Tag

Cứ chuẩn bị khởi tố là... trốn!

Bình luận 23/07/2020 07:00
aa
Cứ có động là... biến! Từ Trịnh Xuân Thanh, Bùi Quang Huy, đến Vũ Đình Duy, Vũ “nhôm”, bây giờ là Hồ Thị Kim Thoa - nguyên thứ trưởng Bộ Công Thương..., trước đó nữa là Dương Chí Dũng đều chạy trốn trước khi khởi tố. Kẻ trước trốn, người sau lại trốn. Cứ định bắt là... chuồn! Làm cách nào để bịt lỗ hổng pháp luật này?
cu chuan bi khoi to la tron
Khu đất 2-4-6 đường Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Khởi tố ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch TP Hồ Chí Minh Quảng Nam: Khởi tố đối tượng đâm chết phu vàng tại Phước Sơn

Khởi tố bà Hồ Thị Kim Thoa, tin còn nóng hôi hổi, đang bàn luận thì thấy báo đăng tin bà... đã trốn ra nước ngoài. Mấy năm nay, bà Hồ Thị Kim Thoa nhiều phen làm náo động dư luận xã hội. Từ năm 2010 – 2017, bà giữ chức Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam. Trước đó, người đàn bà này làm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang.

Khi đang là Thứ trưởng, bà nắm giữ 1.161.446 cổ phiếu DQC, tương đương với 5,30% vốn và là cổ đông lớn thứ sáu của Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang. Bà cũng là Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam. Tháng 1 năm 2017, Thủ tướng ký quyết định khiển trách bà Hồ Thị Kim Thoa vì vi phạm khuyết điểm trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh trái quy định, vô nguyên tắc.

Sau đó, bà bị yêu cầu kiểm tra tài sản. Ủy ban kiểm tra trung ương kết luận bà có sai phạm nghiêm trọng. Ngày 31/7/2017, bà bị đề nghị miễn chức vụ. Một ngày sau đó, bà viết đơn xin thôi việc.

Khi còn làm thứ trưởng Bộ Công thương, bà Hồ Thị Kim Thoa thừa biết khu đất 2-4-6 đường Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh là sở hữu Nhà nước, được giao cho Tổng công ty Sabeco (vốn nhà nước chiếm 89,59%) quản lý, sử dụng, không được phép thành lập pháp nhân mới. Tuy nhiên, bà Thứ trưởng này vẫn báo cáo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng (nay cũng bị khởi tố) phê duyệt, rồi bà “ký 3 văn bản chấp thuận chủ trương cho Tổng công ty Sabeco liên doanh, liên kết thành lập Công ty Sabeco Pearl, lợi dụng việc sắp xếp cơ sở nhà đất của doanh nghiệp Nhà nước làm thủ đoạn để dần chuyển dịch quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng từ Tổng công ty Sabeco sang Công ty Sabeco Pearl”.

Hậu quả là từ tài sản Nhà nước dịch chuyển sang tài sản tư nhân. Loanh quanh, lòng vòng để cuối cùng là tài sản Nhà nước bị mất, còn tư nhân thì vớ bẫm tiền bạc đầy kho lẫm. "Con cá mập" tư nhân Công ty Sabeco Pearl nuốt gọn khu đất vàng 6080m2 của Nhà nước với sự tiếp tay của Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa và nhiều bị can khác.

Hiện nay, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã quyết định truy nã bị can Hồ Thị Kim Thoa. Đồng thời, “tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can đối với bà Thoa, chờ bắt được sẽ xử lý theo quy định”. Hiện tượng nhiều kẻ vi phạm pháp luật bỏ trốn trước khi bị khởi tố khiến dư luận có nhiều ý kiến nghi vấn, băn khoăn, bàn tán, và tìm câu trả lời. Bà Hồ Thị Kim Thoa không phải người đầu tiên vi phạm pháp luật, khi bị khởi tố thì đã mất tăm mất tích. “Theo số liệu của Bộ Công an, tính đến tháng 5/2019, Việt Nam có hơn 1.200 người phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài, trong đó có 235 người đã bị Interpol ra lệnh truy nã đỏ, nhiều nghi can phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”. Một con số khá đông và rất đáng lo ngại.

