Tag
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

Động lực để Chương Mỹ phát triển kinh tế nông thôn

Nông thôn mới 25/05/2020 07:10
aa
TTTĐ - Huyện Chương Mỹ (Hà Nội) được đánh giá là địa phương có nhiều làng nghề và vùng sản xuất nông nghiệp tập trung nên có lợi thế để phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, huyện đã khảo sát, đánh giá được 54 sản phẩm, trong đó có 30 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng và xếp loại từ năm 2019. Trong năm 2020, huyện đăng ký 24 sản phẩm OCOP, tăng 16 sản phẩm so với kế hoạch đề ra.

Động lực để Chương Mỹ phát triển kinh tế nông thôn

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU thăm mô hình trồng bưởi Diễn tại xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ (Hà Nội)

Bài liên quan

Đoàn viên huyện Chương Mỹ giúp các em nhỏ những ngày đầu đến trường

Gạo hữu cơ Đồng Phú: Sản phẩm OCOP 4 sao hướng tới thị trường xuất khẩu

Hệ thống sản phẩm OCOP tiêu biểu của ngành Nông nghiệp Thủ đô

Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP trứng gà siêu sạch Ba Huân

Xây dựng Nông thôn mới - phong trào thi đua thiết thực nhất ở ngoại thành

Hà Nội có nhiều tiềm năng lựa chọn và phân hạng các sản phẩm OCOP

Hội nghị giao ban đánh giá kết quả thực hiện Chương trình số 02 của Thành ủy

Nhiều tiềm năng nguồn sản phẩm OCOP

Mỗi xã một sản phẩm OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đây được coi là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của Chương trình OCOP, thời gian qua, huyện Chương Mỹ đã tập trung cao độ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình theo tinh thần Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 và Quyết định số 3629/QĐ-UBND ngày 8/7/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội đến năm 2020.

Theo đó, Ban chỉ đạo Chương trình OCOP huyện Chương Mỹ đã ban hành Kế hoạch số 288/KH-BCĐ triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2020. Cụ thể, huyện đề ra phương án kiện toàn hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP đồng bộ từ cấp huyện đến cấp xã. Rà soát, đánh giá các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp của huyện để xây dựng cơ sở dữ liệu về các sản phẩm tiêu biểu của huyện, làm nền tảng xây dựng các sản phẩm OCOP của huyện.

Cùng với đó, huyện Chương Mỹ cũng đẩy mạnh quan tâm, chỉ đạo công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đặc trưng của huyện, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản trên địa bàn huyện; Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện; Phấn đấu có sản phẩm nông nghiệp được xếp hạng 5 sao theo Chương trình OCOP; Xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển nông nghiệp chuyên canh tập trung theo Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội. Đặc biệt, huyện đang đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Số liệu thống kê từ Ban chỉ đạo Chương trình OCOP huyện Chương Mỹ cho thấy, trong năm 2019, toàn huyện có 30 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng và xếp loại. Trong năm 2020, huyện đăng kí 24 sản phẩm OCOP, tăng 16 sản phẩm so với kế hoạch đề ra.

Chương Mỹ được đánh giá là địa phương có nhiều làng nghề và vùng sản xuất nông nghiệp tập trung nên có lợi thế để phát triển Chương trình OCOP
Chương Mỹ được đánh giá là địa phương có nhiều làng nghề và vùng sản xuất nông nghiệp tập trung nên có lợi thế để phát triển Chương trình OCOP

Các sản phẩm được đánh giá của huyện Chương Mỹ bao gồm: Trứng gà Tiên Viên của Công ty Cổ phần Tiên Viên; Bưởi Diễn Nam Phương Tiến của Hợp tác xã Nông nghiệp Nam Phương Tiến; Các loại rau của Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn; Sản phẩm mây, tre, giang đan của Công ty TNHH Mỹ nghệ Hoa Sơn... Kết quả đánh giá của Tổ tư vấn là cơ sở để Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Hà Nội đến năm 2020 chứng nhận "Sản phẩm OCOP cấp thành phố", cấp sao cho các sản phẩm của huyện Chương Mỹ.

Sở dĩ, Chương Mỹ có lợi thế để phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là do địa phương có nhiều làng nghề và vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Cụ thể, toàn huyện 36 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận; 74 hợp tác xã, trong đó hợp tác xã hoạt động hiệu quả là 60 hợp tác xã (hoạt động tốt 5 hợp tác xã, hoạt động khá 55 hợp tác xã).

Toàn huyện cũng có 611 trang trại chăn nuôi, gieo trồng; 6 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; 6 mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, Chương Mỹ đã có 134 sản phẩm đã cấp mã truy xuất (QRCode).

Tập trung thực hiện các mục tiêu quan trọng

Xác định OCOP là chương trình quan trọng nhằm phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, Ban chỉ đạo Chương trình OCOP huyện Chương Mỹ đã ban hành các kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Chương trình OCOP năm 2020.

Theo đó, huyện sẽ kiện toàn hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP đồng bộ từ cấp huyện đến xã;

Rà soát, đánh giá các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp của huyện để xây dựng cơ sở dữ liệu về các sản phẩm tiêu biểu của huyện; Làm nền tảng xây dựng các sản phẩm OCOP của huyện.

Chương Mỹ phấn đấu 100% cán bộ quản lý Chương trình OCOP cấp huyện và cấp xã được đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý, điều hành triển khai trực tiếp; 100% các nhà quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ có đăng ký sản xuất kinh doanh thực hiện Chương trình OCOP được đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh; Đồng thời, phát triển, nâng cấp, hoàn thiện từ 10 đến 15 sản phẩm được đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp thành phố trở lên.

Gạo hữu cơ Đồng Phú là một trong những sản phẩm OCOP của huyện Chương Mỹ được đánh giá 4 sao
Gạo hữu cơ Đồng Phú là một trong những sản phẩm OCOP của huyện Chương Mỹ được đánh giá 4 sao

Để thực hiện các mục tiêu trên, huyện Chương Mỹ tập trung tuyên truyền chương trình, chu trình OCOP và nội dung thực hiện OCOP huyện. Đồng thời, huyện cũng đẩy mạnh rà soát, đánh giá thực trạng sản phẩm truyền thống, có tiềm năng, thế mạnh của huyện và hướng dẫn thực hiện chu trình OCOP.

Cùng với đó, huyện cũng củng cố, phát triển sản phẩm OCOP và các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình; Hỗ trợ xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP huyện. Dự toán kinh phí triển khai thực hiện Chương trình OCOP huyện năm 2020 trên 3,9 tỷ đồng.

Nhận định về tiềm năng phát triển Chương trình OCOP của thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội cho biết: Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề nhất cả nước, với 1.350 làng nghề và làng có nghề. Trong đó có 305 làng nghề đã được công nhận làng nghề truyền thống, chiếm khoảng 60% tổng số làng nghề của cả nước. Các làng nghề đa dạng loại hình và phong phú về sản phẩm, được phát triển theo nhiều nhóm nghề khác nhau như: Chế biến lâm sản, nông sản, sơn mài, khảm trai, mây tre, giang đan, thêu ren, cơ khí, kim khí, điêu khắc, may mặc, sinh vật cảnh...

Trong đó, có nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với văn hóa nông thôn được lưu giữ gần như nguyên vẹn và phát triển thành nghề trong cộng đồng dân cư như: Sản xuất đồ gỗ ở xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất), xã Sơn Đồng (huyện Hoài Đức); Các sản phẩm mỹ nghệ làm từ mây, tre ở thôn Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ), nghề gốm sứ ở xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm)...

Hiện Hà Nội có khoảng 7.200 sản phẩm, tương thích với 6 nhóm ngành hàng Chương trình OCOP, bao gồm: 2.881 sản phẩm thực phẩm (39,9%); 2.417 sản phẩm lưu niệm - nội thất - trang trí (33,5%); 1.396 sản phẩm vải và may mặc (19,3%)...

Để thực hiện tốt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, mới đây Hà Nội đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới thành phố xây dựng Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm của Hà Nội. Mục tiêu của chương trình này là tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% sản phẩm làng nghề, nông nghiệp hiện có; Đồng thời củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp, triển khai thực hiện từ 10 đến 20 làng văn hóa, làng nghề du lịch...

Trang thông tin có sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Đọc thêm

Du lịch nông nghiệp - cơ hội mới cho nông dân Thủ đô Nông thôn mới

Du lịch nông nghiệp - cơ hội mới cho nông dân Thủ đô

TTTĐ - Vài năm gần đây, việc xây dựng các điểm du lịch nông nghiệp, phát triển các sản phẩm thế mạnh của địa phương, thu hút sự tham gia tích cực của người dân được xem là điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Trong sự phát triển đi lên đó, người nông dân có thêm đường mới để làm giàu trên đồng ruộng của mình.
Thường xuyên trao đổi hiệu quả công tác Hội và phong trào nông dân Nông thôn mới

Thường xuyên trao đổi hiệu quả công tác Hội và phong trào nông dân

TTTĐ - Sáng 28/10, tại trụ sở Hội Nông dân tỉnh Kon Tum, tiếp tục chương trình làm việc tại tỉnh Kon Tum, đoàn công tác Hội Nông dân thành phố Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024.
Phát triển, nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả Nông thôn mới

Phát triển, nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả

TTTĐ - Để giúp người nông dân Thủ đô từng bước tiếp cận nền sản xuất hiện đại, tạo nền tảng cho nông nghiệp Thủ đô phát triển theo hướng bền vững, thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các địa phương triển khai nhiều mô hình khuyến nông cho hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho làng nghề truyền thống

TTTĐ - Sáng 28/10, Sở Công thương Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc "Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP”.
Tăng cường kết nối, quảng bá nông sản giữa Hà Nội và Kon Tum Nông thôn mới

Tăng cường kết nối, quảng bá nông sản giữa Hà Nội và Kon Tum

TTTĐ - Từ ngày 26 - 29/10/2024, Đoàn công tác Hội Nông dân thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Nguyên Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân thành phố làm trưởng đoàn đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Kon Tum.
Đưa sản phẩm làng nghề Phú Xuyên đến gần hơn với người tiêu dùng Nông thôn mới

Đưa sản phẩm làng nghề Phú Xuyên đến gần hơn với người tiêu dùng

TTTĐ - Ngày 26/10 hằng năm là “Ngày vinh danh làng nghề huyện Phú Xuyên”. Đây không chỉ là sự kiện văn hóa quan trọng mà còn dịp để tôn vinh những người thợ tài hoa; đồng thời, thúc đẩy phát triển kinh tế, gắn kết làng nghề với du lịch, nâng cao đời sống người dân.
Công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan Phú Túc Nông thôn mới

Công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan Phú Túc

TTTĐ - Phú Túc là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng của Hà Nội với các sản phẩm cỏ tế mây tre đan mang giá trị nghệ thuật và lịch sử cao.
Nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ Nông thôn mới

Nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ

TTTĐ - Thông qua hoạt động triển lãm quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề, sẽ góp phần tạo ra môi trường liên kết giữa nghệ nhân, thợ giỏi với đội ngũ thiết kế trẻ phát huy ưu thế văn hóa địa phương, khát vọng phát triển kinh tế của cộng đồng tại làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Huyện Hoài Đức nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” Nông thôn mới

Huyện Hoài Đức nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”

TTTĐ - Năm 2017, huyện Hoài Đức (Hà Nội) được Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Từ đó đến nay, địa phương tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao gắn với hoàn thành các tiêu chí huyện thành quận. Nhờ vậy, diện mạo vùng quê ngoại thành đã có đổi thay rõ rệt, nông thôn mang vóc dáng của một đô thị văn minh, hiện đại.
Hà Nội tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất cây trồng vụ đông Nông thôn mới

Hà Nội tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất cây trồng vụ đông

TTTĐ - Do ảnh hưởng của siêu bão số 3 và mưa lũ sau bão, ước tính lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Hà Nội thiệt hại gần 2.290 tỷ đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Để góp phần phát triển sản xuất sau thiên tai, bão lũ và hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ đông năm 2024.
Xem thêm