Tag

Dạy học trò bằng cả trái tim

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 13/11/2023 12:35
aa
TTTĐ - “Lúc còn nhỏ, gia đình tôi ở cạnh một trường mẫu giáo, gọi là trường nhưng thực tế chỉ có hai lớp học, một lớp dành cho nhóm nhà trẻ và một lớp dành cho nhóm khoảng 4-6 tuổi. Hằng ngày được xem các em học chữ, tập múa tập hát rất vui, khiến một đứa bé 8 tuổi là tôi lúc bấy giờ khát khao mãnh liệt rằng: Lớn lên mình sẽ làm cô giáo và chắc chắn phải làm cô giáo!”.
Cô giáo “gieo chữ” ở Bát Mọt và niềm hạnh phúc giản dị Cô hiệu phó với sáng kiến đồ dùng dạy học 0 đồng Cô giáo Hà Nội dựng kho học liệu số, gỡ khó dạy tích hợp

Cô Nguyễn Thị Thu Hương, giáo viên trường THCS Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã kể lại như vậy.

Tận tụy, sẻ chia với học trò

Theo đuổi ước mơ, năm 2000, cô thi đỗ vào khoa Ngữ văn - Lịch sử, trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La. Năm 2003 ra trường, với sức trẻ, khí thế của một cô gái 21 tuổi, cô xung phong đi nhận công tác tại một trường thuộc xã vùng III - trường THCS Bản Lầm, huyện Thuận Châu. Ngày đó, xã chưa có điện, đường đất thì trơn trượt lầy lội, có đoạn dốc đá treo leo, muốn từ nhà tới trường, cô Hương phải đi bộ cả ngày nhưng cô cho rằng, với quyết tâm và lòng đam mê thì không gì là không vượt qua được.

“Quãng thời gian đó thật hạnh phúc và kì diệu khi tôi có thêm rất nhiều đồng nghiệp tốt, những học sinh ngoan, tuổi gần bằng tuổi cô và một người bạn đời dân tộc Thái, đồng thời cũng là đồng nghiệp công tác tại trường”, cô Hương chia sẻ.

Cô giáo
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương

Sau 6 năm, cô giáo trẻ được UBND huyện Thuận Châu điều chuyển đến nhận công tác tại trường THCS Tông Lạnh. Trường tuy ở gần đường lớn, đi lại thuận tiện hơn nhưng nhiều khó khăn mới lại nảy sinh, khi đa số học sinh là người dân tộc, có bố mẹ đi làm thuê ở các tỉnh miền xuôi. Tới thăm nhà học trò, cô không khỏi nghẹn ngào khi thấy mấy đứa trẻ tự trông coi, nấu nướng, ăn ở với nhau, hoặc có em may mắn thì được gửi đến ở với ông, bà đã già yếu.

“14 năm công tác tại trường THCS Tông Lạnh, tôi luôn cảm nhận đây là ngôi trường hạnh phúc, khi lãnh đạo cấp trên rất quan tâm, các thế hệ Ban Giám hiệu, đồng nghiệp luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên phát huy năng lực sở trường.

Quãng thời gian này, tôi được lao động, cống hiến, sáng tạo và thỏa khát khao dạy học mà hồi thơ bé hằng ấp ủ ước mơ”, cô Hương chia sẻ.

Giai đoạn khó khăn nhất có lẽ là khi bùng phát dịch COVID-19, với khẩu hiệu “Dừng đến trường nhưng không dừng học” nhưng cô Hương và đồng nghiệp vẫn hoang mang không biết làm sao khi thiết bị điện tử thiếu, mạng internet yếu.

Người ta nói: “Không muốn sẽ có cớ, muốn sẽ có cách” và bằng nhiều hình thức như học qua truyền hình, online, qua tài liệu mà thầy, cô mang đến tận nhà phát…, tập thể nhà trường đã hoàn thành tốt mục tiêu đã đặt ra cho năm học.

