Tag

Điều hành linh hoạt, cân bằng mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát

Tin tức 13/05/2024 13:03
aa
TTTĐ -Sáng 13/5 tại Nhà Quốc hội, ngay sau phát biểu khai mạc phiên họp thứ 33 của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2024. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về dự thảo nghị quyết tăng vốn cho Agribank Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khai mạc Phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp bất thường, xem xét công tác nhân sự
 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực

Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ bản đạt được kết quả tích cực.

10/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm, giải ngân vốn đầu tư công và xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông được đẩy mạnh là những thành tựu nổi bật, tạo tiền đề cho quá trình phục hồi tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo tại phiên họp.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo tại phiên họp

Về tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho biết, ngay từ đầu năm, Quốc hội đã tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 5 để xem xét những nội dung quan trọng, trong đó đã sửa đổi, thông qua Luật Đất đai và Luật Các tổ chức tín dụng. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã sát sao chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nhờ đó, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. GDP quý I ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023, cao nhất trong quý I từ năm 2020 đến nay và vượt kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Việc giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 30/4/2024 đạt 17,46% kế hoạch, cao hơn 1,81% cùng kỳ năm 2023, đã đẩy lượng vốn lớn ra nền kinh tế để hỗ trợ cho tăng trưởng. Vốn FDI đăng ký mới đạt hơn 7,1 tỷ USD, tăng 73,2%; vốn FDI thực hiện đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng 7,4%...

Công tác bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm, thực hiện kịp thời. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thông tin tuyên truyền tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh. Quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác bảo đảm an toàn giao thông được tăng cường, xử lý nghiêm vi phạm, nhất là về nồng độ cồn. Công tác đối ngoại, ngoại giao kinh tế, nhất là các hoạt động đối ngoại cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước được triển khai chủ động, tích cực, đạt được nhiều kết quả thiết thực.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và các đại biểu dự phiên họp.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và các đại biểu dự phiên họp

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, diễn biến tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024 cũng bộc lộ những khó khăn, thách thức.

Báo cáo thẩm tra sơ bộ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, tình hình triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, năm 2023, thu nội địa vượt 10,2%, thu từ dầu thô vượt 47,6% so với dự toán NSNN năm 2023. Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhận thấy, với kết quả thu NSNN tăng cao so với dự toán thể hiện sự cố gắng của cả hệ thống chính trị; các chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của Đảng, Quốc hội đã kịp thời phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế.

Việc triển khai nhiệm vụ chi NSNN cơ bản đã chấp hành các quy định của pháp luật. Tỷ lệ tăng chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên ở mức hợp lý so với dự toán. Việc kiểm soát bội chi NSNN thấp hơn so với dự toán đã góp phần bảo đảm an ninh tài chính, cân đối NSNN.

Về triển khai dự toán NSNN năm 2024, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh nêu rõ, tình hình phân bổ và giao dự toán NSNN về cơ bản tình hình hướng dẫn tổ chức thực hiện dự toán và thông báo nhiệm vụ thu, chi NSNN đã bảo đảm thời gian quy định. Thu NSNN 3 tháng ước đạt 33,3% dự toán, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Hầu hết các khoản thu nội địa đều đạt khá (trên 25%) so dự toán, 52/63 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ. Tuy nhiên, yếu tố thu NSNN 3 tháng đầu năm 2024 xuất phát từ tăng trưởng sản xuất, kinh doanh không nhiều mà nguyên nhân chủ yếu từ các khoản thu phát sinh quý IV và chênh lệch quyết toán năm 2023 hạch toán sang năm 2024…

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh báo cáo tại phiên họp.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh báo cáo tại phiên họp

Cần có những giải pháp để ổn định thị trường vàng

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024, cũng như đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2023, tình hình triển khai thực hiện dự toán NSNN năm 2024 đồng thời đánh bày tỏ đồng tình với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính, Ngân sách.

