Tag

Gần nửa thế kỷ giữ nghề khắc con dấu

Người Hà Nội 22/02/2023 11:25
aa
TTTĐ - Hà Nội ba mươi sáu phố phường ngày nay, ít nhiều đã khoác màu áo mới. Giữa chốn phố thị bận rộn và vội vã, những nét trầm mặc, bình yên của mảnh đất Kinh kỳ đang dần thu mình lại. Ấy vậy mà gần nửa thế kỉ nay, ở một góc khiêm tốn phố Hàng Quạt, người nghệ nhân già vẫn gìn giữ nghề khắc con dấu.
Nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu - hành trình miệt mài khôi phục và lan tỏa giá trị con giống bột

Không ai rõ nghề khắc dấu có tự bao giờ, chỉ biết rằng những con dấu với nhiều hình thức, công dụng đã xuất hiện trong lịch sử đến cả mấy trăm năm. Ở Hà Nội, nghề khắc con dấu đã trở thành một trong rất nhiều nghề thủ công khu phố cổ. Có thời, nó rất nổi tiếng cùng con phố Tô Tịch nhưng trước cơn lốc đô thị hóa và sự thay đổi thị hiếu của người dân, phố này nay đã có nhiều ngành kinh doanh khác. Nghề khắc dấu chỉ còn được biết đến qua một vài cửa hàng trên phố Hàng Quạt, Hàng Bông, Tạ Hiện và cửa hàng Tinh Hoa khắc dấu trên phố Hàng Gai.

Hơn 45 năm trọn vẹn với với con dấu gỗ

Nằm nép mình khiêm tốn bên cạnh ngôi đình cổ đầu phố, cửa hàng khắc con dấu số 6 Hàng Quạt của gia đình ông Nguyễn Văn Toàn chỉ khoảng 15m2. Trong đó bày đủ loại khuôn gỗ, con dấu và mấy chiếc ghế nhựa cho khách tới ghé mua.

Ông Nguyễn Văn Toàn đang khắc dấu cho khách
Ông Nguyễn Văn Toàn khắc dấu cho khách

Cửa hàng khắc con dấu của gia đình ông Nguyễn Văn Toàn thật khó để người ta nhầm lẫn với chiếc biển hiệu cũ kỹ: Phúc Lợi, số 6 Hàng Quạt. Chỉ bằng ấy thông tin, nhìn qua thôi cũng đủ để người ta đoán được tuổi đời đâu đó cũng đến mấy chục năm của cửa hàng. Trước cửa, ông Nguyễn Văn Toàn đang gò lưng tẩn mẩn với công việc khắc con dấu của mình.

Gần nửa thế kỷ giữ nghề khắc con dấu

Chốc lát, một vài người khách lui tới. Người lấy con dấu đã đặt làm từ trước, người lại tò mò dừng chân nhìn ông Toàn thực hiện công việc khắc con dấu, chắc là khách du lịch.

“Từ ngày có mạng xã hội, mọi người biết đến của hàng của tôi nhiều hơn trước, có cả các bạn trẻ và khách du lịch nước ngoài. Họ rất thích con dấu tôi làm, xong còn xin chụp hình; Có khách nước ngoài còn vẽ tranh, viết báo đưa cửa hàng của tôi vào danh sách du lịch khi tới Hà Nội”, ông Toàn kể bằng niềm vui xen lẫn tự hào.

Gần nửa thế kỷ giữ nghề khắc con dấu

Ông Toàn đeo một chiếc kính khá dày, đôi bàn tay uyển chuyển đưa từng nét dao trên mặt con dấu, tỉ mỉ khắc từng nét chữ theo nguyên mẫu. Đó là một con dấu bằng chữ Nhật do vị khách người Nhật đặt trước, hẹn chiều muộn sẽ qua lấy.

Mắt không rời khỏi con dấu, ông kể: “Nghề khắc dấu này do gia đình truyền lại. Từ ngày nhỏ ngoài việc đi học, tôi đã học bố khắc con dấu rồi nhưng sau này lại chọn sư phạm. Tôi là từng là thầy giáo dạy Toán - Lý nhưng do cái duyên nên lại quay trở về với nghề truyền thống gia đình. Đến ngày hôm nay được hơn 45 năm rồi. Tuy nhiên, trước năm 93, tôi làm ở phố khác, sau đó mới về Hàng Quạt cho đến bây giờ”.

Gần nửa thế kỷ giữ nghề khắc con dấu

Trong các sản phẩm ông Toàn đã làm, có những chiếc đơn giản chỉ minh họa nhân vật hoạt hình kèm tên khách hàng nhưng phần nhiều lại là những chiếc dấu vô cùng chi tiết như chân dung người, tiếng Nhật, tiếng Trung...

Theo ông Toàn, hình càng khó, càng chi tiết lại càng cần sự tập trung cao độ của người thợ bởi chỉ cần xao nhãng một chút, nóng vội một chút sẽ khiến sản phẩm bị hỏng. Bên cạnh đó, bởi nhu cầu của thị hiếu, mỗi ngày ông cũng thực hiện rất nhiều sản phẩm nhỏ xinh với các hình họa hiện đại phù hợp với giới trẻ.

