Tag

Đồng bộ biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

Chung tay vì an toàn thực phẩm 13/02/2024 07:00
aa
TTTĐ - Thời gian qua, ngành Y tế Hà Nội đã triển khai đồng bộ biện pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), phòng chống ngộ độc. Đặc biệt, sau 2 năm triển khai, mô hình "Kiểm soát ATTP bếp ăn tập thể trường tiểu học thuộc 5 quận, 5 huyện" được triển khai một cách đồng bộ từ TP tới quận, huyện và phường, xã.
Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân Ra quân kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết và mùa lễ hội Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2024

Nâng cao ý thức người dân

Theo báo cáo kết quả công tác bảo đảm ATTP TP Hà Nội năm 2023 của Sở Y tế, hiện có 76.807 cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên toàn TP.

Trong đó số cơ sở sản xuất thực phẩm: 10.330 cơ sở; cơ sở kinh doanh thực phẩm: 25.464 cơ sở; Cơ sở dịch vụ ăn uống: 35.328 cơ sở; cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố: 5.685 cơ sở. Sản xuất thực phẩm của TP đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, số còn lại nhập từ các tỉnh và nhập khẩu.

Đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra một số cơ sở sản xuất thực phẩm phục vụ dịp Tết Nguyên đán tại quận Hoàn Kiếm
Đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra một số cơ sở sản xuất thực phẩm phục vụ dịp Tết Nguyên đán tại quận Hoàn Kiếm

Năm 2023, TP Hà Nội đã triển khai đồng bộ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy; ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai công tác đảm bảo ATTP, trong đó, tập trung vào các dịp cao điểm về ATTP như Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP.

Ngoài mô hình nâng cao năng lực tự quản lý bếp ăn tập thể (BATT) tại 20 trường học ở 10 quận, huyện, ngành Y tế Thủ đô đã duy trì công tác bảo đảm ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn TP tại 100% các phường, thị trấn, 60 tuyến phố văn minh bảo đảm ATTP tại 30 quận, huyện, thị xã.

Bên cạnh đó, ngành cũng duy trì các tiêu chí mô hình cải thiện ATTP đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống tại 196 phường, thị trấn; mô hình thức ăn đường phố tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa và tuyến phố Núi Trúc, quận Ba Đình; tuyến phố tập trung dịch vụ ăn uống Quán Thánh, quận Ba Đình; duy trì 20 tuyến phố ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố có kiểm soát tại 16 quận, huyện, thị xã.

Đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra một số cơ sở sản xuất thực phẩm phục vụ dịp Tết Nguyên đán tại quận Hoàn Kiếm
Đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra cơ sở sản xuất bánh mứt kẹo phục vụ dịp Tết Nguyên đán tại quận Hoàn Kiếm

30/30 quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo ATTP đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố và tuyến phố ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố có kiểm soát; tổ chức kiểm tra giám sát tiến độ triển khai của các xã, phường, thị trấn về công tác ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố năm 2023 với tổng số 1.626 lượt.

Đặc biệt, trong năm vừa qua, TP tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình kiểm soát ATTP tại bữa cỗ tập trung đông người để chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm với 440 xã, phường, thị trấn/20 quận, huyện, thị xã. Tổng số bữa cỗ được giám sát, tư vấn là 69.433 bữa.

Một điểm nổi bật so với những năm trước, năm 2023, TP đã tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành đánh giá thực trạng ATTP và truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với BATT các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn.

Đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra một số cơ sở sản xuất thực phẩm phục vụ dịp Tết Nguyên đán tại quận Hoàn Kiếm
Đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra một số cơ sở sản xuất thực phẩm phục vụ dịp Tết Nguyên đán tại quận Hoàn Kiếm

Cụ thể, lực lượng chức năng đã đánh giá thực trạng ATTP tại 39 BATT trong khu công nghiệp và truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại 23 nhà cung cấp thực phẩm cho BATT khu công nghiệp; lấy 86 mẫu nước chế biến, bàn tay người chế biến, mẫu thớt, mẫu thức ăn lưu, mẫu rau tươi gửi kiểm nghiệm hóa lý và vi sinh. Kết quả, 2 mẫu nước và 1 mẫu thức ăn lưu không đạt về chỉ tiêu vi sinh.

Toàn TP thành lập khoảng 1.000 đoàn thanh, kiểm tra. Kết quả như sau: Tổng số cơ sở được thanh, kiểm tra, hậu kiểm 86.689 cơ sở, trong đó số cơ sở đạt là 75.939, chiếm tỷ lệ 87,6 %; phát hiện 10.750 cơ sở vi phạm (số cơ sở bị phạt tiền là 6.779 với số tiền phạt trên 16 tỷ đồng; số cơ sở bị hủy sản phẩm 715 cơ sở với tổng số 205 loại sản phẩm; 67 cơ sở bị đình chỉ).

Ngoài ra, tổng số lấy 1.436 mẫu các sản phẩm, thực phẩm trong đó có 86/1.436 mẫu không đạt các chi tiêu hoá lý, vi sinh; xét nghiệm nhanh đạt 91.762/98.882 mẫu (tỷ lệ đạt 92,8%) bao gồm xét nghiệm nhanh dụng cụ, tinh bột, nước sôi; xét nghiệm thực phẩm, dấm, phẩm màu, hàn the, foocmon.

Đồng bộ biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể
Đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra cơ sở sản xuất bánh mứt kẹo phục vụ dịp Tết Nguyên đán tại quận Hoàn Kiếm

Để bảo đảm ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và lễ hội Xuân 2024, Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP số 1 của TP do Sở Y tế Hà Nội chủ trì ra quân kiểm tra trên địa bàn các quận, huyện.

Ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết: "Trong quá trình kiểm tra, chúng tôi nhận thấy một số cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm đã chấp hành nghiêm các quy định về Luật ATTP và các quy định về quá trình tham gia chế biến thực phẩm. Qua xét nghiệm nhanh các mẫu giò chả, bánh kẹo… các chỉ số đều đạt yêu cầu.

Theo thông lệ, thị trường thực phẩm luôn sôi động vào dịp lễ, Tết. Lợi dụng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng mạnh vào dịp này, một số cơ sở chế biến, kinh doanh thường tung ra thị trường các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng... Do đó, công tác thanh tra, kiểm tra ATTP tiếp tục được tăng cường”.

Ông Đặng Thanh Phong cũng khuyến cáo người tiêu dùng cần thận trọng trong lựa chọn thực phẩm, chỉ mua sản phẩm rõ nguồn gốc, bảo đảm an toàn.

Đồng bộ biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể
Đồng chí Lê Thị Hằng, Trưởng phòng Chuyên môn Nghiệp vụ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra bếp ăn tập thể trường học

Chủ động kiểm soát nguồn gốc thực phẩm

Trong năm 2022-2023, mô hình “Kiểm soát ATTP tại BATT trường tiểu học thuộc 5 quận, 5 huyện trên địa bàn TP Hà Nội” được triển khai tại 214 trường tiểu học trên địa bàn 10 quận, huyện: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Long Biên, Ba Vì, Đông Anh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Quốc Oai.

Báo cáo kết quả triển khai mô hình, đồng chí Lê Thị Hằng, Trưởng phòng Chuyên môn Nghiệp vụ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết: "Trong 2 năm 2022 - 2023, TP đã tổ chức 3 đợt giám sát kiểm tra truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại 31 BATT trường tiểu học và 24 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cung cấp nguyên liệu cho BATT trường tiểu học tại 5 quận, 5 huyện triển khai mô hình.

Kết quả, về điều kiện cơ sở vật chất có 28/31 bếp ăn đạt (tỷ lệ 90,3%); còn 3 bếp (chiếm tỷ lệ 9,7%) tồn tại khu vực kho sắp xếp lộn xộn, cơ sở vật chất xuống cấp, chế độ vệ sinh chưa đảm bảo, thùng rác chưa có nắp đậy, còn côn trùng trong khu vực chế biến, chưa bố trí phòng riêng để giao nhận suất ăn.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương kiểm tra các bếp ăn tập thể tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương kiểm tra các bếp ăn tập thể tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long

Bên cạnh đó, qua kiểm tra, giám sát cho thấy, 5/24 cơ sở cung cấp nguyên liệu (chiếm tỷ lệ 20,8%) có nguồn gốc thực phẩm chỉ được thể hiện trên hóa đơn, chứng từ, chưa chứng minh được nguồn gốc đến tận vùng trồng trọt.

​Trong quá trình kiểm tra, giám sát, cơ quan chức năng của TP cũng đã tiến hành lấy 220 mẫu (20 mẫu bàn tay người trực tiếp chế biến; 20 mẫu thớt chín; 60 mẫu thức ăn lưu; 60 mẫu nguyên liệu rau củ tươi và 60 mẫu nước chế biến tại vòi).

Kết quả có 16 mẫu nhiễm vi khuẩn; trong đó 1 mẫu nước chế biến nhiễm vi khuẩn Coliforms (một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột) vượt ngưỡng quy định cho phép của Bộ Y tế", đồng chí Lê Thị Hằng nhấn mạnh.

Ngay sau khi phát hiện các mẫu nhiễm vi khuẩn tại các BATT, cơ quan chức năng của TP đã yêu cầu nhà trường tổng vệ sinh toàn bộ khu vực bếp, vệ sinh môi trường và bể chứa nước; đồng thời rà soát lại toàn bộ quy trình chế biến thực phẩm, chủ động lấy mẫu xét nghiệm lại đạt mới đưa vào sử dụng.

Cùng với các đoàn kiểm tra, giám sát của TP, các đoàn kiểm tra của quận, huyện cũng đã tiến hành kiểm tra 100% BATT của 214 trường tiểu học. Kết quả, 202/214 cơ sở đạt điều kiện ATTP theo quy định (chiếm tỷ lệ 94,4% và tăng 9,4% so với kế hoạch).

Qua kiểm tra, các đoàn đã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP hơn 241 triệu đồng, nhắc nhở tại chỗ 198 cơ sở). Đặc biệt về nguồn gốc thực phẩm, 100% các trường có hợp đồng cung cấp thực phẩm, cung cấp suất ăn và ký với các đơn vị đầy đủ pháp lý theo quy định”.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương kiểm tra các bếp ăn tập thể tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương kiểm tra các bếp ăn tập thể tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long

Ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh: “Việc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm trong trường học liên quan đến bữa ăn học đường, góp phần phát triển thể chất, sức khỏe cho thế hệ tương lại của đất nước là nội dung vô cùng quan trọng. Do đó, mô hình này sẽ tiếp tục được nhân rộng trong năm 2024.

Tuy nhiên, khi nhân rộng mô hình, các cơ quan quản lý cần có sự phối hợp chặt chẽ, “rõ người rõ việc”, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, đặc biệt là trong công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm một cách triệt để, từ đó, phòng tránh các sự cố về ATTP xảy ra trong trường học”.

Đọc thêm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Xem thêm