Tag

Dịch vụ bán tinh trùng (kỳ 2): Những gã trai sống bằng nghề… cho con thiên hạ

Phóng sự 14/12/2016 22:41
aa
(TTTĐ) - Trước cổng Bệnh viện Tù Dũ (quận 1, TPHCM) lúc nào cũng có một nhóm “cò” chuyên lôi kéo bệnh nhân chữa vô sinh.

Dịch vụ bán tinh trùng (kỳ 2): Những gã trai sống bằng nghề… cho con thiên hạ

(TTTĐ) - Trước cổng Bệnh viện Tù Dũ (quận 1, TPHCM) lúc nào cũng có một nhóm “cò” chuyên lôi kéo bệnh nhân chữa vô sinh.

Dịch vụ bán tinh trùng (kỳ 1): Nỗi niềm cay đắng ở “xóm mong con” giữa Sài Gòn

Một thanh niên “khoe” nhiều lần bán tinh trùng, thụ thai thành công

Một thanh niên “khoe” nhiều lần bán tinh trùng, thụ thai thành công

“Tụi tui sẽ bao ăn ở, ngủ miễn phí 5 ngày và cho người đến “bơm” tinh trùng. Sau 5 ngày, về nhà nghỉ dưỡng 3 tháng sau quay lại kiểm tra. Tụi tui bảo đảm trong vòng 2 năm chưa có con sẽ trả lại tiền”, ông Hùng nói.

Lộ diện “cò” dụ dỗ bệnh nhân chữa vô sinh

Dù bệnh viện liên tục phát loa kêu gọi bệnh nhân và thân nhân đi cùng nên vào thẳng bên trong bệnh viện để được hướng dẫn khám chữa bệnh, không nên nghe theo lời các đối tượng này nhưng nhiều bệnh nhân vẫn bị dụ dỗ, nhất là nhữngngười đi chữa bệnh hiếm muộn.

“Nắm bắt được tâm lý người chữa bệnh hiếm muộn luôn mong ngóng có con bằng mọi giá nên các đối tượng “cò mồi” tìm cách tiếp cận bệnh nhân, lôi kéo về các phòng khám tư nhân để kiếm tiền hoa hồng. Nguy hiểm hơn là họ dụ dỗ bệnh nhân chữa bệnh bằng những biện pháp không đảm bảo an toàn, dễ lây bệnh tật”,một bác sĩ Khoa Sản của Bệnh viện Từ Dũ cho hay.

Trong vai vợ chồng, chúng tôi đến Bệnh viện Từ Dũ để chữa bệnh. Vừa đến cổng, chúng tôi được một người phụ nữ khoảng 35 tuổi tiếp cận, hỏi chuyện vồn vã. Sau khi chào hỏi kiểu thăm dò, nghe chúng tôi nói sống với nhau nhiều năm rồi nhưng chưa có con, người phụ nữ bắt đầu “lộ diện” là “cò”.

Bà ta giới thiệu rất rành rọt:“Chị tên Tâm, nhà gần bệnh viện. Hồi trước chị có làm hộ sinh ở Bệnh viện Từ Dũ hơn 10 năm, nhưng cái nghề này thu nhập không đủ sống nên đã nghỉ. Nhờ làm ở đây nên chị có nhiều “mối”trị bệnh vô sinhhay lắm. Tụi em muốn cứ theo chị, chị sẽ tư vấn tận tình và làm được việc mới trả tiền”.

Nói rồi, bà Tâm dẫn chúng tôi vào một con hẻm gần bệnh viện, có tên A1 Cống Quỳnh. Tấp vào một quán nước gần đó, bà nói:“Hai vợ chồng, ai là người kém khả năng có con? Nếu là chồng thì đơn giản, vợ thì hơi khó nhưng cũng có cách”. Theo bà Tâm, nếu nguyên nhân là do người chồng bị “tịt ngòi”, bà sẽ cho thuê một người đàn ông cao, to, khoẻ mạnhbán tinh trùng.

