Tag
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính:

Đầu tư cho nhà ở xã hội là đầu tư cho sự phát triển của đất nước

Thị trường 06/03/2025 20:12
aa
TTTĐ - Chiều 6/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Phê duyệt quy trình giải quyết TTHC cho thuê, mua nhà ở xã hội Bứt phá trong xây dựng nhà ở xã hội từ Luật Thủ đô 2024 Những điều kiện cần biết khi đăng ký mua nhà ở xã hội Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, trong đó có những giải pháp mang tính đột phá, đề xuất một số cơ chế thí điểm, như chỉ định thầu, xây nhà bằng cấu kiện lắp ghép sản xuất hàng loạt, cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính trong năm 2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, trong đó có những giải pháp mang tính đột phá, đề xuất một số cơ chế thí điểm, như chỉ định thầu, xây nhà bằng cấu kiện lắp ghép sản xuất hàng loạt, cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính trong năm 2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại trụ sở Chính phủ, trực tuyến đến 63 điểm cầu tại các địa phương trên cả nước.

Dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà (điểm cầu Cần Thơ), Hồ Đức Phớc; lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chuyên gia, lãnh đạo các hiệp hội bất động sản, ngân hàng, doanh nghiệp bất động sản lớn trên cả nước.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp triển khai các dự án nhà xã hội thực hiện đúng quy định, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng; các địa phương phải thành lập ban chỉ đạo về phát triển nhà ở xã hội; các dự án đã khởi công xây dựng thì phải hoàn thành, đưa vào sử dụng ngay trong năm 2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp triển khai các dự án nhà xã hội thực hiện đúng quy định, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng; các địa phương phải thành lập ban chỉ đạo về phát triển nhà ở xã hội; các dự án đã khởi công xây dựng thì phải hoàn thành, đưa vào sử dụng ngay trong năm 2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thời gian qua, Thủ tướng đã chủ trì nhiều hội nghị và có nhiều chỉ đạo về phát triển nhà ở xã hội. Gần đây nhất, ngày 27/2, Thủ tướng đã ký Quyết định số 444/QĐ-TTg giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2025 và đến năm 2030 để các địa phương bổ sung vào chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Theo đó, giai đoạn 2025-2030 cả nước phải hoàn thành 995.445 căn hộ để có thể đạt được mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.

Về các kiến nghị, Thủ tướng giao VPCP tổng hợp, báo cáo để Chính phủ đề xuất có thẩm quyền với các nội dung vượt thẩm quyền của Chính phủ; trong đó có đề xuất ban hành nghị quyết của Chính phủ để thí điểm chỉ định thầu trong thực hiện dự án nhà ở xã hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Về các kiến nghị, Thủ tướng giao VPCP tổng hợp, báo cáo để Chính phủ đề xuất có thẩm quyền với các nội dung vượt thẩm quyền của Chính phủ; trong đó có đề xuất ban hành nghị quyết của Chính phủ để thí điểm chỉ định thầu trong thực hiện dự án nhà ở xã hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo các báo cáo, ý kiến tại hội nghị, các bộ, ngành đã khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành 9 nghị định, 2 quyết định của Thủ tướng, đồng thời ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết các luật mới ban hành (Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Đất đai 2024, Luật Các tổ chức tín dụng 2024...).

Về kết quả phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, đã hoàn thành 103 dự án với quy mô 66.755 căn. Số lượng dự án đã khởi công xây dựng là 137 dự án với quy mô 114.618 căn. Số lượng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư là 415 dự án với quy mô 412.055 căn.

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội (hiện nay là 145.000 tỷ đồng) đã được giải ngân 2.845 tỷ đồng, gồm 2.580 đồng cho chủ đầu tư tại 20 dự án, 265 tỷ đồng cho người mua nhà tại 15 dự án.