Tâm lý tội phạm thì cứ được ngày nào không bị bắt, không bị tù là tự do, là an lành ngày đó, nên càng nói dối, càng quanh co chối tội, càng trốn tránh pháp luật đến đâu càng tốt đến đó. Trốn có

cu chuan bi khoi to la tron
Bà Hồ Thị Kim Thoa đã bỏ trốn

thể bị bắt lại, nhưng kéo dài ngày ở bên ngoài nhà tù bao nhiêu là quyết tâm trốn bấy nhiêu. Có một sự thật là: chỉ một mình kẻ tội phạm bỏ trốn ra nước ngoài thì thật khó, thật gian nan. Phải có đồng bọn, hoặc người thân trợ giúp thì cuộc trốn chạy mới thành công, mà Dương Chí Dũng là một ví dụ sinh động. Gần chục năm trước, dư luận được một phen bàn luận tốn bao nhiêu giấy mực và thời gian với Dương Chí Dũng và vụ mua ụ nổi 83M.

Dương Chí Dũng là Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã “phạm tội tham ô, và tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Ngày 18 tháng 5 năm 2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra ra quyết định khởi tố, thì ngày hôm sau cũng cơ quan này lại ra quyết định truy nã, bởi Dương Chí Dũng đã cao chạy xa bay. Chính Dương Tự Trọng, lúc đó đang làm phó giám đốc Công an thành phố Hải Phòng tổ chức cho anh trai mình trốn chạy, với trợ giúp của Vũ Tiến Sơn và Vũ Trọng Ánh là cán bộ phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hải Phòng và một số đối tượng khác. Phải 4 tháng sau, Dương Chí Dũng mới bị bắt ở một nước ASEAN và dẫn độ về nước.

Từ trước đến nay, “nam nhi chí ở bốn phương” chạy trốn là chui nhủi khổ sở rồi, còn thân nữ 60 tuổi dặm trường như bà Hồ Thị Kim Thoa sẽ càng nhọc nhằn, cay đắng hơn. Lúc còn làm Thứ trưởng Bộ Công thương thì một bước lên xe, hai bước xuống ngựa. Lúc còn làm ở Bóng đèn Điện Quang thì được đưa, được rước. Bây giờ bà trốn ở nơi nào, đâu có được đưa rước nữa. Không chỉ khổ sở mà còn bẽ bàng.

Tuy nhiên, kẻ tội phạm trốn tránh pháp luật, nếu có khổ chỉ là nỗi khổ về tinh thần. Xa đất mẹ, xa người thân. Khi chết với nỗi niềm quay về cố quốc. Xót xa, bẽ bàng vì ngượng ngùng, xấu hổ với người thân, và quê hương. Nếu có nỗi khổ là nỗi khổ bị truy đuổi, truy nã. Cái án tù, thậm chí án tử lúc nào cũng treo lơ lửng trước mặt. Ngày trốn chui nhủi, không dám gặp người quen. Thậm chí phẫu thuật thay đổi khuôn mặt, ngoại hình. Còn đêm thì thảng thốt mơ bị bắt, bị dẫn độ, bị đứng trước vành móng ngựa, bị ngồi ghế điện hay dựa cột nơi trường bắn. Ăn không ngon, ngủ không yên. Nỗi khổ về tinh thần giày vò, trĩu nặng. Chứ chắc chắn không khổ sở về vật chất.

Hầu hết, những kẻ trốn chạy ra nước ngoài thường giàu nứt đố đổ vách do tham ô, tham nhũng, do gian dối đục khoét ngân khố quốc gia. Tiền họ như núi, bạc họ như sông, chứ dân nghèo chạy trốn lấy tiền đâu mà sinh sống, nước nào chứa chấp kẻ tứ cố vô thân phạm tội để mang thêm gánh nặng. Kẻ phạm tội khôn lọc lõi, sẽ chuẩn bị trước tiền bạc, thậm chí mua sẵn nhà ở, rồi bí mật chuẩn bị hồ sơ pháp lý, lót ổ đưa vợ con nhập quốc tịch nước sở tại từ nhiều năm trước. Tiền bạc từ tham nhũng, đục khoét ngân khố quốc gia, tích trữ lại rồi rửa tiền, tuồn ra nước ngoài, âm thầm tính kế lâu dài, phòng khi có biến thì chuồn. Những kẻ chạy trốn tổ quốc, mai danh ẩn tích, nhưng cũng có kẻ sống ở quốc gia chưa ký hiệp định song phương dẫn độ tội phạm với nước ta, thì ngông nghênh cười cợt, thách đố cả pháp luật.