Còn nếu vợ không có khả năng sinh sản thì bà sẽ thuê người đẻ mướn. Chúng tôi chưa kịp phản ứng, bà Tâm cầm điện thoại nói chuyện với một ai đó:“Có khách đây nè. Nhanh ra địa điểm dẫn họ đi trị bệnh”.

Lúc sau, một người đàn ông khoảng 35 tuổi bước ra, tự xưng tên Hùng. Khi nghe nói người chồng không có khả năng sinh con, ông vỗ vai nói:“Dễ ẹt hà, cái này tôi lo được”. Chưa hiểu rõ vấn đề, chúng tôi thắc mắc:“Lo cách nào đây?”. Ông Hùng giải thích:“Tụi tui sẽ bao ăn ở, ngủ miễn phí 5 ngày và cho người đến “bơm” tinh trùng. Sau 5 ngày về nhà nghỉ dưỡng, 3 tháng sau quay lại kiểm tra. Tụi tui bảo đảm trong vòng 2 năm chưa có con sẽ trả lại tiền”.

Nhưng ông Hùng yêu cầu chúng tôi phải ký cam kết, không được khiếu nại. Ông Hùng phân bua:“Ở đây là tôi chỉ lo sau khi có con, rất dễ phát sinh rắc rối. Nếu chồng, vợ đồng ý thì phải chấp nhận cho người khác “bơm” tinh trùng. Được cái này thì phải mất cái nọ thôi”.

Thấy chúng tôi e dè, lo lắng, bà Tâm tiếp lời ông Hùng:“Có gì đâu mà sợ. Nói mấy cô, mấy cậu không tin chứ bên trong nhà tôi có đến 10 người đang ở lại điều trị. Phần lớn đang nằm để theo dõi kết quả có thụ thai hay không. Tụi tôi làm ăn lâu dài ở đây, năm này tháng nọ quanh quẩn con hẻm này làm sao mà lừa ai được. Lừa thì giờ này đi tù lâu rồi”.

Tin nhắn qua zalo mồi chài bán tinh trùng
Tin nhắn qua zalo mồi chài bán tinh trùng

Công nghệ “đánh tráo” tinh trùng

Theo giải thích của ông Hùng và bà Tâm, quy trình trị vô sinh rất đơn giản chỉ cần thuê phòng nghỉ gần phòng khám tư nhân hoặc bệnh viện, sau đó người bán tinh sẽ tìm cách “đánh tráo” không cần công nghệ, dụng cụ gì. Cụ thể, khi hai vợ chồng vào khám bác sĩ để chữa bệnh vô sinh, bác sĩ sẽ đưa một cái lọ cho người chồng chứa tinh trùng vào đấy nhằm mục đích lọc tinh trùng khoẻ mạnh để “bơm” cho người vợ. Tuy nhiên, thay vì lấy tinh trùng của người chồng, người vợ sẽ lấy tinh trùng từ người bán, đưa cho bác sĩ.

Sau khi giải thích, bà Tâm đưa cho chúng tôi xem danh sách nhữngngười có nhu cầu bán tinh trùng. Trong đó, sinh viên là chủ yếu. Danh sách được phân loại từng kiểu như độ tuổi, màu da, quê quán, trình độ học vấn, nhóm máu và thậm chí cân nặng và số đo 3 vòng. Mức giá bán ra là 15-18 triệu đồng/lần. Tuy nhiên, bà cho biết, có những “mối” đặc biệt, giá tầm 30-35 triệu đồng vì người bán tinh trùng trẻ, khoẻ mạnh khả năng có con cao.

Sau một hồi kiểm tra danh sách, chúng tôi quyết định chọn đại một thanh niên quê ở Long An để hẹn gặp mặt. Ngày hôm sau chúng tôi đến một quán cà phê trên đường Nguyễn Thiện Thuật (quận 3) để ông Hùng và bà Tâm cho gặp người bán tinh trùng. Ít phút sau chờ đợi, một thanh niên khá trẻ tuổi bước đến. Bà Tâm nhanh miệng giới thiệu:“Đây là anh sinh viên sẽ cung cấp tinh trùng cho vợ anh”.Không một chút ngại ngùng, người thanh niên nhanh chóng làm quen chúng tôi và hứa sẽ “bơm” 3 lần rồi mới lấy tiền. Cuộc gặp mặt chỉ diễn ra khoảng 5 phút rồi người này bỏ đi. Anh ta nói, sợ mọi người nhớ mặt, sau này có hậu quả gì phiền phức.

