cường vai trò địa phương trong quản lý vùng sản xuất an toàn