Giỏi dạy học, đảm việc nhà

Trong quá trình giảng dạy, cô luôn tìm tòi những phương pháp mới để học sinh hiểu bài hơn. Liên tục từ năm 2015 - 2023, cô đều viết sáng kiến cải tiến quá trình dạy học, khơi gợi ngọn lửa đam mê Văn học trong các em bùng cháy, dạy học trò với tất cả kiến thức có từ trái tim, chứ không chỉ đến từ những cuốn sách.

Cô Hương cùng đồng nghiệp trước giờ diễn văn nghệ
Cô Hương cùng đồng nghiệp trước giờ diễn văn nghệ

“Mỗi lần các em gọi điện báo tin đã trúng tuyển đại học hay báo: “Cô ơi em được đi làm, em được làm đồng nghiệp với cô rồi”, tôi cảm thấy trào dâng nước mắt”, cô Hương bày tỏ.

Bên cạnh công việc trường lớp, cô vẫn phải đảm nhiệm tốt vai trò của một người con khi chăm sóc bố, mẹ chồng và mẹ đẻ tuổi đều ngoài 80. Trong đó, bố chồng bị tai biến đã phẫu thuật nhiều lần, cần hỗ trợ mọi việc từ ăn uống đến tắm rửa và mẹ đẻ bị tai nạn gãy xương cột sống, gẫy chân, mọi sinh hoạt cá nhân đều nằm trên giường bệnh đã gần 8 năm nay.

Cô Nguyễn Thị Thu Hương trải lòng: “Thú thực tôi chỉ “dám ốm” nửa ngày, chưa bao giờ “dám ốm” tới một ngày, bởi tôi hiểu rất nhiều người thân đang cần mình hỗ trợ”.

Là giáo viên, cô thấy rất tự hào và hãnh diện khi nói về nghề nghiệp của mình. Từ xưa, ông bà ta đã đúc rút: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” hay “Không thầy đố mày làm nên”. Thế nên, không tự hào sao được khi những người theo nghề này được ví là “những kỹ sư tâm hồn”, giáo dục luôn được đánh giá là “sự nghiệp trăm năm”. Với những mức độ khác nhau, nữ nhà giáo tin rằng, nghề giáo chân chính thì thời nào cũng đáng được trân trọng.

Được trở thành một nhà giáo là cả một bầu trời ước mơ từ thuở còn thơ bé đến khi đã trưởng thành, với trách nhiệm cao cả mà xã hội giao cho, cô giáo Hương nguyện cố gắng để trở thành một người giáo viên tốt, tiếp thêm tay chèo để lái con đò tri thức được cập bến thành công.

“Để thực hiện được điều đó, tôi phải lao động thật nghiêm túc, không ngừng học tập, rèn luyện, luôn tu dưỡng đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Chỉ những ai đã và đang đứng trên bục giảng thì mới cảm nhận được niềm hạnh phúc và sự cao quý quá đỗi của nghề dạy học. Nghề mà những nhọc nhằn, trăn trở cũng chính là vinh quang. Tôi yêu nghề. Tôi hạnh phúc với nghề”, cô Nguyễn Thị Thu Hương bày tỏ.

Cô Nguyễn Thị Thu Hương là một trong những tấm gương tiêu biểu được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023.

Đọc thêm

Trang sách hay thay đổi những cuộc đời Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trang sách hay thay đổi những cuộc đời

TTTĐ - “Tôi vẫn nhớ khoảnh khắc đọc xong cuốn sách lần đầu tiên. Nặng nề, u ám, thê lương. Sự thật trong cuốn sách khốc liệt và đau thương quá đỗi thế nhưng dù nước mắt rơi không ngừng trong đêm lạnh lẽo, tôi vẫn cảm nhận được những giây phút rất đẹp, rất tình người toát lên từ câu chuyện của họ, để tôi phải trầm ngâm suy nghĩ và nhìn lại chính mình”.
Những sáng kiến làm lợi hàng tỷ đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những sáng kiến làm lợi hàng tỷ đồng

