Tag

Đặc sản xe jeepney của Philippines có nguy cơ biến mất

Nhìn ra thế giới 04/04/2023 14:57
aa
TTTĐ - Những chiếc xe jeepney được mệnh danh là “vua đường phố” ở Philippines đang có nguy cơ biến mất. Xuất hiện với hình ảnh sặc sỡ và tiếng còi inh ỏi, đây là phương tiện di chuyển chính của hàng triệu người dân Philippines.
Philippines: Giảm ngày làm việc để tránh kẹt xe Cặp đôi Philippines làm đám cưới trong khi núi lửa phun trào Trường học di động tại Philippines
Những chiếc xe jeepney trên đường phố Manila năm 1977 (Ảnh: Getty)
Những chiếc xe jeepney trên đường phố Manila, Philippines năm 1977 (Ảnh: Getty)

Chính phủ Philippines đang theo đuổi kế hoạch thay thế các mẫu xe jeepney gây ô nhiễm cao bằng xe bus nhỏ hiện đại chạy bằng nhiên liệu sạch hơn hoặc chạy bằng điện.

Kế hoạch được đưa ra bởi cựu Tổng thống Rodrigo Duterte vào năm 2017 với hy vọng sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí kém của Manila và giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông, nhưng bộ giao thông vận tải nước này đã lùi thời hạn sau khi các tài xế tổ chức đình công.

Trên thực tế, không phải tài xế xe jeepney nào cũng có đủ tiền để mua một chiếc xe mới, kể cả với sự hỗ trợ từ chương trình hiện đại hóa của Chính phủ Philippines. Giá của một chiếc xe chuyển đổi sẽ dao động mức giá gần 44.000 USD/chiếc.

Roger del Monte, một tài xế xe jeepney ở Manila cho biết anh mới bắt đầu lại công việc vào năm ngoái, sau khi đại dịch Covid-19 khiến nguồn thu nhập chính của anh bị gián đoạn trong gần 2 năm.

Những người lái xe jeepney như Roger thường kiếm được khoảng 650 peso (12 USD) mỗi ngày, nhưng chi phí cho một chiếc jeepney hiện đại có thể lên tới hơn 40 nghìn USD.

“Chúng tôi sẽ không thể gánh vác chi phí. Chúng tôi sẽ nợ nần chồng chất”, người đàn ông 46 tuổi nói.

Những hành khách bên trong chiếc xe jeepney (Ảnh:
Những hành khách bên trong chiếc xe jeepney (Ảnh: The New York Times)

Vince Tabing, xuất thân từ một gia đình có truyền thống sản xuất xe jeepney cho biết sở hữu một chiếc jeepney giống như có một con trâu vậy. Tài xế phụ thuộc vào chiếc xe này để kiếm sống, giống như người nông dân phụ thuộc vào con trâu.

“Nếu bây giờ người nông dân phải thay con trâu mà họ phải dùng phần lớn tiền tiết kiệm để mua chiếc máy cày đắt gấp 3 lần là chuyện thật điên rồ”, ông Vince nói.

Ông nội của Vince là người sáng lập Tabing Motors, công ty đã sản xuất những chiếc xe jeepney trong nửa thế kỷ cho đến giữa những năm 1990.

Nhờ thu nhập kiếm được từ việc chế tạo và điều hành đội xe jeepney, ông nội của ông Vince đã có được điều kiện cho con cái mình đi học và tạo dựng sự nghiệp.

Ông Vince cho biết ông ủng hộ kế hoạch hiện đại hóa của chính phủ Philippines nhưng lập luận rằng kế hoạch này không nên quá nặng nề về tài chính đối với những tài xế xe jeepney.

Không phải người lái xe jeepney nào cũng may mắn như gia đình ông.

Hơn thế nữa, ở một quốc gia có hệ thống giao thông công cộng kém phát triển như Phillipinnes, jeepney là lựa chọn được ưa dùng nhờ giá vé rẻ.

Thậm chí với những người nghèo, sống tại các khu vực hẻo lánh nơi taxi không hoạt động, jeepney là lựa chọn duy nhất.

