Tag

Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm

Nông thôn mới 24/12/2019 11:57
aa
TTTĐ - Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) từ lâu đã thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước tới tham quan du lịch. Những năm gần đây, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, người dân Đường Lâm đã biết khai thác các tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế, du lịch. Để đạt mục tiêu 70% hộ dân sống bằng dịch vụ du lịch vào năm 2020, thị xã Sơn Tây đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ, đào tạo người dân làm du lịch.

Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm

Cơ sở sản xuất kẹo truyền thống Hiền Bao (thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội)

Bài liên quan

Nhân rộng và phát triển thương hiệu gà Mía Sơn Tây

"Đổi đời" nhờ nghề nuôi ong lấy mật tại Kim Sơn

Phát huy lợi thế trong công tác xây dựng nông thôn mới

Bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch trong xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng Việt cổ Đường Lâm vẫn giữ nét đẹp đặc trưng xưa với cây đa, giếng nước, sân đình, ao sen... Qua cánh cổng làng đã bạc màu sương gió, nép mình dưới bóng cây đa cổ thụ là những ngõ xóm, đường làng, mái ngói, tường đá ong và các công trình kiến trúc cổ xưa mang đậm bản sắc của một làng thuần nông. Nhịp sống ở Đường Lâm như chậm hơn với những món quà quê dân dã như chè đường, bánh rán, kẹo lạc, chè lam… nức tiếng trong vùng.

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Cao Văn Hiền, chủ cơ sở sản xuất kẹo Hiền Bao ở thôn Đông Sàng (xã Đường Lâm, Sơn Tây) khi gia đình anh đang chuẩn bị cho ra mẻ kẹo được khách đặt với số lượng lớn. Vừa nhanh tay chà vỏ lạc, anh Hiền vừa trò chuyện cùng mọi người. Anh Hiền nói: "Nghề làm kẹo là nghề truyền thống của gia đình tôi đã có từ 40 năm trước thế nhưng đến tận năm 2006, khi làng cổ Đường Lâm được công nhận là di tích cấp Quốc gia, gia đình tôi mới có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc, trang thiết bị đóng gói đáp ứng nhu cầu của du khách tham quan và nhân dân trong vùng.

Để làm ra mẻ kẹo ngon thì khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất để tạo nên sản phẩm chất lượng. Lạc phải chọn hạt nhỏ, tròn đều hạt, ngon, bùi, chắc hạt, những hạt sâu, hỏng phải loại bỏ, khi rang chuyển sang vàng đều là được. Lạc được trồng ở cánh đồng địa phương nên rất thơm ngon. Mạch nha, đường mía, đều phải chọn lựa kỹ càng, ngày xưa thời các cụ chưa có đường kính thì nấu bằng mật mía, nha ngon óng lên màu mật ong, đường lấy vùng có cây mía mềm thì keọ mới mềm, thơm".

Theo anh Hiền, tỷ lệ pha chế các nguyên liệu tuân theo công thức phù hợp, kẹo được đun trên bếp than sẽ ngon hơn và đúng với cách nấu truyền thống. Mẻ kẹo ngon khi ngả sang màu nâu vàng, nhưng cũng còn tùy thuộc vào sự nhạy cảm của nghề nghiệp, kinh nghiệm và thời gian chuẩn xác nếu không món kẹo sẽ bị cứng, hoặc bị dai nên đòi hỏi nghệ nhân phải khéo léo và chính xác trong từng công đoạn nấu. Tất cả các khâu, công đoạn đều làm hoàn toàn thủ công bằng tay, máy móc chỉ hỗ trợ khâu bao gói.

Khâu chọn lạc để làm kẹo phải làm cẩn thận, tỉ mỉ, người làm loại bỏ những hạt lạc hỏng để đảm bảo chất lượng kẹo thơm ngon
Khâu chọn lạc để làm kẹo phải làm cẩn thận, tỉ mỉ, người làm loại bỏ những hạt lạc hỏng để đảm bảo chất lượng kẹo thơm ngon

Đến nay, thương hiệu kẹo dồi, kẹo vừng, kẹo lạc Hiền Bao do gia đình anh Cao Văn Hiền sản xuất đã đứng vững trên thị trường, có mặt không chỉ ở các cửa hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội mà còn đến các tỉnh, thành lân cận. Hiện khoảng 40% sản phẩm tiêu thụ ở thị trường Hà Nội, 30% tiêu thụ tại các tỉnh thành và 30% bán có mặt trong các gian hàng của Nhật Bản tại Việt Nam. Đặc biệt sản phảm kẹo lạc của gia đình còn đoạt giải Nhất cuộc thi sản phẩm du lịch làng cổ ở Đường Lâm do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA tổ chức.

Cũng như gia đình anh Cao Văn Hiền, hiện nay trên địa bàn xã Đường Lâm có khoảng 4 hộ sản xuất các sản phẩm kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo dồi với quy mô tương đối lớn để cung cấp cho thị trường. Nghề làm kẹo giúp gia đình anh Hiền cũng như những hộ dân làm nghề có điều kiện phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho một số người dân địa phương với mức thu nhập ổn định 4 - 5 triệu đồng/ người/ tháng.

Làm du lịch kết hợp các sản phẩm dịch vụ

Không chỉ phát triển nghề làm kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng, những người dân sinh sống tại làng cổ Đường Lâm đã biết cách tạo ra sản phẩm du lịch góp phần làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Đơn cử gia đình ông Hà Hữu Thể, thôn Mông Phụ (xã Đường Lâm) chủ nhân của một trong những ngôi nhà cổ nổi tiếng nơi đây. Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, gia đình ông đã biết làm du lịch kết hợp với tham quan nhà cổ.