Thêm 1 tin nhắn mồi chài bán tinh trùng
Thêm 1 tin nhắnmồi chài bán tinh trùng

Chúng tôi giả vờ chê người này chưa đủ tiêu chuẩn, ông Hùng tỏ vẻ khó chịu. Vừa lôi chiếc laptop, ông vừa càm ràm:“Tướng tá người ta như thế mà còn chê. Nói không quá chứ không có ở đâu mà trị vô sinh rẻ như chỗ chúng tôi. Giá cả phải chăng và người cung cấp tinh trùng cũng phong phú”. Nói rồi, ông Hùng mở các file bên trong máy tính cho chúng tôi xem khuôn mặt từng người sẽ bán tinh trùng.

Thấy người mua vẫn chưa chọn được người, ông Hùng và bà Tâm tỏ vẻ bực bội, rồi để lại số điện thoại sau đó ra về. Trước khi rời khỏi quán cà phê, bà Tâm nhắn nhủ:“Vào bệnh viện chắc gì người ta trị được. Mà có trị được cũng mất nhiều năm vừa tốn tiền vừa tốn thời gian. Hai vợ chồng suy nghĩ kỹ nếu đồng ý thì liên lạc tôi”.

Để tìm hiểu rõ hơn, chúng tôi vào một diễn đàn dành cho những ai đang rơi vào tình trạnghiếm muộn con cái.Trong đó rất nhiều thông tin, lời mời kinh doanh, buôn bán tinh trùng. Thậm chí có người còn đăng tải cả giấy khám sức khoẻ, giấy xét nghiệm máu để “chào hàng”. Giá dịch vụ cho tinh trùng dao động từ 10-20 triệu đồng/lần thụtinh.

Chúng tôi thử liên lạc qua đầu số điện thoại 091765xxx. Đầu dây bên kia cho biết, từng bán tinh trùng cho 4 người và thụ thai thành công. Sau nhiều cuộc trò chuyện, chúng tôi quyết định hẹn gặp mặt tại một quán cà phê trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3). Đúng hẹn, người này đội nón kếp, mặc quần lửng bước vào quán nhưng không tiết lộ tên, tuổi, quê quán. Anh giải thích: “Cái này mình giao dịch xong thì không liên lạc để sau này khỏi phải truy tìm, phiền phức”.

Ông Hùng và bà Tâm là trong những người cò mồi, giới thiệu người bán tinh trùng
Ông Hùng và bà Tâm là trong những người cò mồi, giới thiệu người bán tinh trùng

Giá mà người này đưa ra là 10 triệu đồng/lần cho tinh trùng. Thậm chí nếu muốn “bơm” trực tiếp, anh ta cũng đáp ứng luôn. Tuy nhiên, anh ta ra điều kiện, sau khi bán tinh trùng xong anh sẽ cắt đứt mọi liên lạc và thay số điện thoại.“Sở dĩ phải làm vậy là vì có trường hợp gia đình đổ vỡ, người vợ tìm người cho tinh bắt nhìn nhận con, phiền phức lắm. Tôi bán để mưu sinh thôi chứ không muốn qua lại với khách hàng nhiều. Đặc biệt, tôi rất ghét có con”, anh này nói.

Chúng tôi hẹn về suy nghĩ thêm, sau đó sẽ phản hồi lại. Liên tiếp những ngày sau đó, qua zalo, chúng tôi liên tục nhận những tin nhắn, cuộc gọi mời giao dịch từ người này. Anh ta thuyết phục bằng cách hạ giá, từ 10 triệu đồng xuống 7 triệu rồi chốt 5 triệu.“Do em túng tiền quá nên phải giảm giá. Nhiều người làm theo cách này rồi mà, có gì mà phải lo”, anh ta thúc giục.

(Còn nữa)

An Nhiên- Yên Hòa

Tin liên quan

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Phóng sự

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm