Tag

Du lịch học đường - Hướng đi tiềm năng của thị xã Sơn Tây

Người Hà Nội 03/08/2024 10:38
aa
TTTĐ - Song song với các loại hình khác, trong những năm gần đây, du lịch học đường tại thị xã Sơn Tây (Hà Nội) cũng được khách tham quan đón nhận tích cực.
Thị xã Sơn Tây - 100 năm vươn mình cùng "xứ Đoài mây trắng"

Vùng đất khoa bảng

Nói về truyền thống khoa bảng của thị xã Sơn Tây, PGS.TS.Bùi Xuân Đính, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội cho biết, trong hơn 850 năm của nền giáo dục và khoa cử nho học, Sơn Tây có 68 người đỗ đại khoa, trong đó có một “Tam khôi” là Thám hoa Giang Văn Minh, người ở làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, còn lại chủ yếu là các đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân và hoàng giáp.

Du lịch học đường - hướng đi tiềm năng của thị xã Sơn Tây
Văn Miếu Sơn Tây, biểu tượng truyền thống hiếu học của xứ Đoài.

Trong suốt chiều dài lịch sử, Sơn Tây cũng là nơi sinh ra nhiều người đã có đóng góp to lớn cho sự phát triển về chính trị, kinh tế, ngoại giao như: Ông Lê Anh Tuấn từng giữ chức Tham tụng kiêm Thượng thư bộ Hình, bộ Hộ; ông Nguyễn Bá Lân giữ chức Bồi tụng kiêm Thượng thư hai bộ Lễ, Hộ; ông Phí Thạc giữ chức Thượng thư bộ Hình; ông Phùng Khắc Khoan giữ chức thượng thư bộ Công, bộ Hộ…

Nhiều người có đóng góp đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao, từng đi sứ và không nhục quân mệnh, là tấm gương tiêu biểu cho lòng trung quân, ái quốc như: Ông Phùng Khắc Khoan đi sứ năm 1597; ông Giang Văn Minh làm Chánh sứ năm 1638...

Tại Sơn Tây, có nhiều di tích thể hiện truyền thống hiếu học, khoa bảng của "vùng đất hai Vua". Trong đó, Văn Miếu Sơn Tây được các nhà khoa học đánh giá là công trình biểu tượng cho đất học Sơn Tây.

Du lịch học đường - hướng đi tiềm năng của thị xã Sơn Tây
Toàn cảnh Văn miếu Sơn Tây.

Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Sơn Tây Nguyễn Quang Hán cho biết, Di tích Văn Miếu Sơn Tây được triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng để thờ Đức Thánh Khổng Tử cùng các vị hiền triết và hàng trăm danh nhân khoa bảng vùng xứ Đoài xưa từng đỗ đạt những danh hiệu cao quý.

Văn Miếu Sơn Tây được khánh thành đời vua Thành Thái 1892, thuộc địa phận thôn Văn Miếu, xã Đường Lâm ngày nay.

Năm 2007, Văn Miếu Sơn Tây được UBND tỉnh Hà Tây trước đây ra quyết định xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa. Giai đoạn 2008-2018, Nhà nước đã đầu tư, tôn tạo lại các hạng mục trong khu di tích theo những vị trí và kiến trúc vốn có của di tích.

Sau khi ra đời, Văn Miếu Sơn Tây đã phát huy vai trò đặc biệt quan trọng của nó trong lịch sử phát triển của Sơn Tây. Tuy nhiên, cùng với những biến cố của lịch sử dân tộc, di tích này cũng trải qua giai đoạn thăng trầm.

Mãi tới năm 2008, Văn Miếu Sơn Tây mới được hồi sinh như buổi thịnh thời. Điều này thể hiện sự quan tâm lớn của Đảng bộ và các cấp chính quyền thị xã Sơn Tây, đáp ứng sự mong mỏi của đông đảo các tầng lớp Nhân dân địa phương và du khách trong cả nước.

Phát triển du lịch học đường

PGS.TS. Dương Văn Sáu - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng, hiện nay, du lịch Sơn Tây phát triển mạnh mẽ ở nhiều hình thức, phân khúc khác nhau.

Du khách có thể trải nghiệm văn hoá làng quê Bắc Bộ cổ kính tại làng Đường Lâm, khám phá không gian hùng vĩ của hồ Đồng Mô, hoặc tận hưởng các dịch vụ cao cấp tại sân golf Đồng Mô.

Trong đó, du lịch học đường đã và đang phát triển mạnh, đặc biệt là Văn Miếu Sơn Tây trở thành điểm đến hấp dẫn của hành trình du lịch văn hóa về xứ Đoài mây trắng.

Du lịch học đường - hướng đi tiềm năng của thị xã Sơn Tây
Các đại biểu thành phố Hà Nội và thị xã Sơn Tây thực hiện nghi thức khai bút đầu năm 2024.

"Với những giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc, Văn Miếu Sơn Tây hôm nay là một điểm đến rất hấp dẫn với nhiều đối tượng du khách khác nhau. Di tích này đặc biệt thu hút các em học sinh sinh viên", PGS.TS. Dương Văn Sáu chia sẻ.

Để khai thác giá trị của Văn Miếu Sơn Tây hiệu quả hơn, PGS.TS. Dương Văn Sáu cho rằng, cơ quan quản lý cần có các giải pháp phù hợp để phát huy giá trị với vị thế là một điểm đến đặc sắc của loại hình du lịch học đường.

