Đảm bảo thuận lợi cho người dân khi tham gia giao thông
Nhiều điểm mới cần lưu ý
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 ngày 27 tháng 6 năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2025. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024 có 9 chương, 89 điều, nội dung cơ bản và những điểm mới, vấn đề đáng lưu ý.
Cụ thể, về hành vi cấm “điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Trong quá trình xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và nghiên cứu đưa hành vi cấm “điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” vào Luật, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) và các đơn vị liên quan đã tổ chức Hội thảo khoa học: “Tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ".
Hội thảo được đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau của các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Công an, Y tế, các nhà khoa học trong các cơ quan, đoàn thể với 5 nhóm chủ đề: Tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia; Kiểm soát nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông đường bộ; Tác hại của rượu, bia đối với sức khoẻ con người; gánh nặng của ngành y đối với việc cấp cứu, chữa trị cho những người sử dụng rượu, bia gây ra; hậu quả cho xã hội do hành vi của người sử dụng rượu, bia gây ra.
Qua đó đã đánh giá tác hại của rượu, bia đối với hành vi vi phạm pháp luật: Việc sử dụng rượu, bia là một trong những nguyên nhân phát sinh các hành vi phạm tội bộc phát. Khi một người uống nhiều rượu, bia sẽ có khả năng bị mất tự chủ, không kiểm soát được lời nói và hành động, dẫn đến các tình huống cãi vã, xô xát, đánh nhau… Từ đó dễ phát sinh các hành vi phạm tội như gây rối trật tự công công, cố ý gây thương tích, thậm chí là giết người, hiếp dâm, chống người thi hành công vụ… gây ra nhiều hệ lụy đối với xã hội.
![]() |
Việc xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ nhằm tạo cơ sở pháp lý về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông |
Vì vậy trên cơ sở đánh giá của các nhà khoa học, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại Việt Nam cho thấy quy định cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đã được quy định tại Luật phòng chống tác hại của rượu, bia (Điều 21; khoản 1 Điều 35) và Luật TTATGT đường bộ (khoản 2 Điều 9) sẽ dần hình thành thói quen, văn hoá “đã uống rượu, bia không lái xe”, đảm bảo xây dựng nền giao thông đường bộ văn minh, an toàn.
Hay như quy định về giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ trong các cơ sở giáo dục. Tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông và tai nạn giao thông liên quan đến các em học sinh ngày càng diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Nhiều em học sinh điều khiển xe gắn máy, xe mô tô đến trường nhưng chưa đủ điều kiện, chưa hiểu hết các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, ý thức tham gia giao thông chưa cao, kỹ năng điều khiển phương tiện không có, vì vậy tiềm ẩn nguy cơ rất lớn gây tai nạn giao thông.
Nghị quyết 12/NQ-CP ngày 19/2/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông đã xác định tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông và Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và văn hóa giao thông vào trong chương trình chính khóa dưới hình thức tích hợp vào nội dung một số môn học và hoạt động giáo dục từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.
Đến nay nội dung này đã được “luật hoá”, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đã có 1 điều (Điều 6) quy định giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Trong đó giao trách nhiệm cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong phạm vi, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, chủ trì phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan xây dựng, tích hợp, lồng ghép kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào chương trình giảng dạy trong các cơ sở giáo dục. Bộ Công an chủ trì chỉ đạo lực lượng CSGT phối hợp với các cơ sở giáo dục tổ chức hướng dẫn lái xe gắn máy an toàn cho học sinh, nhằm nâng cao kiến thức và kĩ năng tham gia giao thông an toàn cho các em học sinh, hình thành nên ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông ngay từ khi còn nhỏ, còn ngồi trên ghế nhà trường.
Đẩy mạnh số hóa hệ thống cơ sở dữ liệu
Hiện tại việc quản lý người lái xe sau khi được sát hạch, cấp giấy phép lái xe còn nhiều bất cập, cơ quan chức năng chưa có các biện pháp quản lý phù hợp, hữu hiệu, nhất là quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người lái xe.
Vì vậy nhằm quản lý việc chấp hành pháp luật của người điều khiển phương tiện giao thông Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đã quy định về điểm, trừ điểm của giấy phép lái xe (Điều 58). Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm, người lái xe tiếp tục được điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không ảnh hưởng đến hoạt động tham gia giao thông, hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của Nhân dân, qua đó bảo đảm tính nhân văn, nhân đạo của pháp luật Việt Nam; đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ứng dụng chuyển đổi số trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tình hình hiện nay.
![]() |
Người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông bị xử lý |
Giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có Giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo giấy phép lái xe đó. Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm thì người tham gia giao thông vẫn được điều khiển phương tiện.
Thủ tục trừ điểm, phục hồi điểm sẽ bảo đảm đơn giản, hợp lý tránh phiền hà cho người vi phạm, theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, số hoá hệ thống CSDL về sát hạch, cấp Giấy phép lái xe; hệ thống CSDL về xử phạt vi phạm hành chính; khi có quyết định xử phạt (đối với hành vi vi phạm có quyết định trừ điểm) người lái xe sẽ nhận được thông báo của cơ quan xử phạt về việc Giấy phép lái xe bị trừ điểm; hệ thống CSDL sẽ tự động trừ điểm; sau 12 tháng tính từ lần trừ điểm gần nhất, nếu Giấy phép lái xe còn điểm hệ thống sẽ tự động phục hồi điểm cho người lái xe…
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Bến xe, nhà ga nhộn nhịp trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Xúc động đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại ga Đà Nẵng trưa 30/4

14 người chết vì tai nạn giao thông trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại các cửa ngõ Thủ đô

Thanh Hoá: Thông báo kết quả "phạt nguội" từ ngày 16 đến 20/4

Đắk Nông khởi công dự án thành phần 2 cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ 2 dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Trị

Sẽ có tuyến đường tốc độ 100 km/giờ nối Hải Dương với Hải Phòng
