Đồng Tháp: Chủ động, sáng tạo giúp người lao động hưởng các chính sách hỗ trợ và tìm kiếm việc làm
Người lao động tìm hiểu thông tin tại rung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Tháp
Bài liên quan
Sinh viên kinh tế cần chuẩn bị gì trong thời đại 4.0?
Nhiều sáng kiến hay giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số
Hà Nội: Tín dụng chính sách xã hội giúp trên 193.000 hộ thoát nghèo
TP HCM: Phê duyệt 500 tỷ đồng cho vay hỗ trợ tạo việc làm
VietinBank ký kết hợp tác với Tập đoàn Pacific
Doanh nghiệp cố gắng duy trì việc làm
Đồng thời, các đơn vị chú trọng tập trung tuyên truyền, thông tin nhu cầu tuyển dụng, giới thiệu việc làm mới, giúp người lao động (NLĐ) sớm ổn định cuộc sống sau thời gian bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19.
Từ đầu năm 2020 đến nay, toàn tỉnh có gần 70 doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 tác động đến việc làm của gần 8.000 lao động (LĐ). Các ngành nghề bị ảnh hưởng gồm công nghệ chế biến, xây dựng, nghệ thuật vui chơi giải trí, giáo dục và đào tạo, dịch vụ ăn uống, buôn bán...
Nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ khi bị mất việc, không chỉ quan tâm đến việc rà soát, áp dụng các chính sách hỗ trợ NLĐ, Sở LĐ-TB&XH giao Trung tâm DVVL Đồng Tháp thực hiện công tác liên thông với Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh về công tác quản lý LĐ theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Trong đó có các bước truy cập, sử dụng chức năng tra cứu BHTN để kịp thời tư vấn, hỗ trợ NLĐ sau thời gian nghỉ việc, không tìm được việc làm.
Hỗ trợ việc làm mới cho LĐ thất nghiệp, Trung tâm DVVL Đồng Tháp đã bố trí nhân viên tiếp nhận, hướng dẫn NLĐ thất nghiệp làm thủ tục, điền đơn, nguyện vọng có được việc làm. Từ đầu tháng 5/2020 đến nay, mỗi ngày, Trung tâm DVVL Đồng Tháp tiếp nhận hơn 70 lượt người đến làm các thủ tục liên quan đến BHTN. Không chỉ cử nhân viên tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn cho NLĐ, trung tâm còn kết hợp tư vấn giới thiệu việc làm mới để NLĐ sớm có việc làm sau thời gian thất nghiệp.
Người lao động đăng ký tìm việc làm mới tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Tháp |
Chị Nguyễn Thu Thủy (trú tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) cho bhay: “Trước đây, tôi đi làm công nhân tại Bình Dương, sau đó nghỉ việc về nhà hơn 3 tháng nay không có việc làm, bạn bè hướng dẫn đến trung tâm làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Cán bộ, nhân viên ở đây tiếp nhận và hướng dẫn rất nhiệt tình. Sau khi nghe tôi trình bày nguyện vọng thì ở trung tâm cũng nói sẽ giới thiệu cho tôi một số công việc mà công ty đang tuyển dụng. Sau khi sắp xếp gia đình ổn định, tôi sẽ đến đây để đăng ký tìm việc làm...”.
Tạo việc làm cho NLĐ sau thời gian bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, Trung tâm DVVL Đồng Tháp đã tổ chức phiên giao dịch việc làm với hơn 15 doanh nghiệp tham gia, hơn 1.000 lượt người đến tìm kiếm cơ hội học nghề, việc làm, gần 500 LĐ được tư vấn, có hơn 140 người được giới thiệu việc làm gồm đăng ký đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, đăng ký học nghề.
Kết nối tạo việc làm cho LĐ qua đào tạo và LĐ phổ thông, Sở LĐ-TB&XH, các phòng chuyên môn đã khảo sát điều tra nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, Trung tâm DVVL Đồng Tháp kết nối với các doanh nghiệp, nắm thông tin tuyển dụng LĐ từ các doanh nghiệp. Chủ động cung cấp thông tin tuyển dụng từ doanh nghiệp khi người LĐ tham gia phiên, sàn giao dịch việc làm hoặc đến làm thủ tục hưởng BHTN.
Đến thời điểm này, toàn tỉnh có khoảng 14.000 LĐ được giải quyết việc làm, các hoạt động tư vấn, tuyển dụng LĐ tiếp tục được Sở LĐ-TB&XH cùng với UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường triển khai, thực hiện. Bên cạnh đó, các địa phương đã kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình việc làm và Giảm nghèo các cấp, tập trung công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của các chương trình, đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐ tại địa phương.
NGoài ra, Phòng LĐ-TB&XH các huyện, thị xã, thành phố cùng với các tổ chức chính trị-xã hội tham gia tư vấn, cung cấp thông tin việc làm đến NLĐ, đưa LĐ tham gia các phiên, sàn giao dịch việc làm cấp tỉnh. UBND các huyện, thị xã, thành phố, các trường trung cấp gắn kết với công ty, doanh nghiệp địa phương trong công tác đào tạo nghề theo địa chỉ, đảm bảo giới thiệu việc làm cho NLĐ.
Cùng với các chương trình giải quyết việc làm trong nước, UBND tỉnh, huyện, thị xã, thành phố triển khai các giải pháp tăng cường công tác truyền thông đưa LĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng tại các nước có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Đến cuối năm 2020, các đơn vị trường, cơ sở dạy nghề tiếp tục đào tạo, phối hợp đào tạo nghề trình độ sơ cấp, nghề dưới 3 tháng, nghề cho LĐ nông thôn, dự kiến tuyển và đào tạo nghề cho 21.500 học viên, trong đó đào tạo nghề cho doanh nghiệp là 2.400 học viên gồm nghề chế biến và bảo quản thủy sản, may công nghiệp, tạo sản phẩm từ lục bình, bẹ chuối. Các hoạt động đào tạo nghề, việc làm, giúp NLĐ, LĐ nông thôn có việc làm, thu nhập trong thời gian nhàn rỗi, ổn định cuộc sống.