Nhìn đôi tay nhẹ nhàng, uyển chuyển cầm con dao khắc từng nét trên con dấu, chẳng ai có thể nghĩ để đạt được sự điêu luyện này, ngón tay ông đã ngang dọc những vết sẹo do dao khắc cứa vào. Bằng giọng giản dị, khiêm tốn, ông Toàn nói về cái nghề của mình: “Nghề này có vất vả gì đâu. Tôi ngồi đây bao nhiêu năm nay chỉ là đã được rèn rũa tính kiên trì, tỉ mỉ, tập trung cao độ và cả sự khéo léo. Tôi không kiên trì thì không làm được cái nghề này đâu”.

Gần nửa thế kỷ giữ nghề khắc con dấu

Nếu như trong vai trò của một thầy giáo, họ cần sự nhẫn nại với những đứa trẻ để truyền thụ kiến thức, ngược lại đối với nghề khắc con dấu, nó cần ở người thợ đức tính kiên trì, tẩn mẩn với từng chi tiết, thả hồn vào con dấu gỗ bé xinh. Bộ đồ nghề gắn liền với tuổi nghề của người thợ khắc, chẳng có gì nhiều nhưng cũng không được thiếu, đó là: Chiếc bàn gỗ nhỏ, dao khắc, dùi và đục (loại nhỏ).

Gần nửa thế kỷ giữ nghề khắc con dấu

Để tạo nên con dấu hoàn chỉnh, người thợ phải có một con dấu làm bằng gỗ lồng mực với đặc tính nhẹ, dễ khắc và thấm mực tốt. Sau đó, tùy theo yêu cầu của khách hàng, người thợ sẽ vẽ phác thảo hình họa lên con dấu rồi dùng dao khắc từng nét, dùi đục những chi tiết khó.

Đặc biệt, việc khắc con dấu đòi hỏi người thợ sự tưởng tượng, một chút khéo léo. Bởi khi khắc con dấu, người thợ phải khắc hình ngược lại so với nguyên bản, rồi ấn lên giấy mới ra đúng hình dạng mong muốn. “Phải tưởng tượng nhiều, tập trung cao độ lắm mới làm được lại còn đau lưng đau cả đầu nữa, chính vì vậy không nhiều người chọn cái nghề này”.

Người của muôn năm cũ…

Hơn 30 năm ở góc phố Hàng Quạt, ông Toàn chứng kiến muôn ngàn sự đổi thay của con phố này. Từ những cửa hàng truyền thống với nghề làm quạt, dăm ba hàng làm nhạc cụ truyền thống đến những cửa hàng hiện đại với nhà lầu xa hoa, người mua kẻ bán tấp nập của thế kỷ hội nhập, ông Toàn xa xăm: “Thay đổi nhiều chứ, đường phố quán xá tấp nập, ở Hà Nội cũng chẳng còn mấy người khắc con dấu nữa. Cũng có mấy người thợ trẻ đến tôi học nghề được chừng một, hai năm. Tuy nhiên cũng chỉ được ít thời gian sau họ lại bỏ nghề”.

Gần nửa thế kỷ giữ nghề khắc con dấu

Năm nay ông Toàn đã gần 70 tuổi. 45 năm nay ông vẫn ở đây, mỗi ngày, dưới bàn tay “nghệ nhân”, không biết đã bao nhiêu con dấu vượt vùng trời đi ra thế giới khắc ghi một nét văn hóa đẹp xinh mang tên Việt Nam.

Gần nửa thế kỷ giữ nghề khắc con dấu

Hỏi ông về người nối nghiệp, dường như đó là một khoảng lặng không lời giải đáp. Ông bảo: “Nghề này và rất nhiều nghề truyền thống khác sẽ chẳng tránh được sự mai một. Xã hội càng phát triển thì đâu có thể chắc chắn được tương lai sẽ còn tìm được một vài người giữ nghề. Dù thế nào đi chăng nữa, chỉ cần còn sức khỏe, tôi vẫn sẽ ngồi đây, trọn vẹn với cái nghề khắc con dấu”.

Gần nửa thế kỷ giữ nghề khắc con dấu

Buổi chiều muộn có cô gái trẻ người Nhật đến với chiếc máy ảnh Fuiji trên tay. Cô gái ấy cúi chào ông Toàn, tay đón lấy sản phẩm con dấu gỗ đã được hoàn thiện. Thoáng sau, người nghệ nhân làm nên con dấu ấy mới chịu dừng tay. Ông cười tươi, trong ánh mắt nhuốm màu thời gian ấy có hình một con dấu gỗ nhỏ...

Đọc thêm

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố Nhịp điệu cuộc sống

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố

TTTĐ - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các tài năng trẻ có mặt ở khắp các nhóm từ nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển đến điều phối viên... đang ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến sức lực cho sự thành công của sự kiện. Thông qua đó, tinh thần sáng tạo trẻ được khơi dậy, lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không” Người Hà Nội

Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không”

TTTĐ - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, huyện Đông Anh đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Huyện ban hành những nghị quyết chuyên đề như nghị quyết "5 có, 3 không", nhờ đó, đời sống văn hóa cơ sở được nâng cao, các thiết chế văn hóa được đầu tư và phát huy hiệu quả.
Xem thêm