Tag
Bảo vệ trẻ em trong kỷ nguyên số

Đừng để nghiện Internet trở thành “căn bệnh” khó chữa

Muôn mặt cuộc sống 12/06/2023 09:32
aa
TTTĐ - Vừa qua, Cục Trẻ em đã tổ chức tọa đàm trực tuyến "SNET 2023 - online chuẩn, mùa hè vui", nhằm trao đổi thông tin, cập nhật kiến thức giúp phụ huynh đồng hành với con sử dụng Internet an toàn trong mùa hè. Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em".
Trung ương Đoàn tổ chức khai mạc hè, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em Những cạm bẫy của mạng xã hội đối với trẻ em Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chúng ta chăm sóc, bảo vệ trẻ em không chỉ trong một ngày, một tháng...

Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian quý giá được các em mong chờ để vui chơi thoải mái và nghỉ ngơi sau những ngày tháng học hành miệt mài. Tuy nhiên, khi nghỉ hè, ở nhà trong lúc bố mẹ vẫn đi làm, trẻ có xu hướng sử dụng Internet nhiều hơn, đồng nghĩa với các em có thể gặp nhiều rủi ro trên môi trường mạng. Tọa đàm “SNET - online chuẩn, mùa hè vui" sẽ thảo luận và đưa ra các “bí kíp” giúp phụ huynh đồng hành với con an toàn trong mùa hè này.

Đừng để nghiện Internet trở thành “căn bệnh” khó chữa
Các diễn giả tham dự tọa đàm "SNET - online chuẩn, mùa hè vui"

Tham dự tọa đàm có các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD); Anh Lê Xuân Đức - nhà sáng tạo nội dung kênh Bố con Sâu.

Trẻ em đang sử dụng internet quá mức

Theo số liệu khảo sát của UNICEF năm 2022, 87% trẻ em từ 12 - 17 tuổi sử dụng Internet ít nhất 1 lần/ngày; 74% các em sử dụng Internet tại trường học, thời lượng sử dụng Internet từ 5 - 7h ngày (UNICEF, 2022). Trong khi đó, các khuyến cáo trước đại dịch COVID-19 nêu rõ, trẻ chỉ nên sử dụng Internet từ 2-3 giờ/ngày.

Bà Nguyễn Thị Nga cho rằng: “Trẻ sử dụng Internet quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng nghiện và trở thành “căn bệnh” khó chữa. Ngoài ra, khi lên mạng, bên cạnh lợi ích, các con rất dễ gặp rủi ro như xem hình ảnh, thông tin, nội dung độc hại, không phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, lộ bí mật đời sống riêng tư, bắt nạt trên mạng, bị lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt, vi phạm pháp luật...”.

Đừng để nghiện Internet trở thành “căn bệnh” khó chữa
Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chia sẻ tại tọa đàm

Đồng quan điểm về vấn đề này, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD nhấn mạnh thêm: “Trẻ em có quyền sử dụng Internet nhưng cân đối dung lượng sử dụng phù hợp để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần. Tối ưu hóa sự phát triển của các em là rất quan trọng. Chúng ta phải lưu tâm khi mùa hè, không phải đi học, ít sự quản lý của cha mẹ, trẻ có thể gia tăng thời lượng sử dụng Internet. Điều đó khiến trẻ em dễ gặp các bệnh về mắt, đặc biệt là cận thị, ít vận động, ít giao tiếp với bên ngoài

Chia sẻ “bí kíp” để kiểm soát thời gian sử dụng Internet với bé Sâu 8 tuổi, anh Đức cho biết ngoài thời gian dành cho học tập, bố con anh đã thoả thuận con có nửa tiếng mỗi ngày để xem các chương trình giải trí. Con sẽ được xem các chương trình này sau khi hoàn thành xong các nhiệm vụ học tập và công việc trong ngày.

Đừng để nghiện Internet trở thành “căn bệnh” khó chữa
“Cả nhà cùng tuân thủ các kỷ luật và nguyên tắc thì con cũng sẽ học được nề nếp sử dụng Internet phù hợp", bố Sâu - anh Lê Xuân Đức chia sẻ

Nhất trí với phương pháp của bố Sâu, bà Nga và bà Linh đều cho rằng trẻ em có quyền tham gia và cùng thảo luận, quyết định thời gian, dung lượng sử dụng Internet. Bố mẹ nên cùng con thảo luận về thời gian biểu sử dụng Internet của con và cùng nói chuyện, phân tích, tuân thủ lịch trình sử dụng Internet.

“Chính cha mẹ cũng cần tuân thủ các nguyên tắc này. Ví dụ, theo thỏa thuận thời gian ăn tối không ai sử dụng Internet thì bố mẹ cũng cần tuân thủ chứ không chỉ yêu cầu một chiều từ con cái. Trẻ con học bằng cách bắt chước nên rất cần bố mẹ làm gương cho con", Phó Cục trưởng Cục Trẻ em phân tích.

Tư duy, phân biệt đúng sai trên môi trường mạng

“Không bao giờ là quá sớm để đồng hành cùng con trên môi trường mạng và cũng không bao giờ quá muộn. Bố mẹ nên đồng hành với con càng sớm càng tốt, ngay từ khi con bắt đầu tiếp cận Internet. Nếu đã trót bỏ qua giai đoạn vàng, bố mẹ cũng có thể bắt đầu ngay hôm nay”, bà Linh đưa ra lời khuyên.

Thảo luận về một số rủi ro trẻ em hay gặp trên môi trường mạng, nhiều phụ huynh lo lắng nhất về các nội dung thông tin độc hại, thử thách nguy hiểm trên mạng, gây nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng thể chất tinh thần của trẻ.

Nói về vấn đề này bà Nguyễn Phương Linh nhận định: “Thường chúng ta nhìn những thử thách trên mạng đa phần là tiêu cực. Với nỗ lực của các cơ quan chức năng và các nền tảng, thực tế 90% thử thách đó là vô hại. Bên cạnh đó còn có các thử thách rất tích cực như: Bảo vệ môi trường, sống tích cực, vui vẻ…

Tuy nhiên, 10% thử thách nguy hiểm có thể còn xuất hiện, các bạn nhỏ chưa có kiến thức kỹ năng số, không có tư duy phản biện sẽ khó biết đâu là đúng, sai; Nội dung nào phù hợp hay nguy hiểm với bản thân mình, do vậy rất dễ bắt chước theo”.

Đừng để nghiện Internet trở thành “căn bệnh” khó chữa
Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD nhấn mạnh: “Trẻ em có quyền sử dụng Internet nhưng cân đối dung lượng sử dụng phù hợp để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần"

Bà Linh phân tích một số nguyên nhân trẻ có thể bắt chước hoặc tham gia các thử thách như vì sự tò mò, muốn trải nghiệm, áp lực cùng trang lứa, muốn nổi tiếng, tăng view, tăng like... mà chưa có sự cân nhắc suy nghĩ. Chính vì thế, việc trang bị cho trẻ em các kiến thức về tư duy phản biện rất quan trọng.

Viện trưởng MSD đưa ra lời khuyên, cha mẹ nên cho con xem các kênh phù hợp lứa tuổi, cùng con thảo luận các tình huống thử thách trên mạng xem có nên tham gia hay không. Từ đó, con sẽ tăng tư duy phản biện và phản xạ tình huống, suy nghĩ trước khi hành động.

“Hiện người dùng mạng cũng đã có tư duy phản biện tốt hơn và tích cực lên án, bài trừ các nhà sáng tạo nội dung có thông tin độc hại, không phù hợp hoặc thử thách nguy hiểm. Đây là điều rất tốt để chúng ta khuyến khích và giáo dục trẻ em có tư duy phản biện; Đồng thời khuyến khích các nhà sáng tạo nội dung đưa thông tin nhân văn, tích cực và có tính giáo dục trên mạng”, anh Đức cho biết.

Đừng để nghiện Internet trở thành “căn bệnh” khó chữa
Các diễn giả chia sẻ về an toàn trên môi trường mạng với trẻ em

Đồng thời, bố Sâu cũng lưu ý việc giáo dục cho thế hệ công dân số nhí cần theo hướng sáng tạo, vui nhộn, không giáo điều. Cha mẹ gần gũi với các bạn nhỏ sẽ mang tính giáo dục tốt hơn.

Để đồng hành và bảo vệ con an toàn trên môi trường mạng, bà Nga khẳng định, ngoài vai trò của gia đình và trẻ em, các cơ quan quản lý Nhà nước vẫn đang nỗ lực hết sức để đồng hành các gia đình bảo vệ trẻ em trước những nội dung xấu độc, giảm thiểu rủi ro cho con trẻ. Các doanh nghiệp được khuyến kích thành lập, hoạt động ở Việt Nam, tuy nhiên phải chấp hành pháp luật Việt Nam.

Về việc bảo vệ trẻ em, chúng ta có Luật Tiếp cận thông tin, Luật An ninh mạng, Luật Trẻ em… Chính phủ cũng đã ban hành một số nghị định, đặc biệt là các nghị định trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Một trong những hoạt động được đẩy mạnh gần đây là cơ quan quản lý Nhà nước đã tăng cường thanh, kiểm tra nhằm loại bỏ triệt thông tin xấu, tiêu cực liên quan đến đời sống của trẻ em. Các nội dung xấu độc không phù hợp với trẻ sẽ từng bước được loại bỏ.

Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: “Bố mẹ cần sẵn sàng học tập từ tiền hôn nhân và cả quá trình lớn lên cùng con. Gần đây, Cục Trẻ em và các cơ quan chức năng tổ chức nhiều chương trình học trực tuyến làm cha mẹ mà các gia đình nên cùng học tập. Ngoài ra, các bậc phụ huynh không đơn độc trong quá trình nuôi dạy con. Khi cần, hãy tìm kiếm tư vấn và sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng và Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 - đây là người bạn đồng hành 24/7, miễn phí và luôn tận tình hỗ trợ các gia đình".

Đọc thêm

Xử lý thiếu niên lan truyền thông tin sai lệch về vụ án mạng Muôn mặt cuộc sống

Xử lý thiếu niên lan truyền thông tin sai lệch về vụ án mạng

TTTĐ - Một thiếu niên 15 tuổi ở Quảng Nam đã khiến cơ quan Công an phải vào cuộc, sau khi livestream trên TikTok, lan truyền thông tin chưa được kiểm chứng về vụ việc “nghi án mẹ sát hại 2 con”.
Hải Dương: Hỗ trợ kinh phí cán bộ nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc Muôn mặt cuộc sống

Hải Dương: Hỗ trợ kinh phí cán bộ nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương quyết định tạm cấp 70% kinh phí để thực hiện chính sách theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP và Nghị định 67/2025/NĐ-CP đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị.
Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương Muôn mặt cuộc sống

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

TTTĐ - Sáng 3/4 (tức ngày 6/3 Âm lịch), đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, về dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025

TTTĐ - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 28/CĐ-TTg ngày 3/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025.
Tăng cường thanh tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí Muôn mặt cuộc sống

Tăng cường thanh tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí

TTTĐ - Chiều 2/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Bình Thuận tổ chức họp đánh giá kết quả thực hiện quý I và đề ra nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Muôn mặt cuộc sống

Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng

TTTĐ - Tối 2/4, tại thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng (2/4/1975 - 2/4/2025).
Sáng tạo đồ chơi xanh từ lá cây Muôn mặt cuộc sống

Sáng tạo đồ chơi xanh từ lá cây

TTTĐ - Với mong muốn giúp các bé thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, Trường mầm non Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm “Sáng tạo đồ chơi xanh từ lá cây”. Thông qua hoạt động này cũng giúp trẻ vừa chơi, vừa phát huy trí tưởng tượng, vừa rèn luyện kỹ năng khéo léo.
Long An - Nhật Bản: Đối tác tin cậy, hợp tác vươn tầm Muôn mặt cuộc sống

Long An - Nhật Bản: Đối tác tin cậy, hợp tác vươn tầm

TTTĐ - Ngày 31/3, Đoàn công tác xúc tiến đầu tư và kết nối địa phương tỉnh Long An, do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út dẫn đầu, đã tổ chức thành công chương trình Xúc tiến Đầu tư Thương mại Long An - Nhật Bản tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản.
Đề nghị UNESCO công nhận võ Bình Định là di sản văn hóa Muôn mặt cuộc sống

Đề nghị UNESCO công nhận võ Bình Định là di sản văn hóa

TTTĐ - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt.
Khen thưởng ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc quy mô lớn Muôn mặt cuộc sống

Khen thưởng ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc quy mô lớn

TTTĐ - Chiều 31/3/2025, Công an tỉnh Thái Bình tổ chức biểu dương, khen thưởng ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề. Dự và chỉ đạo có đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Trần Xuân Ánh, Giám đốc Công an tỉnh.
Xem thêm