Tag
Huyện Phúc Thọ (Hà Nội)

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững

Nông thôn mới 10/08/2022 15:44
aa
TTTĐ - Thực hiện chủ trương phát triển “tam nông” của thành phố Hà Nội, huyện Phúc Thọ đã tích cực đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững. Qua đó, từng bước nâng cao giá trị kinh tế, gia tăng thu nhập cho người nông dân trên địa bàn huyện.
Thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân, phục hồi phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững "Luồng gió mới" trong sản xuất rau an toàn Phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề Kinh tế nông nghiệp - Ngành truyền thống mang sứ mệnh hiện đại Điểm giao lưu, hợp tác giữa người tiêu dùng Thủ đô với các chủ thể OCOP

Phát triển thương hiệu cho nông sản chủ lực

Là địa phương thuần nông, sản xuất nông nghiệp vẫn được huyện Phúc Thọ đặc biệt chú trọng phát triển. Theo thống kê, toàn huyện hiện có gần 7.000ha đất nông nghiệp, chiếm 58,5% tổng diện tích tự nhiên, phân chia thành 2 vùng bãi và vùng đồng. Thời gian qua, huyện tập trung chỉ đạo quyết liệt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao.

Với sự hỗ trợ của của các sở ngành thành phố Hà Nội, huyện đã xây dựng được nhiều mô hình liên kết chuỗi, phát triển thương hiệu cho một số nông sản chủ lực. Cùng với đó, Phúc Thọ cũng thực hiện phân vùng trong sản xuất nông nghiệp như: Vùng hoa, cây cảnh; Vùng chuối Vân Nam; Vùng bưởi Vân Hà…

Nhờ đó, cơ cấu cây trồng chuyển đổi theo hướng tích cực, diện tích các vùng sản xuất lúa kém hiệu quả giảm dần, diện tích trồng rau, hoa và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao ngày một tăng lên.

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững
Huyện Phúc Thọ cũng thực hiện phân vùng trong sản xuất nông nghiệp như vùng bưởi Vân Hà

Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ Lê Thị Kim Phương cho biết: Đến nay toàn huyện đã phát triển được 480ha rau an toàn tập trung; 454ha hoa cây cảnh; 1.002ha cây ăn quả. Cùng với đó, huyện có 28ha diện tích ứng dụng công nghệ cao; 3.063ha lúa chất lượng cao (lúa thơm và lúa nếp). Đồng thời, Phúc Thọ đã hình thành được 8 chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

“Nhiều nông sản đã được công nhận nhãn hiệu tập thể như: Bưởi Phúc Thọ, bưởi Tam Vân, chuối Vân Nam, cà dầm tương và tương nếp Tam Hiệp; Thịt lợn rừng Nguyên Hưng, thịt lợn sinh học Phúc Thọ, rau an toàn Xuân Phú. Một số sản phẩm nông sản đã sử dụng tem QRcode để truy xuất nguồn gốc…”, bà Lê Thị Kim Phương nói.

Tạo động lực cho Nông thôn mới

Để phát triển nhanh và đúng hướng, trong giai đoạn tới, bên cạnh sự quan tâm của thành phố, huyện Phúc Thọ xác định sẽ phát huy nội lực, khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của địa phương, đặc biệt là nguồn nhân lực.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn cho biết: “Huyện Phúc Thọ đã xây dựng và triển khai đề án “Phát huy giá trị tinh thần cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của người Phúc Thọ”. Từ đây, Phúc Thọ xây dựng thành công huyện Nông thôn mới điển hình tiên tiến, có kinh tế khá giả, môi trường xanh, nông nghiệp sạch, văn hóa đẹp, thực sự là miền quê đáng sống”.

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững
Huyện Phúc Thọ xác định sẽ phát huy nội lực, khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng Nông thôn mới

Đề án đã xác định một số chỉ tiêu chính như: Đến 2025, hoàn thành việc xây dựng quy hoạch chung của huyện, quy hoạch xây dựng Nông thôn mới các xã, thị trấn; Tái cơ cấu kinh tế, hình thành 3 vùng phát triển gồm vùng đô thị sinh thái, vùng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và vùng nông nghiệp chuyên canh, nông nghiệp công nghệ cao; Xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại làm động lực phát triển kinh tế vùng huyện.

Hiện, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 80%; Xây dựng 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao... Phúc Thọ từng bước xây dựng huyện Nông thôn mới điển hình tiên tiến… Tốc độ tăng tổng giá trị các sản phẩm chủ yếu giai đoạn 2020-2025 là 9%/năm; Trong đó công nghiệp tăng 10%/năm; Thương mại dịch vụ tăng 10%/năm; Nông nghiệp tăng 4%/năm; Thu nhập bình quân đến năm 2025 đạt 85 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm còn dưới 1%…

Để thực hiện mục tiêu đó, Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ Lê Thị Kim Phương cho biết: Đối với kinh tế nông nghiệp, huyện sẽ xây dựng ý thức tự giác, trách nhiệm xã hội của người dân trong việc sản xuất, chăn nuôi an toàn; Tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn.

Đồng thời, Phúc Thọ sẽ phát triển các mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao; Xây dựng nhãn hàng tập thể cho sản phẩm nông sản chủ lực, thương hiệu nông sản Phúc Thọ sạch, an toàn.

Mặt khác, Phúc Thọ sẽ triển khai thực hiện hiệu quả cuộc vận động “3 sạch”, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn; Thúc đẩy mạnh mẽ phong trào “Đẹp nhà, sạch ngõ, xanh làng”, “Đường có hoa, nhà có số, ngõ có tên”; Xây dựng các khu dân cư kiểu mẫu…; Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tinh thần của địa phương, xây dựng người Phúc Thọ thanh lịch, văn minh, nhân ái, hiếu khách.

Trang thông tin có sự phố hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Đọc thêm

Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Xem thêm