Ông Hà Hữu Thể cho biết: Để phục vụ lượng du khách đến tham quan nhà cổ, gia đình tôi đã mở dịch vụ làm du lịch tại chính ngôi nhà của mình như kết hợp tham quan nhà cổ với dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, phát triển nghề làm tương truyền thống... phục vụ nhu cầu mua làm quà của du khách. Làm du lịch cộng đồng không chỉ tạo công ăn việc làm cho các thành viên giúp gia đình tôi ổn định cuộc sống, mà còn là cơ hội để tôi quảng bá cho du lịch làng cổ.

Nói về vấn đề phát triển làng nghề truyền thống kết hợp làm du lịch tại làng cổ Đường Lâm, ông Phan Văn Lợi, Bí thư Đảng ủy xã Đường Lâm cho biết: Hiện nay nghề làm tương, kẹo lạc, kẹo dồi, chè lam cùng với một số nghề truyền thống của Đường Lâm đang có nhiều khởi sắc. Trong những năm qua, chính quyền địa phương hết sức quan tâm đến vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa làng nghề của ông cha để lại. Đường Lâm tự hào được Nhà nước trao bằng di tích lịch sử quốc gia, cùng với sự phát triển của du lịch làng nghề, sản phẩm truyền thống của nhân dân địa phương đã đến được với du khách trong và ngoài nước.

Cũng theo ông Lợi, để giúp người dân hưởng lợi từ các hoạt động du lịch làng cổ, UBND xã Đường Lâm đã đẩy mạnh công tác nhân cấy và dạy nghề truyền thống cho người dân. Chú trọng phát triển du lịch trải nghiệm, đồng thời định hướng lồng ghép các sản phẩm du lịch ngay tại các hộ gia đình để phục vụ khách tham quan. Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm cũng đã đề ra một số biện pháp nhằm phát triển du lịch làng cổ như tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, mời một số hộ dân tham quan các mô hình làng nghề phát triển như mây tre đan, gốm sứ, tranh thêu… Qua đó mang lại lợi ích kinh tế thiết thực, tạo việc làm cho người lao động, mang lại thu nhập, nâng cao đời sống của bà con, thúc đẩy du lịch làng cổ ngày càng phát triển.

Theo thống kê hiện nay trên địa bàn xã Đường Lâm có 100 hộ dân tại khu vực 5 thôn của Di tích Làng cổ làm dịch vụ du lịch và các sản phẩm phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên với 1.500 hộ gia đình và 6.000 nhân khẩu ở Đường Lâm, lời giải cho bài toán phát triển kinh tế từ du lịch vẫn còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc.

Nhằm hỗ trợ người dân được hưởng lợi từ dịch vụ du lịch, UBND thị xã Sơn Tây và Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm đã triển khai nhiều giải pháp để đánh thức tiềm năng, nâng cao nhận thức và trình độ làm du lịch cho người dân như: Mời các hộ đi tham quan mô hình làm du lịch cộng đồng, homestay ở Bát Tràng, Mai Châu (Hòa Bình), Sa Pa (lào Cai), phố cổ Hội An – Quảng Nam…Đồng thời, địa phương cũng tập huấn cho người dân tiếp khách, mời khách, đón khách một cách chuyên nghiệp; tổ chức thi làm các sản phẩm bánh kẹo của địa phương; mở chợ quê vào những ngày lễ, hội; tạo ra những sản phẩm lưu niệm phong phú từ mây tre đan, gốm sứ, tranh thêu, rơm…

Những nỗ lực và giải pháp phát triển du lịch tại Đường Lâm đã dần dần phát huy hiệu quả. Nếu như trước đây, dịch vụ phục vụ khách du lịch, đặc biệt là ăn uống tại Đường Lâm còn rất nghèo nàn, các công ty lữ hành dẫn khách đến Đường Lâm phải đưa khách đi nơi khác ăn uống, người dân không được hưởng lợi thì nay mọi chuyện đã khác. Nhiều hộ dân đã biết tổ chức bữa ăn đa dạng phong phú về chủng loại với những đặc sản gà mía, bánh tẻ, tương bần, rau sạch… các đơn vị lữ hành có thể dẫn khách đến ăn cơm với giá cả hợp lý. Hiện nhiều hộ dân làng cổ đã giàu lên từ làm dịch vụ du lịch với thu nhập được từ 10 đến 30 triệu đồng/tháng.

* Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025 Nhịp sống phương Nam

Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025

TTTĐ - Nước ta có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối và lần đầu tiên, Festival nghề muối Việt Nam- Bạc Liêu “Hành trình trăm năm nghề muối - Đời người” sẽ diễn ra vào quý I/2025 với chủ đề: Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia

TTTĐ - Sau 14 năm triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều thành quả cao với 100% toàn tỉnh đạt Nông thôn mới và không còn hộ nghèo đa chiều chuẩn quốc gia.
Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng Nông thôn mới

Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai xác định 3 "hạt nhân" quan trọng để làm động lực phát triển kinh tế vùng của địa phương.
Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống

TTTĐ - Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024 (lần thứ 2) được tổ chức nhằm góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm.
Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống

TTTĐ - Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 - năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 3 - 6/10 tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, số 489 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương Nông thôn mới

Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương

TTTĐ - UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xúc tiến đầu tư và quảng bá top 1 ICF; triển lãm năng lượng và tự động hóa thế giới tại Việt Nam năm 2024.
Xem thêm