Tag

Đời chuột chũi trong rừng ma túy ở xứ người: Chui rúc trong lò thiêu tương lai (Kỳ 3)

Phóng sự 14/12/2016 22:36
aa
(TTTĐ) - Ở nhiều tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, Anh quốc được xem là xứ “đầu bảng” trong mục tiêu “xuất khẩu lao động”. Tiền thế chân, tiền “mua suất" đi Anh luôn cao ngất ngưởng, cao hơn nhiều so với tiền mua đường xuất cảnh lậu sang“xứ vàng” một thời là CHLB Đức (để buôn lậu thuốc lá).

Đời chuột chũi trong rừng ma túy ở xứ người: Chui rúc trong lò thiêu tương lai (Kỳ 3)

(TTTĐ) - Ở nhiều tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, Anh quốc được xem là xứ “đầu bảng” trong mục tiêu “xuất khẩu lao động”. Tiền thế chân, tiền “mua suất" đi Anh luôn cao ngất ngưởng, cao hơn nhiều so với tiền mua đường xuất cảnh lậu sang“xứ vàng” một thời là CHLB Đức (để buôn lậu thuốc lá).

>>Đời chuột chũi trong rừng ma túy ở xứ người:
* Người "rơm" buôn không gian đi trồng "cỏ" (Kỳ 1)
* Hành trình khốn khổ đến “miền đất hứa” (Kỳ 2)

Đời chuột chũi trong rừng ma túy ở xứ người: Chui rúc trong lò thiêu tương lai (Kỳ 3)
Cảnh sát Canada thu giữ cần sa tại một "trang trại"

Những “công nhân nông nghiệp” giàu bất thường

Dạo khoảng năm 2000, Đồng Hới vẫn đang là thị xã của tỉnh Quảng Bình, chưa lên thành phố. Mỗi lô đất 5m mặt tiền đường Ngô Gia Tự mới hình thành, rộng tổng cộng 75m2 có giá chừng 45 triệu đồng. Giá đất không cao nhưng người mua, có tiền để mua vẫn không nhiều.

Khoảng 5 năm sau, đất khu vực này và nhiều khu khác ở Đồng Hới bỗng tăng chóng mặt. Đến thời điểm 2010, mỗi lô đã có giá từ 1,8-2 tỷ đồng, tăng vọt 40 lần trong vòng 10 năm, cao ngang ngửa với giá đất ở TP. HCM, một trong những nơi đắtnhất nước.

Kinh doanh không mấy phát triển, khả năng sinh lợi của những lô đất mặt tiềnnày không cao, giá vẫn được đẩy lên điên khùng. Giá nào cũng có người mua. Nguyên nhân chủ yếu, tuy không được đề cập trong bất kỳ một hồ sơ báo cáo hay tài liệu nghiên cứu nào nhưng lại được tất cả người dân sở tại thừa nhận: donhững người đi Anh quay trở về… phá giá.

Lớp người này được xem là… thừa tiền, thừa luôn cả sự điên rồ. Năm 2006, có người ở đường Ngô Gia Tự bánmột lô đất 300 triệu đồng, bảo là lấy tiền “mua suất” xuất khẩu lao động sang Anh.

Khoảng 2 năm rưỡi sau anh ta quay trở về, nằng nặc đòi mua lại chính miếng đất cũ, lúc đó chủ mới đã xây lên một căn nhà đúc 3 tấm, hết tổng cộng 1,1 tỷ. Không có ý định bán, chủ mới của căn nhà đưa ra một cái giá rất tào lao, đến mức vô lý là 3,4 tỷ đồng cả đất lẫn nhà, mục đích để làm nản lòng chủ cũ khiến anh ta phải từ bỏ ý định đòi mua lại.

Không ngờ, ra giá buổi chiều, buổi tối anh chàng kia đã đánh xe hơi đến, chồng tiền ngay, đút giấy tờ nhà đất vào túi áo khoác và cho chủ nhà 3 ngày để… dọn đi! Lại nghe đâu anh ta chê ngôi nhà mới xây không vừa ý, đã có ý định đập bỏ, xây lại, nhưng sợ bị dòm ngó, dị nghị nên mới tạm gác.

Hỏi sang Anh làm gì mà lắm tiền thế, anh này ỡm ờ:“Làm vườn cho ông anh trai. Bên đó “công nhân nông nghiệp” lương cao lắm!”. Những taychơi hiểu chuyện trong khu phố, có người cũng từng từ Anh quốc quay về, có người đang tìm đường đi, nghe chuyện chỉ nhún vai cười khẩy:“Vẽ! giang hồ đòi ló đuôi tư sản! Trồng cần sa thì nói đại cho rồi”.