Các đại biểu dự hội nghị tại 63 điểm cầu tại các địa phương trên cả nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu dự hội nghị tại 63 điểm cầu tại các địa phương trên cả nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát triển nhà ở xã hội là một động lực phát triển kinh tế-xã hội

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các báo cáo của Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương về thực trạng, kết quả thực hiện, hạn chế, bất cập, nguyên nhân và kinh nghiệm trong việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; các ý kiến rất thẳng thắn, sát với tình hình thực tế, thiết thực, các giải pháp đưa ra rất cụ thể, khả thi.

Nhấn mạnh các quan điểm về phát triển nhà ở xã hội, Thủ tướng nêu rõ, nhà ở xã hội được Nhà nước ban hành một số cơ chế, chính sách để giảm chi phí, giảm giá thành nhưng chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn phải bảo đảm; hạ tầng giao thông, xã hội, y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, điện nước… phải đồng bộ, thuận lợi.

Phát triển nhà ở xã hội là một động lực phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh hiện nay, góp phần tăng đầu tư, tiêu dùng, bảo đảm an sinh, tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển dân số, phát triển đô thị sáng xanh sạch đẹp. "Bây giờ không hạn chế sinh con để chống già hóa dân số, nhưng nhà ở chỉ có 10 m2, 15 m2, 20 m2 thì làm sao sinh 3 được? Đây là động lực phát triển dân số chứ không chỉ là vấn đề ăn ở", Thủ tướng phát biểu.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đầu tư cho nhà ở xã hội là đầu tư cho sự phát triển của xã hội, của đất nước; là nhiệm vụ quan trọng của hệ thống chính trị, phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng đánh giá, vừa qua, việc xây dựng nhà ở xã hội đã có kết quả, tiến bộ, chuyển biến nhất định, nhưng so với yêu cầu, mong muốn thì chưa đạt; trên địa bàn cả nước đã có 655 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 593.428 căn.

Tuy nhiên, còn nhiều địa phương có kết quả thực hiện chậm so với kế hoạch đăng ký tại Đề án. Việc giải ngân nguồn vốn tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội còn chậm và có khó khăn. Vẫn còn vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội trong tiếp cận đất đai, thủ tục đầu tư xây dựng, chỉ định thầu, tín dụng, chính sách ưu đãi…

Đại diện các ngân hàng dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đại diện các ngân hàng dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính trong năm 2025

Để tạo chuyển biến tích cực, rõ nét sau hội nghị, đạt được mục tiêu đề ra, Thủ tướng chỉ rõ 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với các bộ ngành, địa phương.

Thứ nhất, về thể chế, Bộ Xây dựng chủ trì, rà soát lại thể chế, quy trình, thủ tục vướng mắc ở điểm nào, ai giải quyết, làm trong bao lâu, khi nào có kết quả, "rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm"; vướng mắc tại các luật, nghị định, thông tư thì cơ quan nào phải sửa và đề xuất Chính phủ, trình Quốc hội. Nhấn mạnh lĩnh vực ưu đãi phải có chính sách ưu đãi, Thủ tướng yêu cầu việc này phải trình trong tháng 3, chậm nhất trong tháng 4.

Thứ hai, về quy hoạch, các địa phương phải quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch nhà ở xã hội phù hợp, chậm nhất trong quý II phải xong, nếu vướng mắc thì đề xuất. Các địa phương có kế hoạch, chủ động giao đất cho các chủ đầu tư; nghiên cứu thu hồi các dự án lãng phí, khu đất bỏ hoang nhiều năm, xử lý vướng mắc, giao cho các chủ đầu tư; giải quyết, bố trí quỹ đất đầy đủ, nhanh cho chủ đầu tư; giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp. Tinh thần là chủ động, sáng tạo nhưng trong sáng, công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Đại diện các ngân hàng dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đại diện các ngân hàng dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ ba, Bộ Xây dựng rà soát lại tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức liên quan nhà ở xã hội (như chiều cao, vật liệu xây dựng…). Thủ tướng chỉ đạo cần thiết kế mẫu mã phù hợp từng vùng miền để có thể nghiên cứu việc tiến hành sản xuất hàng loạt, sử dụng các cấu kết lắp ghép để thi công nhanh; giao cho các doanh nghiệp lớn triển khai, góp phần phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nhà ở xã hội như sản xuất cấu kiện thép, bê tông…

