Gắn biển 16 công trình "Dân vận khéo” tiêu biểu
Công an TP giành giải Nhất Hội thi Dân vận khéo Cụm 6 6 đội thi xuất sắc sẽ tranh tài vào ngày 21/9 Đưa "Dân vận khéo" thành phong trào thi đua sâu rộng Dân vận khéo, gắn kết tình quân dân |
Đây là những công trình tiêu biểu được lựa chọn từ hàng trăm công trình do các địa phương, cơ quan, đơn vị đăng ký triển khai từ đầu năm để chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 15 năm triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo” và 75 năm Ngày Bác Hồ viết bài báo “Dân vận”.
Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Trưởng ban Dân vận Thành ủy gắn biển công trình “Dân vận khéo” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm |
Tiêu biểu là công trình “Tranh ghép từ gốm sứ, thủy tinh tái chế và phế liệu xây dựng” của tổ dân phố Hoàng Liên 2, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, đã vận động Nhân dân xóa các "điểm đen" về chân rác, chống ô nhiễm môi trường; đóng góp hàng trăm triệu đồng, hàng trăm ngày công để tạo nên bức tranh bích họa được ghép từ gốm sứ, thủy tinh tái chế và phế liệu xây dựng, cơ bản phủ kín các mảng tường rào quanh khu vực dân cư của tổ dân phố, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp, góp phần xây dựng phường văn minh đô thị.
Hay như vận động xã hội hóa để cải tạo, trang trí cảnh quan khu vui chơi, vẽ tranh bích họa, lắp đặt dụng cụ thể dục thể thao tại tổ dân phố Xuân Nhang 2, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm;
Vận động xã hội hóa trên 600 triệu đồng để cải tạo ao làng sáng, xanh, sạch, đẹp tại thôn Lương Xá, xã Liên Bạt và gần 400 triệu đồng để cải tạo sân chơi cộng đồng tại thôn An Thái, xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa...
Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Trưởng ban Dân vận Thành ủy trao quyết định công nhận và khen thưởng tập thể thực hiện công trình “Dân vận khéo” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm |
Đó còn là các công trình vận động xã hội hóa xây dựng tuyến đường “sáng, xanh, sạch, đẹp” kiểu mẫu tại thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn; “Đoạn đường sáng, xanh, sạch, đẹp” tại xã Đặng Xá và tại thôn Khoan Tế, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm; “Tuyến đê kiểu mẫu” xã Song Phượng, huyện Đan Phượng;
“Khu vui chơi cộng đồng và ao cá Bác Hồ” thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì; cải tạo, nâng cấp “Vườn hoa Đại học Công đoàn” tại phường Quang Trung, quận Đống Đa; phát huy vai trò công tác “Dân vận khéo” trong vận động giải phóng mặt bằng xây dựng Trường Mầm non Họa Mi tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai.
Đặc biệt, với mục tiêu nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, giải quyết kịp thời những phản ánh của Nhân dân, Đảng ủy Tổng Công ty điện lực TP Hà Nội đã triển khai công trình “Kết nối 2 tổng đài chăm sóc khách hàng” của Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội và Tổng công ty Điện lực miền Trung. Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh vận động xã hội hóa triển khai công trình “Điểm sinh hoạt cộng đồng” thôn Du Nội, xã Mai Lâm.
Gắn biển công trình “Dân vận khéo” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai |
Đảng ủy phường Liễu Giai, quận Ba Đình chỉ đạo vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân đóng góp tiền của, công sức để xây dựng, cải tạo nhà sinh hoạt cộng đồng số 8 phường Liễu Giai. Chi bộ tổ dân phố số 1, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy vận động xã hội hóa cải tạo, nâng cấp sân chơi trẻ em, nhà văn hóa tổ dân phố số 1.
Ban Giám hiệu Trường mầm non Mai Dịch đã vận động cán bộ, giáo viên, phụ huynh và các đơn vị ủng hộ gần 600 triệu đồng xây dựng khu vui chơi vận động sáng tạo và khu chợ ba miền tại Trường Mầm non Mai Dịch, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy.
Các công trình “Dân vận khéo” tiêu biểu được công nhận và gắn biển kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô không chỉ có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng, góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, mà còn mang những giá trị tinh thần quan trọng, bởi thông qua việc triển các khai công trình đã tăng cường tình đoàn kết, sự cố kết cộng đồng, khơi dậy niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước của mỗi người dân.
Gắn biển công trình “Dân vận khéo” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn |
Quan trọng hơn, với sự tự giác, tự nguyện cùng chung tay góp công, góp sức để thực hiện các công trình, mỗi người dân sẽ càng thêm trách nhiệm trong việc chăm sóc, gìn giữ, phát huy hiệu quả các công trình một cách bền vững.
Việc công nhận và gắn biển công trình “Dân vận khéo” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tiếp tục là một điểm nhấn của công tác dân vận Thủ đô trong năm 2024, năm bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; thông qua đó khẳng định vai trò, vị trí công tác dân vận trong vận động, phát huy sức mạnh Nhân dân cùng chung tay xây dựng Thủ đô, đất nước ngày càng phát triển.
Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TU, ngày 20/12/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và một số ngày lễ, kỷ niệm quan trọng trong năm 2024, ngay từ đầu năm, Ban Dân vận Thành ủy đã ban hành Công văn số 838-CV/BDVTU hướng dẫn các địa phương, cơ quan, đơn vị đăng ký triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo” đồng bộ trên 4 lĩnh vực: kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị và trên 3 cấp: TP, quận, huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc Thành ủy và cấp cơ sở. Đặc biệt đề nghị các địa phương lựa chọn, thực hiện các công trình “Dân vận khéo” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Căn cứ chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Dân vận Thành ủy, các quận, huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc Thành ủy đã chỉ đạo triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo”, chú trọng xây dựng các mô hình, công trình thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 15 năm triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo” và 75 năm Ngày Bác Hồ viết bài báo “Dân vận”. Trên cơ sở đăng ký và đề xuất của các địa phương, đơn vị, Ban Dân vận Thành ủy đã khảo sát, đánh giá, lựa chọn công nhận các công trình “Dân vận khéo” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. |