Tag

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức mua của người dân

Thị trường - Tài chính 17/02/2021 11:24
aa
TTTĐ - Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại một số tỉnh, thành phố trong giai đoạn gần Tết đã ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và mua sắm Tết của người dân. Nhiều địa phương đã dừng toàn bộ các hội chợ Tết, các lễ hội...
Nguy cơ lây lan dịch Covid-19 trong cộng đồng luôn thường trực Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Tập trung truy vết, tìm bằng được nguồn lây của bệnh nhân 2229 Phòng dịch Covid-19, học sinh Thái Bình và Tuyên Quang học trực tuyến Quảng Ninh: ra vào tỉnh phải có chứng nhận âm tính với SARS-CoV-2 Hà Nội: Đóng cửa các di tích, quán ăn đường phố, trà đá, cafe vỉa hè để phòng dịch

Sức mua tăng từ 3-5%

Theo báo cáo tình hình thị trường Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 của Bộ Công thương cho thấy, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại một số tỉnh, thành phố trong giai đoạn gần Tết đã ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và mua sắm Tết của người dân. Nhiều địa phương đã dừng toàn bộ các hội chợ Tết, các lễ hội...

Từ ngày 3/2 (tức 22 tháng Chạp năm Canh Tý), sức mua đối với các nhóm hàng thực phẩm tươi sống bắt đầu tăng lên (phục vụ lễ ông Công, ông Táo) nhưng do lo ngại dịch bệnh, hoạt động mua sắm của người dân cũng hạn chế hơn các năm trước.

Công tác chuẩn bị Tết đã được các địa phương triển khai sớm cùng với việc dự trữ hàng hóa theo Chương trình bình ổn thị trường tại các địa phương lớn đã giúp nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu Tết và cho các khu vực bị phong tỏa do dịch Covid-19 luôn được bảo đảm, giá hàng hóa bình ổn.

Ngoài ra, các địa phương cũng đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ đưa hàng hóa phục vụ bà con mua sắm Tết tại các xã, huyện vùng sâu, vùng xa, các xã đảo cách xa đất liền để bảo đảm nguồn hàng cho người dân được đón Tết đầy đủ.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức mua của người dân
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại một số tỉnh, thành phố trong giai đoạn gần Tết đã ảnh hưởng đến việc mua sắm của người dân

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc mua bán trực tuyến được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Tại các trung tâm thương mại, siêu thị, các biện pháp phòng, chống dịch được áp dụng để bảo đảm an toàn cho khách hàng và người bán hàng, giá hàng hóa được giữ ổn định, lượng hàng đa dạng cùng với nhiều chương trình khuyến mại được áp dụng nên vẫn thu hút được lượng tương đối lớn khách hàng đến mua sắm.

Tại các chợ dân sinh, mặc dù hàng hóa được cung ứng khá dồi dào, đa dạng, lượng mua hàng tuần gần Tết cũng tăng so với ngày thường nhưng không mạnh như các năm trước, giá hàng hóa không có biến động nhiều.

Theo Bộ Công thương, sức mua tổng thể của cả nước dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 chỉ tăng từ 3-5% so với tháng thường và tăng 7-10% so với cùng kỳ năm 2020.

Từ ngày mùng 2, mùng 3 Tết, một số doanh nghiệp phân phối và các hộ kinh doanh cá thể tại các chợ đã bắt đầu mở cửa khai xuân bán hàng trở lại, nhu cầu hàng hóa trong những ngày này chưa cao và chủ yếu tập trung vào các mặt hàng rau xanh, trái cây, thực phẩm tươi sống và các mặt hàng phục vụ việc thờ cúng.

Do nguồn cung khá dồi dào, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, sức mua không lớn nên giá phần lớn các mặt hàng giữ giá ổn định so với những ngày cận Tết. Các mặt hàng rau, củ, quả vụ đông khá dồi dào do thời tiết thuận lợi, giá tương đối thấp.

Tăng cường kiểm soát chất lượng, giá cả các loại gạo

Trong dịp Tết, nguồn cung các loại gạo cũng khá dồi dào, đa dạng và được các doanh nghiệp chuẩn bị từ khá sớm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp lễ, Tết cuối năm.

Theo báo cáo của Sở Công thương các địa phương, giá các loại gạo tẻ chất lượng cao như Tám Điện Biên, Séng Cù, Nam Hương, Gò Công... tăng khoảng 5-10% so với ngày thường và tương đương so với cùng kỳ năm trước. Giá các loại gạo nếp tăng nhẹ so với cùng kỳ Tết năm 2020, ước tăng khoảng 5-7%. So với cùng kỳ mọi năm, nhu cầu tiêu dùng các loại gạo có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Nhật Bản... giảm nhẹ, người dân có xu hướng tiêu dùng các loại gạo chất lượng cao trong nước.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức mua của người dân
Người dân tham quan mua sắm tại siêu thị trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021

Nhằm ổn định giá cả mặt hàng gạo, hầu hết các địa phương thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường đều đưa mặt hàng lương thực vào diện bình ổn giá… với giá bán ổn định và thấp hơn giá thị trường khoảng 5-10%. Tết Nguyên Đán Tân Sửu năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp nhưng do đã có kế hoạch từ trước nên tình hình cung - cầu lương thực trong nước được bảo đảm, không xảy ra tình trạng “găm hàng tăng giá” hoặc mất cân đối cung cầu.

