Đảm bảo thanh toán an toàn, thông suốt trong dịp Tết Nguyên đán
Đảm bảo trật tự giao thông cho người dân về quê đón Tết Người trẻ tìm nuôi rắn cảnh làm thú cưng dịp Tết Ất Tỵ Người dân nườm nượp rời Thủ đô về quê ăn Tết Tết này đã hết nghèo |
Không để xảy ra sự cố nghẽn mạng
Theo thống kê của Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), trong 2 tuần đầu năm 2025, số lượng giao dịch qua NAPAS trung bình tăng khoảng 3%/ngày so với trung bình của tháng 12. Cận Tết Nguyên đán, giao dịch tăng đột biến nhưng sự cố nghẽn mạng ít hơn những năm trước.
Thực tế, hầu hết người tiêu dùng chuyển từ sử dụng tiền mặt sang các hình thức thanh toán trực tuyến, ngay cả khi mua hàng hóa giá trị nhỏ.
Trong những ngày sát Tết Nguyên đán, do lượng giao dịch dồn vào một số thời điểm và tăng đột biến, hệ thống thanh toán có lúc bị lỗi cục bộ nhưng về cơ bản, không xảy ra sự cố nghẽn mạng phức tạp. Hầu hết giao dịch ngân hàng số của người dân được đáp ứng.
Chị Nguyễn Thị Hạnh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho hay, năm nay thanh toán trực tuyến ổn định, không gặp sự cố nghẽn mạng. Thỉnh thoảng hệ thống báo lỗi nhưng khi làm lại thì giao dịch được ngay.
![]() |
Thanh toán không tiền mặt mang lại tiện ích cho cả người mua và người bán |
Ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng Giám đốc NAPAS cho biết, so với cùng kỳ năm 2024, số lượng giao dịch tăng khoảng 13% - 15%. Trong ngày cao điểm, giao dịch qua hệ thống NAPAS đạt khoảng 36 triệu/ngày.
Qua theo dõi, NAPAS nhận thấy, một số thời điểm xảy ra quá tải cục bộ ở một số ngân hàng, ví dụ như app chậm, không vào được, thực hiện giao dịch chuyển khoản phải làm đi làm lại vài lần… Tuy nhiên chưa có sự cố nào xảy ra trên toàn bộ hệ thống chuyển tiền liên ngân hàng của NAPAS.
Đại diện NAPAS cũng khẳng định, vào những dịp cao điểm như Tết Nguyên đán, NAPAS luôn chuẩn bị sẵn sàng phương án.
Hệ thống của NAPAS được thiết kế dự phòng cao hơn từ 100% - 150% so với mức cao điểm nhất, công suất phục vụ lên đến 3.500 giao dịch/giây, bảo đảm giao dịch qua hệ thống thông suốt và an toàn.
Ngoài ra, NAPAS luôn duy trì đội ngũ trực giám sát hệ thống và đội ngũ kỹ thuật trực 24/24h để phối hợp xử lý nhanh nhất.
Theo các chuyên gia, xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán điện tử cũng sẽ giúp cho phân tải từ hệ thống ATM sang chuyển tiền 24/7…
Đại diện Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, so với cùng kỳ các năm trước, tỷ lệ khách hàng giao dịch tiền mặt trực tiếp tại các quầy đã giảm 50%.
Việc tiếp quỹ ATM cũng giảm mạnh so với trước. Nếu cùng kỳ các năm trước, mỗi ngày nhân viên ngân hàng phải tiếp quỹ ATM 1 lần/ngày thì nay tần suất tiếp quỹ đã giảm mạnh chỉ còn 1 lần/tuần.
Phòng ngừa, ngăn chặn hành vi gian lận trong hoạt động thanh toán
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng có văn bản số 10182/NHNN-TT yêu cầu các đơn vị liên quan trực thuộc, các tổ chức tín dụng, NAPAS và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để bảo đảm hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt trong thời gian Tết Nguyên đán 2025.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm các biện pháp quản lý rủi ro, phòng ngừa, ngăn chặn hành vi gian lận trong hoạt động thanh toán. Trong đó, rà soát, bảo đảm việc ban hành quy trình, quy định nội bộ về mở, sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, cung ứng dịch vụ thanh toán, quy trình quản lý rủi ro, hợp đồng/thỏa thuận;…
![]() |
Người dân mua sắm, thanh toán không tiền mặt |
Các Thông tư 15, 17 và 18 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về truyền thông cho khách hàng, đáp ứng về thời điểm hiệu lực thi hành đã nêu rõ, trước ngày 1/1/2025 phải hoàn thành đối chiếu thông tin sinh trắc học đối với khách hàng cá nhân; trước 1/7/2025 hoàn thành đối chiếu thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức để tiếp tục thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử trên tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng.
Rà soát toàn bộ hiệu lực giấy tờ tùy thân của khách hàng mở tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng; bảo đảm thông báo đầy đủ cho khách hàng trước 30 ngày giấy tờ tùy thân hết hiệu lực để kịp cập nhật, bổ sung thông tin. Từ ngày 1/1/2025, tạm dừng giao dịch thanh toán, rút tiền trên tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng của khách hàng có giấy tùy thân hết hiệu lực hoặc hết hạn.
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng tổ chức triển khai nghiêm túc chặt chẽ quy trình mở, sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng theo quy định mới và các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán. Trong đó, quán triệt toàn hệ thống về việc triển khai các biện pháp tăng cường quản lý rủi ro đối với hoạt động mở và sử dụng tài khoản thanh toán của tổ chức, ngăn chặn hành vi mở và sử dụng tài khoản thanh toán của tổ chức cho mục đích bất hợp pháp, đặc biệt trong giai đoạn cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.
Các tổ chức tín dụng, NAPAS và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các đơn vị chấp nhận thanh toán để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi lợi dụng giao dịch thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thanh toán cho các mục đích bất hợp pháp.
Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán liên ngân hàng qua các hệ thống thanh toán, bảo đảm an toàn, thông suốt, phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025. Chủ động dự báo về tình hình nhu cầu thanh toán và có phương án ứng phó cụ thể cho từng trường hợp để bố trí đầy đủ nguồn lực, đáp ứng nhu cầu thanh toán tăng cao trước và trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025.
Các tổ chức tín dụng chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể về hoạt động ATM phù hợp với từng địa bàn, khu vực; giám sát chặt chẽ để phát hiện và tiếp quỹ kịp thời; xử lý, ứng phó kịp thời các sự cố, tình huống phát sinh, không để ảnh hưởng đến giao dịch thanh toán rút tiền của người dân; có biện pháp bảo đảm hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán ổn định, thông suốt nhằm phục vụ tốt công tác thanh toán; xử lý và phản hồi kịp thời các yêu cầu tra soát, khiếu nại của khách hàng theo quy định; khắc phục các sự cố, tình huống phát sinh bảo đảm hoạt động thanh toán thông suốt, liên tục, ổn định, an toàn;…
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Trình dự thảo nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi trước 30/4

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng phương tiện công cộng

Đồng Nai: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tổ chức tín dụng hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia

Sẵn sàng kịch bản ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ

Khẳng định đẳng cấp sống thượng lưu khi làm chủ căn hộ duplex

Nhiều doanh nghiệp Bình Thuận gặp khó khăn trong 3 tháng đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì họp Tổ công tác về hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ
