Tag

Đổi mới tổ chức toà án: Tránh "bình mới, rượu cũ"

Tin tức 26/03/2024 20:30
aa
TTTĐ - Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, chiều 26/3, Hội nghị đã thảo luận về Luật tổ chức Toà án Nhân dân (sửa đổi).
Đổi mới cả lượng và chất trong tổ chức hệ thống Tòa án Quốc hội sẽ cho ý kiến dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) Tòa án huyện Ia Grai tuyên trả hồ sơ điều tra lại

Thường trực Ủy ban Tư pháp cho biết, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội không tán thành quy định đổi mới Toà án Nhân dân (TAND) cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm (52 ý kiến). Trong khi đó 26 ý kiến tán thành dự thảo Luật về đổi mới TAND theo thẩm quyền xét xử.

Trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, TAND tối cao đề nghị giữ quy định như dự thảo luật về đổi mới tổ chức tòa án. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra nhận thấy việc đổi tên nhưng nhiệm vụ, quyền hạn không thay đổi, không thống nhất với các cơ quan tư pháp khác ở địa phương. Vì vậy, Thường trực Uỷ ban Tư pháp đề nghị giữ nguyên quy định như luật hiện hành.

Dự thảo luật được xây dựng 2 phương án để trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến.

Đổi mới tổ chức toà án: Tránh
Đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thanh Thúy

Thảo luận nội dung này, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (đoàn Tây Ninh) ủng hộ phương án giữ nguyên như quy định hiện hành. Theo đại biểu, tòa án đang tổ chức theo mô hình 4 cấp, đây là mô hình kết hợp giữa tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ và cấp xét xử.

“Phương án đổi tên gọi là hình thức, chỉ đổi tên gọi còn không thay đổi về nội dung và phương thức. Vì vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử”, bà Thúy phân tích.

Nữ đại biểu lưu ý, việc đổi tên gọi sẽ dẫn tới việc không tương thích với tổ chức các cơ quan tư pháp ở địa phương như Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát…, dẫn tới phải sửa đổi, bổ sung nhiều luật liên quan. Đổi tên gọi Tòa án còn làm phát sinh chi phí tuân thủ như con dấu, biển hiệu, giấy tờ…

Chung quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho rằng, việc thay đổi này là “không cần thiết”, để tránh tình trạng “bình mới rượu cũ”, hạn chế phát sinh các chi phí.

Đại biểu cho rằng, đổi mới chỉ đơn thuần là đổi tên gọi của TAND cấp tỉnh, cấp huyện hiện nay thành Tòa phúc thẩm, Tòa sơ thẩm. Còn tổ chức bộ máy, cơ cấu trong tòa án vẫn không có sự thay đổi. Trong khi đó, hệ thống tòa án hiện nay hoạt động ổn định, hiệu quả và có sự thống nhất giữa các văn bản có liên quan trong hệ thống pháp luật.

Đổi mới tổ chức toà án: Tránh
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại hội nghị

Giải trình nội dung này, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử là quan điểm xuyên suốt từ trước tới nay.

Luật hiện hành không quy định tòa án cấp tỉnh làm cái này, cấp huyện làm cái kia, mà chỉ quy định tòa sơ thẩm, phúc thẩm… Bản án cũng không nói Tòa án TP Hà Nội làm cái này, Tòa án quận Ba Đình làm cái kia, mà chỉ nói tòa sơ thẩm quyết định thế này, tòa phúc thẩm quyết định cái kia.

Trước ý kiến một số đại biểu nêu “chỉ đổi tên, không đổi thẩm quyền”, Chánh án TAND Tối cao nói, đổi tên, đổi cả thẩm quyền theo thẩm quyền xét xử với nhiều quy định đã được bổ sung.

“Thực tế là đổi tên, đổi thẩm quyền nhưng đổi thẩm quyền sẽ còn nhiều hơn nữa khi sửa các luật tố tụng và phân cấp của tòa án”, ông Bình nói và nhấn mạnh, việc đổi mới tổ chức tòa án theo hướng tổ chức TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm là bảo đảm nguyên tắc độc lập của Tòa án, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính.

“Chúng tôi xin cho phép lập 2 phương án để giải trình trước Quốc hội. Chúng ta không làm thì tương lai con cháu chúng ta cũng phải làm, vì đây là xu hướng thế giới, xu hướng tiến bộ”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói.

Đọc thêm

Làm rõ căn cứ tăng số Thẩm phán TAND tối cao lên 27 người Tin tức

Làm rõ căn cứ tăng số Thẩm phán TAND tối cao lên 27 người

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội nhất trí với đề nghị tăng số lượng Thẩm phán TAND tối cao từ 13 đến 17 người (theo quy định Luật hiện hành) lên 23 đến 27 người nhưng đề nghị làm rõ căn cứ và tính hợp lý.
Mục tiêu của cải cách tư pháp là gần dân, bảo vệ dân Tin tức

Mục tiêu của cải cách tư pháp là gần dân, bảo vệ dân

TTTĐ - Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, mục tiêu của việc cải cách tư pháp là phải gần dân, sát dân, bảo vệ dân, khắc phục những vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn, sẵn sàng đáp ứng cho sự phát triển.
Ngày 9/5, Quốc hội thảo luận sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt Tin tức

Ngày 9/5, Quốc hội thảo luận sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

TTTĐ - Sáng 9/5, Quốc hội sẽ thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Băn khoăn việc áp dụng chung một trình tự trong hoạt động thanh tra Tin tức

Băn khoăn việc áp dụng chung một trình tự trong hoạt động thanh tra

TTTĐ - Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà băn khoăn về sự phù hợp và tính khả thi của việc áp dụng chung một trình tự, thủ tục đối với hoạt động thanh tra. Đại biểu nhận định về bản chất, quy định này bao gồm hai loại là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành hiện đang được luật hiện hành quy định thực hiện theo trình tự, thủ tục khác nhau.
Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban chuẩn bị phục vụ Đại hội Tin tức

Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban chuẩn bị phục vụ Đại hội

TTTĐ - Ngày 7/5, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội ký ban hành Quyết định số 8568-QĐ/TU kiện toàn nhân sự các tiểu ban chuẩn bị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố.
Quốc hội xem xét việc xóa bỏ thanh tra sở, huyện Tin tức

Quốc hội xem xét việc xóa bỏ thanh tra sở, huyện

TTTĐ - Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) với đề xuất tái cấu trúc toàn diện hệ thống thanh tra theo hướng tinh gọn, bỏ cấp thanh tra chuyên ngành và cấp huyện...
Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng Tin tức

Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

TTTĐ - Với việc đa dạng, linh hoạt các hình thức lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2014, đại biểu Quốc hội kỳ vọng việc sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ tạo nên một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị, nhận được sự quan tâm và tham gia tích cực của Nhân dân...
Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện Tin tức

Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện

TTTĐ - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) đề xuất kết thúc hoạt động của VKSND cấp cao và cấp huyện từ ngày 1/7/2025.
Chất lượng cán bộ sẽ đánh giá bằng "KPI", sản phẩm công việc Tin tức

Chất lượng cán bộ sẽ đánh giá bằng "KPI", sản phẩm công việc

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, tới đây sẽ có ban hành nghị định riêng về đánh giá cán bộ, có KPI, dữ liệu để đánh giá, lấy sản phẩm công việc làm thước đo, không định tính chung chung...
Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam Thời sự

Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam

Việc đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại TP HCM là dấu ấn rõ nét, cho thấy vai trò ngày càng được nâng cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong cộng đồng Phật giáo quốc tế. Thành công của Đại lễ là một minh chứng hùng hồn, khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của đất nước, con người Việt Nam.
Xem thêm