Tag

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6

Tin tức 10/04/2023 14:13
aa
TTTĐ - Sáng 10/4, tại Phiên họp thứ 22, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Trong đó, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 6.
Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp thứ 22 Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp thứ 22 Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Chính phủ đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 với 13 dự án. Cụ thể, tại kỳ họp thứ năm (dự kiến diễn ra trong tháng 5/2023), bổ sung trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp đối với 2 dự án, dự thảo gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an Nhân dân và Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh; Trình Quốc hội cho ý kiến đối với 6 dự án: Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Đường bộ; Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long báo cáo tại phiên họp
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long báo cáo tại phiên họp

Tại kỳ họp thứ sáu (dự kiến diễn ra trong tháng 10/2023), Chính phủ đề nghị bổ sung trình Quốc hội thông qua 6 dự án, là các dự án đang được đề nghị bổ sung vào chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ năm nêu trên; đồng thời, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp đối với 2 dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Cũng tại kỳ họp thứ sáu, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến đối với 3 dự án: Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản và Luật Thủ đô (sửa đổi).

Chính phủ đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 2024 đối với 14 dự án. Theo đó, tại kỳ họp thứ bảy, trình Quốc hội thông qua 5 dự án luật, là các dự án Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ sáu, trong đó có Luật Thủ đô (sửa đổi). Trình Quốc hội cho ý kiến 7 dự án, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Công chứng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Địa chất và Khoáng sản; Luật Phòng không nhân dân.

Tại kỳ họp thứ tám, Chính phủ trình Quốc hội thông qua 7 dự án, là các dự án được cho ý kiến tại kỳ họp thứ bảy; trình Quốc hội cho ý kiến 2 dự án: Luật Dân số (sửa đổi) và Luật Việc làm (sửa đổi).

Tại phiên họp, Tòa án Nhân dân Tối cao đã có ý kiến đề nghị xây dựng các dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Pháp lệnh chi phí tố tụng; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) đề nghị xây dựng Luật Bản dạng giới để bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp

Báo cáo thẩm tra tờ trình của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực các Ủy ban thẩm tra nội dung nhất trí với đề nghị bổ sung 3 dự án: Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Thủ đô (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ sáu và thông qua tại kỳ họp thứ bảy. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ và dự án Luật Đấu giá tài sản, đề nghị đưa vào chương trình nhưng lùi tiến độ một kỳ họp so với đề nghị của Chính phủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng nêu rõ, sau khi điều chỉnh, tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội dự kiến sẽ thông qua 7 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 9 dự án luật; tại kỳ họp thứ sáu sẽ thông qua 9 dự án luật và cho ý kiến 6 dự án luật.

Nhấn mạnh số lượng các dự án đã được đề nghị đưa vào chương trình rất lớn, để bảo đảm thời gian và đảm bảo các cơ quan thẩm tra cũng như Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là đại biểu Quốc hội có thời gian nghiên cứu, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị Chính phủ, các cơ quan bảo đảm việc chuẩn bị tài liệu đầy đủ, đúng thời hạn theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, cần nâng cao tính chủ động, phát huy tinh thần trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến tính nối tiếp, “gối đầu” trong trình tự giải quyết công việc, tránh để một kỳ họp có quá nhiều hay quá ít dự án luật được thông qua; Cần khắc phục việc chậm, muộn báo cáo, dẫn đến kéo lùi tiến độ xây dựng pháp luật, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội; Hạn chế việc ban hành các nghị quyết sửa đổi quy định của pháp luật.

“Cần đánh giá chi tiết, rõ ràng việc thực hiện công tác xây dựng pháp luật, chỉ đưa vào luật những vấn đề đã “chín”, đã rõ, có cơ sở chính trị, được thực tế kiểm nghiệm, để từ đó đạt được sự đồng thuận trong xây dựng cũng như thi hành pháp luật”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đồng thời đề nghị bổ sung các luật về thuế, công nghệ số, trang thiết bị y tế, phát triển công nghiệp bởi đây đều là những nội dung quan trọng, cấp bách, cần sớm đề xuất để có điều chỉnh phù hợp.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội đánh giá chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thời gian qua, trình bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các năm 2023 và 2024, trong đó đánh giá kỹ, nhìn lại kết quả xây dựng pháp luật, pháp lệnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Đọc thêm

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Tin tức

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị Tin tức

Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung trình HĐND tỉnh, bảo đảm chất lượng, tiến độ và quy định để thảo luận, thống nhất trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII.
Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí Thời sự

Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí

TTTĐ - Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Nhịp sống phương Nam

Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về chỉ định tham gia BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025.
Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô Tin tức

Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô

TTTĐ - Kỳ họp thứ 19 của HĐND TP Hà Nội đã thông qua 15 Nghị quyết với tỷ lệ thống nhất cao. HĐND TP đề nghị UBND TP, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND TP đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
Ngày mai, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp thứ 8 Tin tức

Ngày mai, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp thứ 8

TTTĐ - Từ ngày mai (20/11), đợt 2 của kỳ họp thứ 8 sẽ bắt đầu. Trong đợt này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua nhiều dự án luật và nghị quyết quan trọng.
Mở rộng phân cấp, uỷ quyền trong giải quyết TTHC, đầu tư xây dựng Tin tức

Mở rộng phân cấp, uỷ quyền trong giải quyết TTHC, đầu tư xây dựng

TTTĐ - Phân cấp, uỷ quyền tạo được động lực, tính chủ động giải quyết nhiệm vụ, sát với thực tiễn, giảm tầng nấc trung gian, thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết. Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, Luật Thủ đô đã quy định các điều khoản trong giải quyết thủ tục hành chính và trong đầu tư xây dựng. HĐND TP Hà Nội đã cụ thể hoá các quy định, thông qua tại kỳ họp chuyên đề sáng nay (19/11).
Tài sản công được sử dụng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết Xã hội

Tài sản công được sử dụng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết

TTTĐ - Sáng 19/11, tại kỳ họp thứ 19, HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của TP vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô).
Khắc phục bất cập, nâng cao chất lượng quản lý bộ máy Tin tức

Khắc phục bất cập, nâng cao chất lượng quản lý bộ máy

TTTĐ - Sáng 19/11, tại kỳ họp thứ 19, HĐND TP Hà Nội đã thông qua các nghị quyết về việc thành lập, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP. Các nghị quyết cụ thể hoá các quy định tại Luật Thủ đô; nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập về tổ chức, bộ máy; góp phần giảm thiểu thời gian và thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng quản lý tổ chức, bộ máy...
Xem thêm