Đại biểu đề nghị điều chỉnh quy trình lập quy hoạch
![]() |
Sáng 25/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ thứ 4, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật Quy hoạch.
![]() |
Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến (lần 2) về dự án Luật Quy hoạch. Nhìn chung, các ý kiến phát biểu đều nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Quy hoạch và nhiều nội dung trong dự thảo Luật. Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội còn băn khoăn về tính khả thi của dự thảo Luật, vì để triển khai thi hành Luật Quy hoạch cần sửa đổi nhiều luật hiện hành có liên quan, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các quy định trong dự thảo Luật Quy hoạch. Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội và các cơ quan có liên quan, Quốc hội đã quyết định chưa thông qua dự án Luật tại Kỳ họp thứ 3 để tiếp tục hoàn thiện, bảo đảm chất lượng và tính khả thi của dự thảo Luật.
Trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 này, dự thảo Luật Quy hoạch gồm 6 chương, 72 điều và 2 phụ lục. Ngoài ra, dự thảo Luật bổ sung Điều 29 mới về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, theo đó việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị, pháp luật về xây dựng và chỉ có hiệu lực khi được tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh…
Cơ bản nhất trí với nội dung Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quy hoạch, một số ĐBQH nhấn mạnh, những vướng mắc, lấn cấn trong việc sửa đổi Luật Quy hoạch tại Kỳ họp thứ 3 đã được khắc phục. Vì vậy, việc xem xét thông qua Luật Quy hoạch tại Kỳ họp thứ 4 này là cần thiết, nhằm chuẩn bị cho Chiến lược phát triển KT - XH giai đoạn 2021 - 2030. Đồng thời, yêu cầu Chính phủ cần có chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương các khâu rà soát các khâu lập quy hoạch theo Luật, thay vì chờ đến ngày 1/1/2019 khi Luật có hiệu lực mới rà soát; tránh để các quy hoạch cũ vẫn có hiệu lực mà quy hoạch mới chưa được lập. Phải quy hoạch trước, đầu tư sau mới tạo ra nguồn lực cho phát triển.
Một số ĐBQH còn băn khoăn về quy trình lập quy hoạch. Theo đại biểu Hoàng Văn Cường ( tổ Hà Nội), Điều 16, dự thảo Luật quy định, quy trình lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển, quy hoạch sử dụng đất; sau đó mới lập quy hoạch ngành quốc gia, vùng quốc gia và quy hoạch tỉnh.
“ Như vậy là chúng ta bảo đảm trình tự quy hoạch cao hơn lập trước, quy hoạch thấp lập sau. Tuy nhiên, ĐB Hoàng Văn Cường lưu ý, thời gian hoàn thành toàn bộ quy hoạch từ cấp cao đến cấp thấp nhất và các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành sẽ rất mất thời gian, và không thể dưới 5 năm - đây là thực tế đã và đang diễn ra.
Đại biểu Hoàng Văn Cường dẫn chứng: Ngay ở Hà Nội, quy hoạch chung đã được phê duyệt năm 2011, nhưng đến nay có huyện vẫn chưa lập xong quy hoạch. Vậy, nếu lập quy hoạch cấp dưới chậm như vậy, sau 5 năm quy hoạch cấp trên sẽ đến kỳ điều chỉnh, quy hoạch cấp dưới sẽ dựa vào đâu?
Một băn khoăn nữa, đó là quy định quy hoạch cấp dưới khi lập và gặp phải vấn đề mâu thuẫn vẫn phải điều chỉnh để phù hợp với quy hoạch cấp trên. Trong khi, quy hoạch cấp dưới là cụ thể hóa quy hoạch cấp cao. Khi cụ thể hóa không phù hợp, vẫn không được điều chỉnh. Phải chăng điều này khiến quy hoạch mang tính miễn cưỡng?
Với những lý lẽ nêu trên, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần điều chỉnh lại quy trình lập quy hoạch. Theo đó, tích hợp ngay trong quá trình lập quy hoạch các cấp theo quy trình “2 xuống - 1 lên”, nghĩa là dự thảo quy hoạch quốc gia, sau đó dự thảo quy hoạch ngành, dự thảo quy hoạch vùng, tỉnh; sau đó, đề xuất điều chỉnh quy hoạch vùng, ngành, rồi đến điều chỉnh quy hoạch quốc gia. Từ đó, phê duyệt quy hoạch quốc gia, ngành, vùng, tỉnh. Nếu tiến hành đồng thời như vậy, trong khoảng 2 - 3 năm sẽ có thể hoàn thành toàn bộ hệ thống quy hoạch.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xem xét nhiều nghị quyết triển khai, thi hành Luật Thủ đô

Phát triển mạnh mẽ mối quan hệ Hà Nội - Quảng Châu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới

Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá nhân lực bộ máy mới

Tinh thần cầu thị vì mục tiêu "chính quyền gần dân"

Đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực hưởng ứng Giải Búa liềm vàng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 34 tỉnh thành...

TP Hồ Chí Minh trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Phát động phong trào thi đua đặc biệt bảo đảm ANTT dịp Quốc khánh