Du lịch học đường - hướng đi tiềm năng của thị xã Sơn Tây
Các đại biểu thành phố Hà Nội và thị xã Sơn Tây tham gia trồng cây tại Văn Miếu

"Điều đặc biệt quan trọng là phải tổ chức những hoạt động thật khoa học, hiệu quả, phù hợp với tình hình, điều kiện, nhu cầu từ thực tế xã hội trong đó có hoạt động du lịch học đường. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng Văn Miếu Sơn Tây sẽ ngày càng phát huy giá trị của nó trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức hôm nay", PGS.TS. Dương Văn Sáu nhấn mạnh.

Đọc thêm

Không gian văn hóa sáng tạo hút khách du lịch tới Thủ đô Người Hà Nội

Không gian văn hóa sáng tạo hút khách du lịch tới Thủ đô

TTTĐ - Thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, 6 tháng qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều dấu ấn rõ nét. Đáng kể đến là, số lượng và chất lượng hoạt động của những không gian văn hóa sáng tạo đang góp phần thu hút lượng du khách đến Thủ đô.
Huyện Đan Phượng: Chú trọng đầu tư cho các thiết chế văn hóa Người Hà Nội

Huyện Đan Phượng: Chú trọng đầu tư cho các thiết chế văn hóa

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Đan Phượng đã đầu tư mạnh cho hệ thống thiết chế văn hóa. Nhờ đó, nhiều mô hình nhà văn hóa thôn và Trung tâm văn hóa - thể thao xã đã phát huy hiệu quả.
Bài 5: Để hương ước không chỉ nằm trên giấy… Nhịp điệu cuộc sống

Bài 5: Để hương ước không chỉ nằm trên giấy…

TTTĐ - Làm sao để hương ước, quy ước Hà Nội gắn bó thiết thực với người dân, đồng hành cùng công cuộc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã dành cho phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô cuộc trò chuyện tâm huyết và thú vị.
Bài 4: Gạn đục khơi trong Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Gạn đục khơi trong

TTTĐ - Tác dụng của hương ước, quy ước đối với đời sống Nhân dân tại Hà Nội còn như một tấm màng lọc khổng lồ, “gạn đục khơi trong” để những hủ tục lạc hậu của hương ước bị xóa bỏ cho phù hợp với đời sống hiện nay và nhân lên những điều tốt đẹp trong cộng đồng.
Bài 3: Lợi ích thiết thực khi “lệ làng” đồng hành cùng “phép nước” Nhịp điệu cuộc sống

Bài 3: Lợi ích thiết thực khi “lệ làng” đồng hành cùng “phép nước”

TTTĐ - Kế thừa những giá trị tốt đẹp mà hương ước đã đồng hành cùng với làng xã cả ngàn năm qua, hương ước, quy ước được bổ sung thêm các quy tắc ứng xử, quy chế dân chủ cơ sở. Vai trò của những “tài sản” này ngày càng trở thành di sản được người Hà Nội nâng niu và trân trọng. “Lệ làng” đồng hành cùng “phép nước” đã mang đến những lợi ích thiết thực cho cả Nhân dân và chính quyền.
Các hoạt động đặc sắc trong “Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên” Người Hà Nội

Các hoạt động đặc sắc trong “Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên”

TTTĐ - Chương trình “Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên” được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, trưng bày giới thiệu các sản phẩm làng nghề … phong phú, đa dạng và đặc sắc của Thủ đô Hà Nội.
“Ngày hội Văn hoá vì hòa bình” - điểm nhấn đặc biệt trang trọng Người Hà Nội

“Ngày hội Văn hoá vì hòa bình” - điểm nhấn đặc biệt trang trọng

TTTĐ - Chương trình “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình” được thành phố Hà Nội xác định là dấu ấn đặc biệt của thành phố trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thực sự là ngày hội của toàn dân do Thành uỷ - HĐND -UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức. Chương trình nhằm biểu dương lực lượng gắn với quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố.
Bài 3: Tình cảm sâu nặng và những định hướng đầy tâm huyết Người Hà Nội

Bài 3: Tình cảm sâu nặng và những định hướng đầy tâm huyết

TTTĐ - Những năm gần đây, đời sống vật chất và nhất là là tinh thần của Nhân dân Thủ đô ngày càng nâng cao rõ rệt.
Bài 2: Tự hào là công dân Thủ đô Người Hà Nội

Bài 2: Tự hào là công dân Thủ đô

TTTĐ - Suốt một đời “vì nước, vì dân” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành một vị trí đặc biệt trong tim cho Hà Nội. Đây không chỉ là những ân tình với mảnh đất nơi Tổng Bí thư sinh ra và lớn lên, mà còn là những tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của ông đối với Thủ đô - trái tim của cả nước.
Hiện thực hóa khát vọng hòa bình Nhịp điệu cuộc sống

Hiện thực hóa khát vọng hòa bình

TTTĐ - 70 năm đã trôi qua, Hội nghị quân sự Trung Giã vẫn có giá trị, ý nghĩa lịch sử to lớn, thể hiện ý chí, khát vọng hòa bình của Nhân dân Thủ đô và toàn dân tộc.
Xem thêm