TTTĐ - “Hệ thống xác thực sinh trắc học tập trung FaceID cho khối ngân hàng” và “Xây dựng API đồng bộ hệ thống văn bản và thông tin lưu trữ hồ sơ” là 2 trong số công trình, giải pháp, sản phẩm sáng tạo, sáng kiến tiêu biểu năm 2024. Đây là những sáng kiến của bạn trẻ đã được ứng dụng thực tiễn làm lợi cho cộng đồng.
Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh ra quân chiến dịch Xuân tình nguyện 2025 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh ra quân chiến dịch Xuân tình nguyện 2025

TTTĐ - Sáng 22/12, Thành đoàn và Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức ra quân Chiến dịch Xuân tình nguyện lần thứ 17 - năm 2025. Chiến dịch tiếp tục trở thành điểm hẹn tình nguyện sôi động của tuổi trẻ thành phố Bác mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Nữ sĩ quan mũ nồi xanh kể chuyện nhiệm vụ “sứ giả hòa bình" Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ sĩ quan mũ nồi xanh kể chuyện nhiệm vụ “sứ giả hòa bình"

TTTĐ - Đại úy Vũ Nhật Hương, Trợ lý Phòng Hợp tác Quốc tế, Cục Gìn giữ hoà bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng) luôn thể hiện sự chuyên nghiệp, sáng tạo, kỷ luật cao hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đại úy Hương cho biết, với trách nhiệm cao cả là “sứ giả hòa bình” tại Liên Hợp Quốc, sẽ tiếp bước truyền thống hào hùng của dân tộc, góp phần tỏa sáng hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, bộ đội cụ Hồ trong thời đại mới.
5.000 người dân Thủ đô tham gia “Tiếp cận y tế toàn diện” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

5.000 người dân Thủ đô tham gia “Tiếp cận y tế toàn diện”

TTTĐ - Ngày 21/12, tại Hà Nội, lễ mít tinh “Tiếp cận y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh”, chào mừng thành công Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX được tổ chức với sự tham gia của hơn 5.000 thanh niên và người dân Thủ đô.
Vươn xa thanh niên - Tự tin bước vào kỷ nguyên mới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vươn xa thanh niên - Tự tin bước vào kỷ nguyên mới

TTTĐ - Trong không khí sôi động của Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, Thành đoàn - Hội LHTN Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Vươn xa thanh niên”.
Khát vọng làm giàu trên quê hương Phình Hồ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khát vọng làm giàu trên quê hương Phình Hồ

TTTĐ - Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam lần thứ IX, Sùng A Tủa, Ủy viên Uỷ ban Hội LHTN tỉnh Yên Bái đã có phần tham luận truyền cảm hứng đến bạn trẻ cả nước từ những việc làm thiết thực cống hiến cho cộng đồng và khát vọng làm giàu trên quê hương.
Khơi dậy lòng yêu nước của tuổi trẻ qua các câu chuyện lịch sử Nhịp sống trẻ

Khơi dậy lòng yêu nước của tuổi trẻ qua các câu chuyện lịch sử

TTTĐ - Câu chuyện của những người trở về từ “mưa bom, bão đạn” ấy đã truyền lửa cho thế hệ trẻ lý tưởng anh hùng cách mạng. Từ đó, khơi dậy trong tuổi trẻ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, truyền thêm bản lĩnh về sức mạnh và trí tuệ Việt Nam.
Ấn tượng chương trình “Tự hào Việt Nam: Hát mãi khúc quân hành” Nhịp sống trẻ

Ấn tượng chương trình “Tự hào Việt Nam: Hát mãi khúc quân hành”

TTTĐ - Tối 19/12, Cung Thanh niên Hà Nội phối hợp với nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình nghệ thuật "Tự hào Việt Nam: Hát mãi khúc quân hành” nhằm chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX nhiệm kỳ 2024-2029. Chương trình đã mang đến cho các bạn đoàn viên, thanh niên và người dân Thủ đô những trải nghiệm sâu sắc, kết nối lịch sử và hiện tại và góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc
Tuổi trẻ tiên phong - đổi mới - sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ tiên phong - đổi mới - sáng tạo

TTTĐ - Ngày 19/12, Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đại hội có chủ đề "Tuổi trẻ tiên phong - đổi mới - sáng tạo".
Xem thêm