Tag

Cử tri băn khoăn tăng lương từ nguồn ngân sách hay tự chủ?

Muôn mặt cuộc sống 23/05/2024 19:20
aa
TTTĐ - Cử tri băn khoăn khi nâng lương cho đội ngũ y tế và nhà giáo sẽ lấy từ nguồn ngân sách hay từ nguồn thu tự chủ của các đơn vị tự chủ công lập?
Quốc hội nhất trí cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng trong doanh nghiệp từ ngày 1/7 Tránh tình trạng tăng lương không theo kịp tăng giá

Chiều 23/5, thảo luận tại hội trường giải đáp các kiến nghị của cử tri, đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) cho biết, thời gian qua, qua tiếp xúc cử tri đã nhận được rất nhiều ý kiến của ngành Giáo dục liên quan tới việc thực hiện chính sách cải cách tiền lương tới đây.

Cử tri băn khoăn tăng lương từ nguồn ngân sách hay tự chủ?
Đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội)

Theo nữ đại biểu, nhiều ý kiến của cử tri ngành Giáo dục gửi đến Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ về việc khi triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương tới đây cần thực hiện theo Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương, đó là lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống bậc lương hành chính, sự nghiệp.

Tuy nhiên, kể từ khi có thông tin về cải cách chính sách tiền lương, dự thảo bảng lương cũng như các chính sách khi thực hiện Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII năm 2018 về cải cách tiền lương, đến nay vẫn chưa có thông tin chính thống.

Trên một số báo mạng có đưa thông tin bảng dự thảo trình Chính phủ; việc xây dựng chế độ tiền lương mới, việc phân cấp nhóm bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh lãnh đạo.

“Sau khi tính toán, nhiều ý kiến cử tri ngành Giáo dục cho rằng, cách tính lương như vậy chưa tương xứng với công việc của nhà giáo, thậm chí còn thấp hơn lương hiện nay của nhà giáo. Cùng một hạng viên chức nhưng lương người làm việc lâu năm với người mới làm được tính giống nhau, như vậy sẽ không tạo ra được động lực cống hiến cho các nhà giáo” - đại biểu Dương Minh Ánh phản ánh.

Cũng theo đại biểu Ánh, có ý kiến cử tri lo ngại, khi tăng lương cho các đối tượng trong ngành Y tế và Giáo dục, các chi phí trong các lĩnh vực này sẽ tăng cao.

“Như vậy, so với quan điểm theo Nghị quyết 27, tiền lương là nguồn thu nhập chính đảm bảo đời sống cho người lao động liệu có thực sự khả thi?” - đại biểu Ánh đặt câu hỏi.

Đại biểu Ánh thông tin, cử tri nắm được việc nâng lương cho y tế và nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, nâng cao chất lượng giáo dục.

Nhưng cử tri băn khoăn khi nâng lương cho đội ngũ y tế và nhà giáo sẽ lấy từ nguồn ngân sách hay từ nguồn thu tự chủ của các đơn vị tự chủ công lập?

Nếu lấy từ nguồn thu tự chủ của các đơn vị công lập thì sẽ là gánh nặng cho chính các đơn vị sự nghiệp, gánh nặng cho người bệnh và người học khi tính đúng, tính đủ các chi phí bao gồm chi phí tăng lương vào chi phí khám bệnh và học phí.

“Vì vậy, cử tri kiến nghị trước khi ban hành các bảng lương chính thức, Chính phủ cần có thông tin để các đối tượng được hưởng lương biết được rõ ràng, chính xác quan điểm; thấy được việc cải cách tiền lương là đúng đắn, tránh hoang mang cho đối tượng thụ hưởng.

Ngoài ra, cần tính toán kỹ khi giải quyết bài toán tăng lương và bài toán giao tự chủ cho các đơn vị tự chủ công lập, làm sao chính sách đi vào cuộc sống và tạo sự đồng thuận trong xã hội” - đại biểu Dương Minh Ánh nêu ý kiến.

Đọc thêm

Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Đúng 13h ngày 26/7, Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu, nghi thức diễn ra tại Nhà Tang lễ Quốc gia (TP Hà Nội). Ở Hội trường Thống Nhất (TP HCM), nhiều người dân lặng người, bật khóc khi chứng kiến giây phút đưa tiễn đồng chí Tổng Bí thư.
Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - 12h30, ngày 26/7, tuyến đường Lê Đức Thọ (Hà Nội) đã dường như chật kín người dân. Bức tượng tạc hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đặt trang nghiêm, kê cao trên bàn phủ vải đỏ. "Bức tượng y như thật, mang thần thái của vị Tổng Bí thư trong lòng dân" - nhiều người dân đứng vây quanh bức tượng cảm thán!
Biển người nghẹn ngào tiễn đưa Tổng Bí thư về với đất Mẹ Muôn mặt cuộc sống

Biển người nghẹn ngào tiễn đưa Tổng Bí thư về với đất Mẹ

TTTĐ - Dưới cái nắng nóng oi ả của Thủ đô Hà Nội, dòng người vẫn ùn ùn kéo về Nhà tang lễ Quốc gia (số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội) để viếng, tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không ai thấy mệt mỏi, hàng nghìn trái tim chung một niềm thổn thức, chỉ một lòng muốn được vào vĩnh biệt người lần cuối.
Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM Nhịp sống phương Nam

Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM

TTTĐ - Trải qua 2 ngày diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (25 - 26/7), tại Hội trường Thống Nhất (dinh Độc Lập, TP HCM) đã có gần 1.000 đoàn đến viếng, với gần 70.000 lượt người.
Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong sáng ngày 26/7, 86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) đã tổ chức tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trái tim ấm áp  của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên Xã hội

Trái tim ấm áp của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên

TTTĐ - Trong ngõ chợ Khâm Thiên (Hà Nội) rất nhiều người ấn tượng với hình ảnh “cô gái bán trứng” Trịnh Thị Thủy cùng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi. Mặc dù căn bệnh quái ác từ chất độc da cam khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng tinh thần lạc quan và mong muốn được lan tỏa yêu thương đã giúp chị Thuỷ vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
"Mây trắng Xứ Đoài" tiễn đưa "Bác Trọng" vân du Muôn mặt cuộc sống

"Mây trắng Xứ Đoài" tiễn đưa "Bác Trọng" vân du

TTTĐ - Đối với các huyện Thạch Thất, Ba Vì và Thị xã Sơn Tây (vẫn thường được gọi là Xứ Đoài xưa), hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn gần gũi, đáng kính. Sự ra đi của "Bác Trọng" để lại niềm tiếc thương khôn xiết cho Đảng viên, Nhân dân Xứ Đoài.
Dòng người như vô tận tiễn biệt Tổng Bí thư sáng 26/7 Muôn mặt cuộc sống

Dòng người như vô tận tiễn biệt Tổng Bí thư sáng 26/7

TTTĐ - Sáng 26/7, hàng nghìn người dân đã có mặt tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông và Nhà văn hoá thôn Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh) xếp hàng, nhiều người thậm chí đã thức trắng đêm kiên nhẫn chờ xếp hàng với chung một mong muốn sớm được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tiễn biệt Tổng Bí thư.
Siết chặt an ninh tại nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Siết chặt an ninh tại nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Ngay từ sớm, lực lượng Công an TP Hà Nội đã triển khai phương án chốt trực ở khu vực Nghĩa trang Mai Dịch (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) - nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
TP HCM: Người dân kiên nhẫn chờ viếng Tổng Bí thư Nhịp sống phương Nam

TP HCM: Người dân kiên nhẫn chờ viếng Tổng Bí thư

TTTĐ - Ngày cuối cùng được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, rất đông người dân tại TP HCM đã tranh thủ sắp xếp công việc, xếp hàng từ sớm trước cổng Dinh Độc Lập, đợi đến lượt vào viếng cố Tổng Bí thư.
Xem thêm