Nói vậy nhưng chính đám choai choai này lại lân la tìm anh chàng kia để dò hỏi, nhờ cậy chỉ đường để họ cũng đóng tiền mua một “vé” sang Anh.

Ở nhiều tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, Anh quốc được xem là xứ “đầu bảng” trong mục tiêu “xuất khẩu lao động”. Tiền thế chân, tiền “mua suất" đi Anh luôn cao ngất ngưởng, cao hơn nhiều so với tiền mua đường xuất cảnh lậu sang“xứ vàng” một thời là CHLB Đức (để buôn lậu thuốc lá).

Ông Hoàng Lộc quê gốc ở Hải Phòng.Là Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Anh, năm nào ông Hoàng Lộc cũng về nước, vừa thăm quê, vừa giải quyết một số công việc nằm trong chức phận của mình.

Tháng 9/2009, đắc cử Uỷ viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ VII (2009-2014), những chuyến đi - về của ông Lộc lại ngày càng thường xuyên hơn. Mỗi lần gặp chúng tôi là ông lại vò đầu bứt tai:“Họ phát rồ hết rồi. Biết là chỗ chết mà vẫn cứ ào ào lao sang Anh làm “dân rơm trồng cỏ”.

Ông Hoàng Lộc khẳng định:“Việt Nam và Anh chưa có hiệp ước xuất khẩu lao động. Toàn bộ những người này đều đi chui, đều là “dân rơm”. Ở Anh, sử dụng lao động bất hợp pháp, chủ sẽ bị luật pháp xử phạt rất nặng nên ít người dám thuê”.

Đời chuột chũi trong rừng ma túy ở xứ người: Chui rúc trong lò thiêu tương lai (Kỳ 3)
Bên trong một ngôi nhà của người Việt có liên quan đến trồng "cỏ'" (Ảnh ANND)

Theo phân tích của ông Lộc, không biết tiếng, không có chuyên môn, họa hoằn lắm mới có một vài “dân rơm” may mắn xin được một chân bồi bàn, phụ việc vặt hoặc làm nail (móng tay, móngchân) chui, lương theo giờ cao nhất chừng 6-7 bảng.

Tính ra có làm quần quật không nghỉ ngày nào, mỗi tuần cũng chỉ được chừng 400-500 bảng Anh. Làm 2 năm, không gặp chút bất trắc, tai nạn nào, họ thu được khoảng 40-50.000 bảng, trừ hết chi phí ăn ở, tiền đi tiền về, có tiết kiệm lắm họ cũng chỉ dành dụm chừng 15.000 bảng (xấp xỉ 500 triệu đồng tiền Việt).

Nhưng bất trắc, với nhữngngười không am tường luật pháp nước Anh, không biết tiếng Anh thì cứ gọi là xảy ra như cơm bữa. Bị bắt là mất trắng. Chỉ riêng việc đậu xe không đúng chỗ, chạy xe sai làn đường hoặc không đúng tốc độ qui định cũng đã có thể bị phạt mỗi lần hàng trăm bảng.

Định cư đã trên 20 năm như ông Lộc mà những lỗinày vẫn cứ vấpthường xuyên, riêng năm 2009 đã tốn trên 1.000 bảng tiền phạt. “Dân rơm” không muốn ngồi tù vì tộinhập cư bất hợp pháp thì chỉ có nước vứt xe chạy lấy người, mất đứt cả năm lương là cái chắc.

Muốn thu lại vốn và có tiền tỷ mua đấtmua nhà, sang đó họ chỉ có “trồng cỏ” chứ không thể làm gì khác.

Sự “hy sinh” của dân trồng cỏ

Điều tra viên Stephen Foote của Sở Cảnh sát London cho biết, “dân rơm” Việt Nam thường thuê những căn hộ lớn không người ở, những nhà xưởng cũ bỏ hoang… nằm biệt lập ở các khu hẻo lánh bên rìa các thành phố lớn để lập “trang trại” trồng “cỏ” (cần sa, tài mà).

Để tránh sự chú ý của người xung quanh, vườn trồng cần sa được thiết lập ở tầng áp mái hoặc tầng hầm. Tất cả cửa lớn, cửa nhỏ của căn phòng đều được bịt kín. Cửa kính và các khe hở được bịt chặt bằng chăn hoặc vải bạt dày để bảo đảm không một tia sáng nào có thể lọt ra ngoài.

Tất cả các khâu từ gieo hạt, trồng, tưới nước, chăm sóc, thu hoạch, sấy khô, xay nhỏ, trộn, đóng bánh… đều được tiến hành trong căn phòng này.

