Tag

Đẩy mạnh công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm

Nông thôn mới 28/07/2019 09:33
aa
TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong tháng 7/2019, dịch bệnh thông thường trên đàn gia súc, gia cầm vẫn diễn biến khá phức tạp. Để đối phó với dịch bệnh, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã tăng cường giám sát, thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm.

Đẩy mạnh công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm

Các địa phương cần tăng cường giám sát, thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm

Bài liên quan

Hà Nội bổ sung gần 98 tỷ đồng phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hà Nội: 17 quận, huyện đã qua 30 ngày không phát sinh dịch tả lợn châu Phi

Tiếp tục phát huy các lợi thế trong công tác xây dựng nông thôn mới

Tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tăng thu nhập và bảo vệ môi trường

Báo cáo tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Hiện tại một số trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố đang gặp không ít khó khăn khi đàn vật nuôi mắc phải một số dịch bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Cụ thể, đối với đàn trâu, bò chủ yếu mắc bệnh tụ huyết trùng, ngoại khoa, sản khoa, tiêu chảy, viêm phổi. Tỷ lệ ốm trên tổng đàn là 0,36%, tăng 15,1% so với tháng trước, tỷ lệ chết do ốm chiếm 1,1%.

Đối với đàn lợn chủ yếu mắc các bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng, tiêu chảy, ngoại khoa và các bệnh khác do thời tiết. Tỷ lệ lợn ốm trên tổng đàn là 0,43%, tăng 7,1% so với tháng trước, tỷ lệ chết do ốm là 15,3%. Còn đàn gia cầm chủ yếu mắc các bệnh Newcatle, tụ huyết trùng, dịch tả vịt, Gumboro. Tỷ lệ ốm trên tổng đàn là 0,14%, giảm 8,4% so với tháng trước, tỷ lệ chết do ốm chiếm 12,9%.

Do tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến khá phức tạp nên trong tháng 7/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội vẫn duy trì trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cáo hàng ngày qua đường dây nóng của TP trong công tác phòng, chống dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Đồng thời, Sở cũng chỉ đạo hệ thống thú y cơ sở giám sát dịch bệnh chặt chẽ đến tận hộ chăn nuôi trên địa bàn. Thông tin báo cáo, điều tra, xác minh kịp thời khi có ổ dịch xảy ra tới các cơ quan chức năng và đông đảo người dân..

Đặc biệt, trong tháng 7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp thực hiện các chương trình của Viện Thú y, Cục Chăn nuôi (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), CDC, FAO, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã lấy 133 mẫu swab gộp, 3 mẫu gộp phân giám sát cúm gia cầm tại các chợ buôn bán gia cầm sống để giám sát chủ động vi rút cúm gia cầm. Các trạm chăn nuôi và thú y thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã thực hiện tiêm phòng bổ sung các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo kế hoạch.

Bên cạnh đó, công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y cũng được đẩy mạnh. Các đơn vị thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập về, xuất ra ngoài cơ sở. Các chốt liên ngành và trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông và chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị bệnh động vật duy trì hoạt động bình thường.

Đối với điểm nóng là bệnh dịch tả lợn châu Phi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cũng tiếp tục tham mưu UBND thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, triển khai công tác chăn nuôi, thú y. Đặc biệt tăng cường giám sát, thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm.

Ngoài ra, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh tới từng hộ, thôn, xóm, cụm dân cư, bảo đảm phát hiện, báo cáo kịp thời, khoanh vùng, khống chế không để dịch bệnh lây lan. Duy trì trực 24/24 giờ tiếp nhận thông tin về dịch bệnh và an toàn thực phẩm phản ánh qua đường dây nóng. Chi cục cũng thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến, biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm kịp thời cung cấp thông tin, nâng cao năng lực hệ thống ngành, hướng dẫn người chăn nuôi. Đặc biệt, các cơ quan chức năng vẫn phải tiếp tục lấy mẫu ngẫu nhiên để test nhanh với bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các cơ sở giết mổ, nơi nguy cơ cao.

Đọc thêm

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân Nông thôn mới

Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn, qua đó, góp phần triển khai hiệu quả cuộc vận động giải phóng mặt bằng (GPMP) phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Xem thêm