Tag

Không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo

Bình luận 30/10/2023 17:48
aa
TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo; ai cũng mong muốn thoát nghèo.
Chương trình giảm nghèo còn tình trạng “chạy theo thành tích”

Nguy cơ tái nghèo còn cao

Ngày 30/10, Quốc hội thảo luận về việc triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (đoàn Phú Yên) cho biết, nghèo hay không là một biến số; trong đó việc giảm nghèo bền vững là một thách thức rất lớn.

Một gia đình bình thường có thể nghèo đi rất nhanh chóng khi một thành viên bị ốm. “Lâm bệnh nan y thì tự nhiên trở thành người nghèo”, đại biểu Nghĩa nói.

Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa cho biết, có nhiều trường hợp chỉ mong được trong diện hộ nghèo để tiếp tục được hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ, ưu tiên. Do đó, ông cho rằng cần có sự thay đổi cơ bản về nhận thức để có được chuyển biến thực chất trong vấn đề này.

Ông Nghĩa đánh giá, việc giải ngân cho công tác giảm nghèo được thực hiện ồ ạt, tuy nhiên hiệu quả chưa đảm bảo, nguồn lực chưa chắc đến được đúng đối tượng, khó để đo đếm hiệu quả của việc triển khai nguồn lực.

Không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo
Đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa (đoàn Phú Yên) phát biểu tại phiên họp

Cũng đề cập đến vấn đề này, đại biểu Hoàng Quốc Khánh (đoàn Lai Châu) cho rằng, công tác giảm nghèo chưa thật sự đạt mục tiêu đa chiều, bền vững, nguy cơ tái nghèo, phát sinh nghèo còn cao, một số địa phương khó khăn đã được công nhận Nông thôn mới vẫn còn tình trạng nợ tiêu chí, trong đó có nhiều tiêu chí quan trọng.

Bên cạnh đó, báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội chưa đánh giá đầy đủ số liệu đến thời điểm hiện nay có bao nhiêu tỉnh, huyện, xã đạt Nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2020 nợ tiêu chí, hụt tiêu chí.

Theo đại biểu Khánh, mục đích giám sát là để đánh giá thực chất kết quả xây dựng Nông thôn mới, tránh tình trạng chạy theo số lượng. Vì khi đã đạt chuẩn Nông thôn mới thì những chính sách xã hội về giáo dục, y tế, an sinh xã hội bị cắt giảm, trong khi đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo, tái nghèo còn cao. Nhiều địa phương vẫn phải bố trí ngân sách hỗ trợ.

Không ai không muốn thoát nghèo

Giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, thời gian qua, việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gặp không ít khó khăn, thách thức. Trong đó, nguyên nhân khách quan tác động từ dịch bệnh COVID-19, tình hình thiên tai, lũ bão, sạt lở.

Không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận

Tuy nhiên, với sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị đặc biệt là các địa phương, sự vươn lên của các hộ nghèo, hộ cận nghèo đã đạt được kết quả rất đáng ghi nhận.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo, cũng không ai không muốn thoát nghèo. Hiện nay, không còn chính sách cho không mà đã chuyển hoàn toàn sang hỗ trợ có điều kiện.

Theo Bộ trưởng, thời gian qua có hàng trăm hộ nghèo tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo chủ động nhường quyền lợi hỗ trợ cho người khác và mong muốn chủ động phấn đấu thoát nghèo, đây là điều cần được biểu dương.

Đối với các hộ nghèo không có khả năng lao động, không có khả năng thoát nghèo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ đưa ra các tiêu chí để những người này có cuộc sống tốt hơn hoặc không thấp hơn hộ nghèo.

Về hỗ trợ nhà ở, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, theo tinh thần Quyết định 90 và Nghị quyết 24 của Quốc hội, phấn đấu trong nhiệm kỳ này xóa được khoảng 100.000 căn hộ dột nát khó khăn của hộ nghèo ở 74 huyện nghèo.

Qua thực tiễn triển khai, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, việc thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững đang triển khai tương đối tốt. Tuy nhiên, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc miền núi còn khó khăn hơn.

Đọc thêm

Cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô Bình luận

Cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô

TTTĐ - Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) cho rằng, cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm...
Việc đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là bước đột phá quan trọng Bình luận

Việc đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là bước đột phá quan trọng

TTTĐ - Các ý kiến cho rằng, việc đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền TP Hà Nội trong quy định một số nội dung thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, biên chế... là bước đột phá quan trọng.
Cơ chế vượt trội để Hà Nội thu hút, trọng dụng nhân tài Bình luận

Cơ chế vượt trội để Hà Nội thu hút, trọng dụng nhân tài

TTTĐ - Nhiều ý kiến cho rằng, quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần thể hiện tinh thần của các chính sách, định hướng đề ra đồng thời tạo được cơ sở pháp lý rõ ràng để thu hút nhân tài...
Cơ sở để Hà Nội trở thành động lực dẫn dắt cho cả vùng Bình luận

Cơ sở để Hà Nội trở thành động lực dẫn dắt cho cả vùng

TTTĐ - Nhiều ý kiến đều cho rằng, việc sửa Luật Thủ đô sẽ giúp Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Xây dựng Luật Thủ đô để “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước” Bình luận

Xây dựng Luật Thủ đô để “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) có tầm quan trọng đặc biệt vì Hà Nội là một đô thị đặc biệt, là Thủ đô của cả nước.
Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội Bình luận

Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội

TTTĐ - Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính khả thi và có cơ chế kiểm soát quyền lực...
Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) Bình luận

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Chiều 10/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày trước Quốc hội tờ trình về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Căn cốt để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh với quan điểm sai trái Bình luận

Căn cốt để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh với quan điểm sai trái

TTTĐ - Mới đây, PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân đã nêu một vài luận điểm về mấy vấn đề cần quan tâm trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái thù địch.
Cơ hội đánh giá "chữ tín" của các Bộ trưởng, trưởng ngành Bình luận

Cơ hội đánh giá "chữ tín" của các Bộ trưởng, trưởng ngành

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn là cơ hội để đánh giá toàn diện về nỗ lực của các Bộ trưởng, trưởng ngành cũng như việc thực hiện lời hứa, cam kết trong lĩnh vực phụ trách...
Chương trình giảm nghèo còn tình trạng “chạy theo thành tích” Bình luận

Chương trình giảm nghèo còn tình trạng “chạy theo thành tích”

TTTĐ - Theo đánh giá, việc phấn đấu được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới của nhiều địa phương đã “chạy theo thành tích” trong giảm nghèo đa chiều. Trên thực tế, nhiều tiêu chí quan trọng về chất lượng cuộc sống của người dân chưa được cải thiện...
Xem thêm