Thứ tư, về hạ tầng, các địa phương phải phát triển đồng bộ hạ tầng, đáp ứng yêu cầu, nếu cần thì đầu tư công; có thể chỉ định thầu đồng bộ giữa dự án nhà ở xã hội và dự án hạ tầng, quan trọng là phải phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Thứ năm, về cơ chế vốn cho dự án nhà ở xã hội, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu mức lợi nhuận phù hợp (hiện 10%), có thể tăng nhưng quan trọng là dự án phải làm nhanh, kịp thời, "thay vì phải thủ tục mất 3 năm thì chỉ làm trong 1, 2 tháng sẽ giúp tiết kiệm chi phí tuân thủ", thì nếu dự án kéo dài thì chi phí tuân thủ cũng tăng lên, gây lãng phí thời gian, công sức, niềm tin, phải làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó.

Đại diện Hiệp hội Bất động sản TP HCM phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đại diện Hiệp hội Bất động sản TP HCM phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ sáu, về huy động nguồn lực, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo Bộ Tài chính, hoàn thành việc lập quỹ nhà ở quốc gia trong tháng 3/2025. Thực hiện phê duyệt danh sách người được mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội trên cơ sở dữ liệu dân cư tích hợp với các tiêu chuẩn, tiêu chí; cùng với đó, có cơ chế hỗ trợ giải phóng mặt bằng của địa phương; huy động nguồn lực xã hội, người dân, hợp tác công tư; nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội… Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không tính tín dụng cho vay nhà ở xã hội vào 'room' tín dụng của các ngân hàng.

Thứ bảy, Văn phòng Chính phủ chủ trì, rà soát, cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính trong năm 2025. Người có nhu cầu phải chờ 5 năm, 10 năm mới có nhà ở xã hội thì không có tác dụng nhiều, Thủ tướng phát biểu.

Thứ tám, Bộ Xây dựng giao Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc nhà ở xã hội, với giải thưởng từ ngân sách Nhà nước, triển khai trước 30/4/2025.

Đại diện Tập đoàn Vingroup phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đại diện Tập đoàn Vingroup phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ chín, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Thứ mười, các cơ quan báo chí truyền thông đẩy mạnh các chương trình thúc đẩy nhà ở xã hội, tạo động lực, truyền cảm hứng cho toàn xã hội, người dân, doanh nghiệp, biểu dương những cách làm hay, kinh nghiệm tốt…

Về các kiến nghị, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo để Chính phủ đề xuất có thẩm quyền với các nội dung vượt thẩm quyền của Chính phủ (như liên quan đấu thầu, chỉ định thầu, giao đất, mô hình tài chính phù hợp, mức lợi nhuận phù hợp, ủy quyền cho các tỉnh, thành phố mở rộng vốn cho doanh nghiệp, ưu đãi hạ tầng, thủ tục hành chính…); trong đó có đề xuất ban hành nghị quyết của Chính phủ để thí điểm chỉ định thầu trong thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Đại diện Tổng công ty Viglacera phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đại diện Tổng công ty Viglacera phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nâng cao trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp triển khai các dự án nhà xã hội thực hiện đúng quy định, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Đối với các dự án nhà ở xã hội đã lựa chọn chủ đầu tư, các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện các thủ tục pháp lý để khởi công xây dựng theo các đồ án quy hoạch và chấp thuận chủ trương đầu tư đã được phê duyệt.

Khi triển khai các dự án nhà ở xã hội, các đơn vị cần bảo đảm chất lượng tốt nhất, đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật (điện, đường, nước sạch,…), đầu tư đồng bộ hạ tầng xã hội (như: trường học, mầm non, vườn hoa, công viên, khu vui chơi, nhà văn hóa,…). Sau khi khởi công dự án nhà ở xã hội cần nhanh chóng cung cấp, công bố công khai, đầy đủ các thông tin liên quan đến dự án để người dân biết đăng ký mua, thuê mua, thuê.