Bọn tội phạm chạy trốn thường chọn các nước đông người Việt đang sinh sống, làm ăn như các nước Đông Âu, Nga, Anh, Đức..., hay các nước gần kề, đi lại dễ dàng như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan; hoặc các nước như Mỹ, Canada có chính sách tị nạn. Rõ ràng là bọn tội phạm trốn ra nước ngoài có ý thức, có kế hoạch “tẩu vi thượng sách” phòng khi có biến từ rất sớm.

Vì sao tội phạm cứ có động là biến, sắp khởi tố là chuồn mà chưa ngăn chặn được triệt để? Là do có những lỗ hổng về pháp luật. Có khi biết đối tượng tham ô tham nhũng có thể trốn, mà không ngăn chặn được kịp thời. Trong Khoản 1, Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn khi có người bị buộc tội. "Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo", mà không có "người bị tố giác", hay "người bị kiến nghị khởi tố". Vậy là, những “người bị tố giác", "người bị kiến nghị khởi tố" như Hồ Thị Kim Thoa cứ điềm nhiên xách vali ra nước ngoài, rồi tung tăng đi khắp nơi, rồi trú ẩn ở đâu đó mà trốn tránh, mà rung đùi khi có quyết định khởi tố.

Vả lại, “thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá thời hạn xác minh nguồn tin tội phạm theo quy định khoản 3 điều 124 BLTTHS năm 2015 thì mặc nhiên người đó được xuất cảnh sang nước ngoài, trong khi cơ quan giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp điều tra để chứng minh tội phạm và khi đã đủ chứng cứ chứng minh tội phạm thì người phạm tội đã bỏ trốn sang nước ngoài”. Biện pháp ngăn chặn đã bất cập, lại càng bất cập hơn.

Tội phạm trốn ra nước ngoài làm đình trệ, gây khó khăn, mất thời gian, tốn kém cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. Đã đến lúc phải hoàn thiện luật, bịt các lỗ hổng pháp luật. Đồng thời thực hiện hiệp định tương trợ tư pháp hình sự về dẫn độ, ủy thác tư pháp… để ngăn chặn chạy trốn ra nước ngoài. Chỉ có như vậy, mới chấm dứt tình trạng cứ động là biến, cứ chuẩn bị khởi tố là chạy trốn.

Đọc thêm

Cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô Bình luận

Cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô

TTTĐ - Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) cho rằng, cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm...
Việc đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là bước đột phá quan trọng Bình luận

Việc đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là bước đột phá quan trọng

TTTĐ - Các ý kiến cho rằng, việc đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền TP Hà Nội trong quy định một số nội dung thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, biên chế... là bước đột phá quan trọng.
Cơ chế vượt trội để Hà Nội thu hút, trọng dụng nhân tài Bình luận

Cơ chế vượt trội để Hà Nội thu hút, trọng dụng nhân tài

TTTĐ - Nhiều ý kiến cho rằng, quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần thể hiện tinh thần của các chính sách, định hướng đề ra đồng thời tạo được cơ sở pháp lý rõ ràng để thu hút nhân tài...
Cơ sở để Hà Nội trở thành động lực dẫn dắt cho cả vùng Bình luận

Cơ sở để Hà Nội trở thành động lực dẫn dắt cho cả vùng

TTTĐ - Nhiều ý kiến đều cho rằng, việc sửa Luật Thủ đô sẽ giúp Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Xây dựng Luật Thủ đô để “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước” Bình luận

Xây dựng Luật Thủ đô để “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) có tầm quan trọng đặc biệt vì Hà Nội là một đô thị đặc biệt, là Thủ đô của cả nước.
Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội Bình luận

Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội

TTTĐ - Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính khả thi và có cơ chế kiểm soát quyền lực...
Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) Bình luận

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Chiều 10/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày trước Quốc hội tờ trình về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Căn cốt để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh với quan điểm sai trái Bình luận

Căn cốt để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh với quan điểm sai trái

TTTĐ - Mới đây, PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân đã nêu một vài luận điểm về mấy vấn đề cần quan tâm trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái thù địch.
Cơ hội đánh giá "chữ tín" của các Bộ trưởng, trưởng ngành Bình luận

Cơ hội đánh giá "chữ tín" của các Bộ trưởng, trưởng ngành

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn là cơ hội để đánh giá toàn diện về nỗ lực của các Bộ trưởng, trưởng ngành cũng như việc thực hiện lời hứa, cam kết trong lĩnh vực phụ trách...
Không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo Bình luận

Không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo; ai cũng mong muốn thoát nghèo.
Xem thêm