Jeepney chạy bằng dầu diesel, một trong những loại nhiên liệu ô nhiễm nhất hiện tại (Ảnh: The New York Times)
Jeepney chạy bằng dầu diesel, một trong những loại nhiên liệu ô nhiễm nhất hiện tại (Ảnh: The New York Times)

Ông Mar Valbuena, người đứng đầu công đoàn vận tải Manibela với 10.000 thành viên đề xuất: “Thay vì loại bỏ, chính phủ nên giữ lại hình dáng xe jeepney và trang bị hệ thống động cơ hiện đại, thân thiện môi trường. Đi cùng với đó là giá thành cũng phải hợp lý”.

Jeepney là phương tiện công cộng phổ biến nhất và là một nét biểu tượng văn hóa nghệ thuật của Philippines. Chúng là những chiếc xe buýt cỡ nhỏ với lớp trang trí rực rỡ bên ngoài và nhiều chỗ ngồi bên trong.

Hàng thập kỷ qua, jeepney được xem là phương tiện giao thông công cộng rẻ và phổ thông nhất tại Philippines với hàng triệu lượt sử dụng mỗi năm (chỉ tính riêng tại thủ đô Manila).

Trong khi xe jeepney được coi là biểu tượng văn hóa của Philippines, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc giảm số lượng xe jeepney trên đường sẽ cắt giảm đáng kể mức độ khí thải độc hại trong không khí.

Theo UNDP, Philippines cam kết giảm 75% phát thải khí nhà kính trong giai đoạn 2020-2030 trong các lĩnh vực nông nghiệp, chất thải, công nghiệp, giao thông và năng lượng.

Chính quyền Tổng thống Marcos hiện đối mặt với thách thức tìm nguồn tiền hỗ trợ cho các dự án xanh. Các nguồn lực của nhà nước vẫn gặp vấn đề khi nền kinh tế đang trong quá trình hồi phục hậu COVID-19.

Chính phủ hiện cung cấp khoản trợ cấp 160.000 peso cho mỗi chiếc jeepney và không có khoản tài trợ cụ thể cho chương trình hiện đại hóa xe jeepney trong ngân sách năm nay.

Năm ngoái, giới chức phân bổ 1,8 tỷ peso cho các chương trình trợ cấp và an toàn xã hội cho người lái xe. Số tiền này nằm trong quỹ 64,2 tỷ peso mà cơ quan vận tải đường bộ ước tính nhằm nâng mức trợ cấp cho mỗi xe jeepney lên 360.000 peso.

Do đó, bài toán loại bỏ những chiếc xe mang tính biểu tượng của Philippines vẫn chưa đến hồi kết…

Philippines: Giảm ngày làm việc để tránh kẹt xe Philippines: Giảm ngày làm việc để tránh kẹt xe

TTTĐ - Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ cân nhắc về đề xuất chế độ tuần làm việc bốn ngày nhằm giảm bớt tình trạng ...

Cặp đôi Philippines làm đám cưới trong khi núi lửa phun trào Cặp đôi Philippines làm đám cưới trong khi núi lửa phun trào

TTTĐ – Một đôi ở Philippines vẫn tiếp tục tổ chức lễ cưới vào hôm chủ nhật (12/1) vừa qua bất chấp sự phun trào ...

Trường học di động tại Philippines Trường học di động tại Philippines

TTTĐ - Một chiếc xe đẩy bằng gỗ được trang trí rực rỡ chạy trên đường ray ít được sử dụng ở miền Nam ...

Đọc thêm

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima Nhìn ra thế giới

Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima

TTTĐ - Nhằm thúc đẩy phát triển và kích cầu du lịch mạnh mẽ, cơ quan Tái thiết tổ chức sự kiện giới thiệu đến người dân Việt Nam “Sức hấp dẫn của ẩm thực” và “Sức hấp dẫn của du lịch” tỉnh Fukushima và các tỉnh lân cận thuộc vùng Tohoku của Nhật Bản. Đây là một trong chuỗi hoạt động hướng tới tái thiết tỉnh Fukushima sau thảm họa động đất sóng thần vùng Đông Bắc Nhật Bản năm 2011.
Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam Nhìn ra thế giới

Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam

TTTĐ - Hội đồng Anh vừa thông báo Chương trình Tài trợ hợp tác quốc tế (International Collaboration Grants) với tổng giá trị tài trợ 1 triệu bảng Anh.
Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Xem thêm