Đại diện lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp bất động sản lớn dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đại diện lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp bất động sản lớn dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đơn vị khẩn trương triển khai khởi công, đảm bảo tiến độ hoàn thành các công trình trên quỹ đất 20% cho nhà ở xã hội. Các chủ đầu tư dự án khu công nghiệp khẩn trương triển khai xây dựng nhà lưu trú đảm bảo chỗ ở cho công nhân trong khu công nghiệp; chủ động rà soát đối tượng, điều kiện, đăng ký với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để được công bố trong danh mục vay vốn ưu đãi từ gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng.

Thủ tướng cũng yêu cầu nghiên cứu quy định các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài được mua, thuê nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động, tinh thần là lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với các địa phương, Thủ tướng yêu cầu phải thành lập Ban chỉ đạo về phát triển nhà ở xã hội. Đối với các dự án đã khởi công xây dựng thì phải quyết tâm hoàn thành, đưa vào sử dụng ngay trong năm 2025. Các địa phương có nhu cầu về nhà ở xã hội lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM, nâng cao trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, gương mẫu, đi đầu trong việc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, hoàn thành mục tiêu được giao tại đề án. Riêng TP HCM và Hà Nội, mỗi địa phương phải hoàn thành 100.000 căn hộ tới năm 2030 (chỉ tiêu hiện tại là TP HCM gần 67.000 căn, Hà Nội gần 45.000 căn).

Cùng với đó, thực hiện nghiêm quy định về việc dành quỹ đất làm nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp và 20% quỹ đất ở trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo pháp luật.

Đại diện các bộ, ban, ngành dự và phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đại diện các bộ, ban, ngành dự và phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại các địa phương có nhu cầu nhà ở xã hội lớn phải quy hoạch, bố trí các dự án nhà ở xã hội độc lập tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô phù hợp, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; bố trí kinh phí, tổ chức giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch làm nhà ở xã hội để triển khai các thủ tục lựa chọn chủ đầu tư.

Thủ tướng yêu cầu chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ vướng mắc trong việc phối hợp công tác của các sở, ngành, quận, huyện, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (lập, phê duyệt dự án, lựa chọn chủ đầu tư, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng …) để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội.

Đại diện các bộ, ban, ngành dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đại diện các bộ, ban, ngành dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cơ quan chức nănghẩn trương xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện phát triển nhà ở xã hội hàng năm và 5 năm; căn cứ chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở và chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội được Thủ tướng Chính phủ giao để bố trí ngân sách địa phương thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để có quỹ đất sạch phát triển nhà ở xã hội; cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để ủy thác theo thẩm quyền cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở.

Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc, xử lý nghiêm các vụ việc lừa đảo, vi phạm pháp luật trong phát triển nhà ở xã hội.

Đọc thêm

Chuẩn sống mới cho gia đình trẻ hiện đại tại vùng ven đô Nội thất

Chuẩn sống mới cho gia đình trẻ hiện đại tại vùng ven đô

TTTĐ - Giá nhà tăng cao và quỹ đất khan hiếm tại TP Hồ Chí Minh đang thúc đẩy xu hướng dịch chuyển ra các đô thị vệ tinh. Bắc Bình Dương với hạ tầng ngày càng hoàn thiện cùng dư địa phát triển lớn, trở thành lựa chọn hấp dẫn cho cả nhà đầu tư lẫn các gia đình trẻ. Trong đó, Alana City - khu đô thị hiện đại được đánh giá là dự án định hình một chuẩn sống mới, đồng bộ và đa tiện ích giữa vùng đất đầy tiềm năng.
Long An đẩy mạnh hợp tác, xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản Nhịp sống phương Nam

Long An đẩy mạnh hợp tác, xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản

TTTĐ - Nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, mở rộng cơ hội đầu tư và tăng cường kết nối với các đối tác Nhật Bản, Đoàn công tác tỉnh Long An do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út dẫn đầu sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 30/3 đến 4/4.
VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố 45.000 tỷ đồng Thị trường

VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố 45.000 tỷ đồng

TTTĐ - Sau thành công của Gói vay căn hộ, nhà phố năm 2024 với đặc tính “Vay nhanh, trả dễ”, góp phần giúp hơn 15.000 gia đình Việt sở hữu căn nhà mơ ước, Ngân hàng Quốc tế (VIB) đã chính thức ra mắt gói Vay mua căn hộ, nhà phố năm 2025 quy mô 45.000 tỷ đồng, cùng với nhiều tính năng ưu việt và lợi ích cao dành cho khách hàng.
Bất động sản ven Hội An và Điện Bàn đang tạo sức hấp dẫn Thị trường

Bất động sản ven Hội An và Điện Bàn đang tạo sức hấp dẫn

TTTĐ - Quảng Nam có nhiều lợi thế để trở thành “đầu tàu” kinh tế tại khu vực duyên Hải miền Trung. Với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, việc quy hoạch mở rộng không gian đô thị đang được chính quyền địa phương hết sức chú trọng.
Gamuda Land tổ chức sự kiện vinh danh với hơn 1.500 môi giới bất động sản tham gia tại Celadon City Thị trường

Gamuda Land tổ chức sự kiện vinh danh với hơn 1.500 môi giới bất động sản tham gia tại Celadon City

TTTĐ - Nhà phát triển bất động sản thành danh trên thị trường quốc tế Gamuda Land vừa chính thức tổ chức lễ vinh danh các sàn môi giới bất động sản đã đồng hành cùng Celadon City tại thị trường phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM).
Khởi động mạnh mẽ thị trường bất động sản Quảng Nam Thị trường

Khởi động mạnh mẽ thị trường bất động sản Quảng Nam

TTTĐ - Giới kinh doanh bất động sản nhận định, dự án Riveria Hội An Complex tại Điện Bàn được kì vọng tạo nên sức hút, trở thành điểm sáng trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khu vực ven Hội An của tỉnh Quảng Nam.
Chứng minh thu nhập mua nhà ở xã hội: Còn nhiều rào cản! Thị trường

Chứng minh thu nhập mua nhà ở xã hội: Còn nhiều rào cản!

TTTĐ - Nhà ở xã hội (NƠXH) được xem là "phao cứu sinh" cho những người lao động có thu nhập thấp, mong muốn an cư lạc nghiệp tại các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội. Tuy nhiên trên thực tế, “chiếc phao” này không dễ dàng chạm tới, đặc biệt khi thủ tục chứng minh thu nhập đang trở thành một "cửa ải" đầy thách thức đối với không ít người muốn mua NƠXH.
Cán bộ "dám nghĩ, dám làm" được ưu tiên thuê nhà ở xã hội Thị trường

Cán bộ "dám nghĩ, dám làm" được ưu tiên thuê nhà ở xã hội

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có quyết định quy định việc ưu tiên đối tượng được thuê nhà ở xã hội do Nhà nước xây dựng bằng vốn đầu tư công. Trong đó, đáng chú ý là việc cán bộ năng động, dám nghĩ, dám làm cũng được ưu tiên thuê nhà ở xã hội.
TP Hồ Chí Minh cấm cho thuê căn hộ chung cư ngắn ngày Thị trường

TP Hồ Chí Minh cấm cho thuê căn hộ chung cư ngắn ngày

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh quy định chỉ các dự án căn hộ du lịch mới được khai thác cho thuê lưu trú ngắn ngày, căn hộ để ở không được kinh doanh loại hình này.
“Điểm nóng” thị trường bất động sản vùng ven Thị trường

“Điểm nóng” thị trường bất động sản vùng ven

TTTĐ - Bình Dương duy trì vị thế "thủ phủ công nghiệp" với tốc độ đô thị hóa cao và dòng vốn FDI dồi dào. Sự dịch chuyển đầu tư, nhu cầu nhà ở và quy hoạch đô thị đang tái định hình thị trường, mở ra cơ hội tại các khu vực giàu tiềm năng.
Xem thêm