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ quan tâm, có những giải pháp để ổn định thị trường vàng, công tác quản lý giá vé máy bay, công tác phòng cháy chữa cháy. Đồng thời quan tâm tới vấn đề lừa đảo qua mạng xảy ra trong thời gian qua; có chính sách phát triển thể thao, đặc biệt là thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp…

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại phiên họp.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại phiên họp

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận và đánh giá cao công các điều hành của Chính phủ, sự nỗ lực quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Dù gặp nhiều thách thức nhưng kinh tế xã hội của nước ta đã đạt nhiều điểm sáng, năm 2023 hoàn thành 10/15 chỉ tiêu về kinh tế xã hội. GDP quý I/2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023, cao nhất trong quý I từ năm 2020 đến nay và vượt kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị Chính phủ có giải pháp đảm bảo cung ứng điện, đặc biệt sớm hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối đồng bộ với hệ thống điện Quốc gia, không để xảy ra tình trạng thiếu điện cho sinh hoạt và sản xuất. Cơ quan chức năng quan tâm chỉ đạo, theo dõi sát sao diễn biến thị trường vàng trong nước và thế giới, có phương án điều hành linh hoạt tỷ giá ngoại tệ để cân bằng mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, làm tốt công tác dự báo, tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán…

Kết luận nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đánh giá, năm 2023 dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự đồng hành, giám sát hiệu quả của Quốc hội; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ bản đạt được kết quả tích cực.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung phiên họp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung phiên họp

Năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, năm 2024 là năm “nước rút”, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, ngay từ đầu năm, Quốc hội đã tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 5 để xem xét những nội dung quan trọng, trong đó đã sửa đổi, thông qua Luật Đất đai và Luật Các tổ chức tín dụng. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã sát sao chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, dự toán NSNN và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bên cạnh kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 cũng còn hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, dự báo từ nay đến hết năm 2024, tình hình kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần tiếp tục triển khai hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024. Đồng thời, Chính phủ lưu ý bám sát tình tình trong nước và thế giới, điều hành kịp thời và hiệu quả, linh hoạt các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, nâng cao năng lực phân tích, dự báo… thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, không để xảy ra các cú sốc, ảnh hưởng tới đời sống Nhân dân và sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu…

Phó Chủ tịch Quốc hội giao Tổng Thư ký Quốc hội chỉ đạo tổng hợp ý kiến tại phiên họp, có thông báo kết luận nội dung phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi các cơ quan có liên quan để tổ chức thực hiện.

Đọc thêm

Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06 Tin tức

Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06

TTTĐ - Kết quả triển khai Đề án 06 của Hà Nội góp phần đặc biệt quan trọng trong dẫn dắt, tạo nguồn hứng khởi cho địa phương khác triển khai Đề án...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước Tin tức

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

TTTĐ - Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã diễn ra thành công tốt đẹp, trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô và đất nước.
Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Tin tức

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị Tin tức

Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung trình HĐND tỉnh, bảo đảm chất lượng, tiến độ và quy định để thảo luận, thống nhất trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII.
Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí Thời sự

Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí

TTTĐ - Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Nhịp sống phương Nam

Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về chỉ định tham gia BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025.
Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô Tin tức

Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô

TTTĐ - Kỳ họp thứ 19 của HĐND TP Hà Nội đã thông qua 15 Nghị quyết với tỷ lệ thống nhất cao. HĐND TP đề nghị UBND TP, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND TP đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
Ngày mai, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp thứ 8 Tin tức

Ngày mai, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp thứ 8

TTTĐ - Từ ngày mai (20/11), đợt 2 của kỳ họp thứ 8 sẽ bắt đầu. Trong đợt này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua nhiều dự án luật và nghị quyết quan trọng.
Mở rộng phân cấp, uỷ quyền trong giải quyết TTHC, đầu tư xây dựng Tin tức

Mở rộng phân cấp, uỷ quyền trong giải quyết TTHC, đầu tư xây dựng

TTTĐ - Phân cấp, uỷ quyền tạo được động lực, tính chủ động giải quyết nhiệm vụ, sát với thực tiễn, giảm tầng nấc trung gian, thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết. Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, Luật Thủ đô đã quy định các điều khoản trong giải quyết thủ tục hành chính và trong đầu tư xây dựng. HĐND TP Hà Nội đã cụ thể hoá các quy định, thông qua tại kỳ họp chuyên đề sáng nay (19/11).
Xem thêm