Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền an toàn thực phẩm
Bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm ngày Tết Đồng bộ biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể "Mẹo" lựa chọn mâm cúng Thần Tài đảm bảo an toàn thực phẩm |
Trong đó, kế hoạch huy động sự tham gia phối hợp các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn Thành phố trong tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia vào các hoạt động bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).
Trong đó, tuyên truyền kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương, thành phố về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố. Chú trọng tuyên truyền trong các dịp cao điểm về ATTP như: Tháng hành động về ATTP, Tết Trung thu, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán…
Các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo “Thanh niên nói không với thực phẩm bẩn” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội, Đoàn Thanh niên quận Hoàn Kiếm tổ chức (Ảnh minh hoạ) |
Các đơn vị đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, sáng tạo, linh hoạt, căn cứ đặc điểm, tình hình thực tế trên địa bàn để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người dân.
Cơ quan báo chí chủ động thông tin công tác quản lý và triển khai đảm bảo ATTP; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền (tin, bài, phóng sự, megastory, video clip…) về việc đảm bảo ATTP trên địa bàn thành phố.
Cổng Giao tiếp điện tử Hà Nội, cổng/trang thông tin điện tử của các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã đăng tin, bài thông tin đầy đủ, kịp thời trên Cổng Giao tiếp điện tử Hà Nội va cổng/trang thông tin điện tử của các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã về các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố, các hoạt động triển khai trên địa bàn; thông tin, giới thiệu các mô hình, điển hình triển khai tốt công tác đảm bảo ATTP.
Các địa phương tuyên truyền thông qua các loại hình thông tin cơ sở (đài truyền thanh, tuyên truyền viên và báo cáo viên thông tin cơ sở, bảng tin công cộng, bảng tin điện tử, tờ rời, tài liệu thông tin cơ sở...) về công tác an toàn thực phẩm của địa phương, nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của người dân trong quá trình triển khai thực hiện.
Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội đăng tải thông tin kịp thời về hoạt động triển khai của các cấp, ngành thành phố; lan tỏa những thông tin tích cực, gương người tốt - việc tốt, điển hình tiên tiến, cách làm hay trong công tác đảm bảo ATTP của thành phố trên trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội Zalo, Facebook, Lotus…
Bên cạnh đó, các đơn vị tuyên truyền, phổ biến thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn, tọa đàm… về các quy định, kiến thức và kỹ năng thực hành về ATTP; tuyên truyền cổ động trực quan bằng các hình thức pa nô, tranh cổ động, băng rôn… truyền tải các thông điệp ATTP tại các lễ hội, điểm tập trung đông người, tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
UBND TP Hà Nội giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Y tế và các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai tuyên truyền về công tác đảm bảo ATTP trên báo chí thành phố, báo chí Trung ương và địa phương phối hợp, hệ thống thông tin cơ sở; chú trọng thông tin, tuyên truyền trong trên các ấn phẩm, phương tiện truyền thông của các cơ quan báo chí có số lượng độc giả, khán giả, thính giả lớn, hiệu ứng truyền thông cao.
Sở Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo công tác ATTP thành phố) được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan cung cấp thông tin cho báo chí về các hoạt động triển khai, kết quả trong công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn thành phố.
Sở Y tế định kỳ theo quý, đột xuất hoặc theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo thành phố; Sở Y tế có báo cáo tình hình công tác triển khai để gửi Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền; đồng thời chủ động, kịp thời cập nhật thông tin trên cổng thông tin điện tử của đơn vị.
Các đơn vị tăng cường phối hợp các cơ quan báo chí và các hội đoàn thể trong Ban chỉ đạo công tác ATTP thành phố nhằm đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chủ trương, chính sách, các quy định pháp luật về ATTP, đưa tin bài ảnh phóng sự về thực trạng ATTP trên địa bàn thành phố.
UBND TP Hà Nội cũng đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo, định hướng thông tin báo chí; chỉ đạo thông tin kịp thời, phù hợp trong hệ thống Tuyên giáo, trên các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố; đăng tải tin, bài trên Trang Thông tin điện tử Đảng bộ thành phố, Bản tin “Thông tin nội bộ”, “Sổ tay đảng viên điện tử” thông tin, tuyên truyền công tác triển khai đảm bảo ATTP trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, thành phố cũng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các Hội, đoàn thể phối hợp các Sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND quận, huyện, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia công tác đảm bảo ATTP; phát động các phong trào bảo đảm ATTP gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”, nhằm thúc đẩy việc hình thành hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn trong cộng đồng.
UBND thành phố yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện nghiêm kế hoạch này và báo cáo qua Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.