Cây cần sa được trồng trong các chậu nhỏ. Đất trồng, phân bón được bí mật chở từ nơi khác đến. Ngoài tự nhiên, cây cần sa cao tối đa khoảng 4m, mỗi năm chỉ thu hoạch được 1 vụ. Trồng trong chậu, cần sa chỉ cao chừng 1-2m, cứ 3 tháng lại cho thu hoạch một lần.

Phòng trồng cần sa được thiết kế lại toàn bộ với hệ thống thông gió, giàn phun nước riêng. Để bảo đảm nhiệt độ và ánh sáng cho cây phát triển, cứ cách 0,5m trên trần nhà lại được gắn một bóng đèn điện 600w, thắp sáng suốt đêm ngày.

Sau khi thu hoạch, cần sa được rửa sạch rễ, treo ngược lên những giá treo lắp sẵn và sấy khô bằng quạt gió trong điều kiện đèn điện mắc dày đặc, sáng liên tục. Vì thế, phòng trồng và sấy cần sa khi nào cũng nóng hầm hập như lò bánh mì, độ ẩm rất cao.

Thợ làm vườn ăn ngủ tại chỗngay trong các nhà vườn, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm sinh hoạt đã có chủ vườn cho người cung cấp tận nơi.Không rời đi đâu nửa bước, không được hít thở khí trời cho nên người họ luôn bị vắt kiệthoặc sấy cho khô cong.

Đời chuột chũi trong rừng ma túy ở xứ người: Chui rúc trong lò thiêu tương lai (Kỳ 3)
Nạn trồng cần sa và người Việt ở Anh

Giấc ngủ cũng diễn ra dưới ánh sáng chói loá, cộng với thái độ luôn cảnh giác nghe ngóng động tĩnh, nơm nớp lo bị cảnh sát bắt, bị băng nhóm khác đánh cướp hoặc xảy ra hoả hoạndo chập điện… khiến thần kinh họ luôn căng thẳng và suy nhược trầm trọng.

Hầu hết “dân rơm” đều biết rõ và nhắm tới mục đích “trồng cỏ” trước khi sang Anh. Đám lưu manh chuyên nghiệp, dân giang hồ ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, có sẵn thân nhân hoặc băng nhóm đang là chủ trang trại ở nước Anh thường rất sẵn sàng “ra đi” khi trót gây án, bị truy nã ở Việt Nam.

Làm “dân rơm” ở Anh xem ra cũng mất tự do, nhưng thu nhập rất cao. Sau khi bán và trừ chi phí, phần tiền lãi sẽ được ăn chia theo tỷ lệ đã thoả thuận giữa người làm công với chủ.

Tuỳ qui mô, một trang trại chi phímỗi mùa hết từ 20.000 - 50.000 bảng để sản xuất được từ 1000 - 3000 chậu cần sa, giá thị trường sau thu hoạchlà 200.000 - 5000.000 bảng.

Tháng 8/2009, một thợ làm vườn tên là Thanh Phạm, gần 50 tuổi bị tòa án Kingston Crown kết tội 30 tháng tù giam vì tội sản xuất cần sa tại một căn nhà ở Crutchfield Lane, Walton. Phạm khai nhận có thu nhập khoảng 6000 bảng/tuần, trong khi cơ sở mà anh ta coi sóc thu lợi nhuận tới 200.000 bảng mỗi mùa, tức khoảng 800.000 bảng/năm!

(Còn nữa)

Nguyễn Hồng Lam

Tin liên quan

Đọc thêm

Anh hùng thời chiến, sẻ chia, tận tâm giữa thời bình Phóng sự

Anh hùng thời chiến, sẻ chia, tận tâm giữa thời bình

TTTĐ - Dưới khói lửa đạn bom, người lính Hà Huy Khánh đã từng hiên ngang xông pha nơi chiến trường, cùng đồng đội chiến đấu giành lại non sông gấm vóc. Khi tiếng súng đã không còn nữa, hòa bình trở về trên những nẻo đường, phẩm chất cao đẹp của người lính năm xưa vẫn được gìn giữ và phát huy.
Ký ức về chuyến tàu đặc biệt và hành trình vượt sóng Phóng sự

Ký ức về chuyến tàu đặc biệt và hành trình vượt sóng

TTTĐ - Gần 20 năm gắn bó tờ báo Tuổi trẻ Thủ đô, từ phóng viên thời sự rồi đến Trưởng ban, với tính chất công việc đặc thù lĩnh vực thời sự, tôi may mắn được đặt chân đến các vùng miền Tổ quốc, gặp biết bao gương mặt với những câu chuyện riêng… Kỷ niệm nhớ nhất, đau đáu trong tim là chuyến tác nghiệp, thăm chúc Tết các Nhà giàn DK1, nằm ở vùng biển phía Nam của Tổ quốc dịp cuối năm 2013.
Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên Phóng sự

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Xem thêm