Theo Sở Công thương các địa phương, năm nay các lực lượng chức năng như quản lý thị trường, thanh tra thị trường tiếp tục tăng cường công tác thanh tra kiểm soát về chất lượng cũng như giá cả các loại hàng hoá trong đó có mặt hàng gạo.

Cùng với đó, doanh nghiệp kinh doanh gạo cũng đã có ý thức trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc xuất xứ nên nhìn chung chất lượng gạo ngày càng được bảo đảm. Bên cạnh một số loại gạo bảo đảm chất lượng, sản xuất theo hướng organic hoặc hữu cơ thì một số loại gạo được tiêu dùng nhiều cũng bắt đầu đạt tiêu chuẩn gạo sạch và kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Hiện, giá một số loại gạo tẻ chất lượng cao khoảng 20.000 - 32.000 đồng/kg (tuỳ loại và địa phương). Mặc dù giá bán khá cao so với mặt bằng chung của thị trường nhưng theo Đánh giá, số lượng tiêu thụ tốt và phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của một bộ phận người tiêu dùng.

Giá các loại gạo trong dịp Tết nguyên Đán Tân Sửu diễn biến như sau: Giá các loại gạo tẻ thường nhìn chung ổn định, loại gạo phục vụ cho Tết như nếp, tám thơm và gạo đặc sản địa phương như tám Điện Biên, gạo Séng Cù Lào Cai... tăng khoảng 1.000-2.000 đồng/kg, theo quy luật thị trường, tương đương 5-7% so với các tháng thường trong năm và tăng khoảng 3-5% so với cùng kỳ năm trước.

Đọc thêm

Dự án STEP: Góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Dự án STEP: Góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Quản lý dự án STEP đã tổ chức tổng kết dự án Đẩy mạnh hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (STEP).
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp Thị trường - Tài chính

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

TTTĐ - Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số hóa quy trình giao dịch với khách hàng của Sacombank.
Quảng Ngãi: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm Kinh tế

Quảng Ngãi: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang lưu ý các chủ đầu tư tăng cường trách nhiệm, phối hợp giải quyết các vướng mắc, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu đến hết năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công đạt 80% kế hoạch vốn giao.
Tạo lập môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch, bình đẳng Kinh tế

Tạo lập môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch, bình đẳng

TTTĐ - Bộ Tài chính lưu ý, người dân khi mua xăng dầu yêu cầu nhân viên phải trả màn hình hiển thị kết quả đo lường về số 0 trước khi tiếp tục bán hàng để chống gian lận, bảo vệ người tiêu dùng.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 62.000 tỷ đồng Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 62.000 tỷ đồng

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với doanh thu bán lẻ hàng hóa trong tháng 10 ước đạt 6.211,8 tỷ đồng, tăng 11,87% so với cùng kỳ, lũy kế 10 tháng, ước đạt 62.026,08 tỷ đồng, tăng 12,98%.
Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT là không thực tế Thị trường - Tài chính

Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT là không thực tế

TTTĐ - Theo ĐBQH Trịnh Xuân An, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội, qua nghiên cứu và tham khảo từ các chuyên gia kinh tế, có thể thấy, nếu chiếu theo quy định của khoản 3, Điều 15, doanh nghiệp nào chỉ sản xuất một mặt hàng là phân bón mới được khấu trừ thuế, còn sản xuất 2,3,4 mặt hàng (trong đó có phân bón) thì không được khấu trừ. Điều này là không thực tế.
Khu thương mại tự do, động lực cho Đà Nẵng phát triển logistics Thị trường - Tài chính

Khu thương mại tự do, động lực cho Đà Nẵng phát triển logistics

TTTĐ - Đà Nẵng tiên phong mở ra một chương mới cho logistics Việt Nam với việc thành lập Khu thương mại tự do, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh Thị trường - Tài chính

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh

TTTĐ - Trong 10 tháng năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, tổng thu ngân sách đạt gần 90% dự toán.
Long An: Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024 Thị trường - Tài chính

Long An: Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024

TTTĐ - Ngày 14/11, UBND tỉnh Long An và Bộ Công thương tổ chức hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh Long An năm 2024. Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Minh Lâm chủ trì hội nghị.
Giá xăng RON95-III giảm còn 20.607 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III giảm còn 20.607 đồng mỗi lít

TTTĐ - Theo quyết định của liên bộ Công thương-Tài chính, tất cả mặt hàng xăng dầu cùng đi xuống từ 15 giờ hôm nay (14/11).
Xem thêm