Tag

Gen Z cần gì khi đi làm?

Nhịp sống trẻ 01/10/2023 17:00
aa
TTTĐ - Có nhiều ý kiến cho rằng gen Z đang là thế hệ “ảo tưởng” và đòi hỏi quá cao khi đi làm. Dù vậy, khi ranh giới giữa tiêu chuẩn truyền thống và phong cách hiện đại rất mong manh, nhà tuyển dụng và "nguồn nhân lực trẻ" rất dễ xảy ra những hiểu lầm khó tháo gỡ…
Gen Z đang sống “toàn thời gian” bởi áp lực thành công, kiếm nhiều tiền, có cuộc sống mơ ước Tôn vinh hơn 1.400 tác phẩm xanh của Gen Z Việt Nam Để giải tỏa căng thẳng, Gen Z đang ưu tiên gì nhất trong công việc?

Nhiều kỳ vọng

Sau khi du học trở về, Nguyễn Hoàng Thu Thảo (sinh năm 2000, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội) chọn làm việc cho một start-up công nghệ với khối lượng công việc khá nhiều và yêu cầu tính linh hoạt, đa nhiệm cao. Là lao động thuộc thế hệ Z, Thu Thảo cho rằng không quá khó hiểu khi thế hệ của cô luôn đặt ra tiêu chuẩn cao về môi trường làm việc khi họ có tư duy “sống cho bản thân”.

“Lớn lên trong thời kỳ mạng xã hội bùng nổ, nhiều bạn trẻ hiện đại kiếm được thu nhập từ nhiều công việc mới, gắn liền với Internet - điều mà các thế hệ trước chưa hề có. Cơ hội nhiều cộng với chưa quá áp lực về mặt tài chính, gia đình nằm trong số lý do nhiều bạn trẻ không ngại “nhảy việc” liên tục hoặc làm nhiều việc một lúc”, Thu Thảo nói.

Dù có những lợi thế điển hình của người trẻ, cô gái 23 tuổi không phủ nhận nhược điểm lớn nhất của gen Z là “cả thèm chóng chán”, cái tôi cao trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Điều này dẫn đến văn hóa “thích thì nghỉ’, “đi làm không vì tiền nhưng ít tiền chưa chắc đã làm” khiến nhiều công ty đau đầu khi làm việc cùng họ.

Bản thân Thu Thảo không tìm kiếm môi trường làm việc quá lý tưởng, miễn sao nơi đó “đủ chuyên nghiệp, ai làm việc nấy và đạt hiệu quả cao”. Theo cô, những người trẻ cùng thế hệ với mình thường hướng tới giá trị thực như tiền bạc, lợi ích khi đánh giá việc làm.

Gen Z cần gì khi đi làm?
Gen Z đang có nhiều kỳ vọng hơn khi đi làm

“Công việc hiện tại cho mình thời gian làm việc linh hoạt, không phải đến văn phòng nhưng đòi hỏi chịu trách nhiệm ở nhiều vị trí khác nhau. Dù bản thân khá cảm tính và cái tôi cao, mình xác định giờ là thời điểm học hỏi, trau dồi chứ chưa đặt nặng chuyện thu nhập. Vậy nên, khi phải "ôm" nhiều đầu việc không nằm trong chuyên môn, mình không thấy ngại nhưng vẫn nhấn mạnh mức lương cần tương xứng với công sức”, Thu Thảo nói.

Với Thu Thảo, cô sẽ chọn rời đi và thay đổi công việc khi thấy mình đã học hỏi được hết ở môi trường cũ hoặc khi nhận được những lời đề nghị với mức đãi ngộ tốt hơn, xứng đáng với năng lực tại thời điểm đó.

Thế hệ Z được nhận diện là có nhiều kỳ vọng khi đi làm. Theo một khảo sát mới đây từ một nền tảng tìm kiếm công việc, mức lương trung bình mà gen Z mong muốn cho công việc chính thức đầu tiên sau khi ra trường là 9 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, 88% sinh viên khá giỏi đặt mục tiêu trở thành quản lý trong vòng 2-3 năm.

Ngoài ra, giới trẻ hiện đại cũng mong muốn mở rộng mối quan hệ, trải nghiệm thú vị, đa dạng, cân bằng công việc - cuộc sống. Tuy vậy, theo khảo sát, không ít người trong số họ đã ra trường và đi làm trong vòng 1 - 2 năm qua có dấu hiệu “vỡ mộng” khi kỳ vọng của họ chênh lệch lớn so với thực tế và năng lực của bản thân.

Đãi ngộ xứng đáng

“Quyền lợi tốt, chốn công sở thân thiện, sếp biết bảo vệ, công nhận nhân viên là những điều bình thường và chính đáng bất cứ ai chứ không chỉ gen Z chúng mình mong muốn khi đi làm”, Minh Hoàng (22 tuổi, nhân viên truyền thông) cho biết.

Cá nhân Minh Hoàng nhận định việc về thế hệ lớn tuổi hơn phàn nàn lớp sau “yếu năng lực nhưng lười chịu khổ, đòi lương cao” là câu chuyện 8X, 9X cũng gặp phải, không phải đến gen Z mới xuất hiện.

Minh Hoàng cho rằng nhiều người trẻ hiện đại đang có điều kiện cuộc sống tốt, nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn và không còn mang nặng tư tưởng cống hiến, làm việc bạt mạng. Điều này khác với lớp anh chị đi trước, khi mục tiêu đôi khi chỉ dừng ở chỗ có công ăn việc làm. Nhưng việc người trẻ ngại chịu cực khổ hay không còn tùy thuộc vào giá trị công việc mang lại cho họ.

“Khi còn non kinh nghiệm, mình từng chọn 6 tháng làm thực tập ở một công ty nước ngoài với mức hỗ trợ chỉ 1 triệu đồng/tháng. Đổi lại, mình tích lũy được nhiều điều quý giá, chung nhóm với những đồng nghiệp có chung “sóng não” từ tính cách đến tư duy.

Còn bây giờ, mình muốn gắn bó với một công việc trong vòng 2 - 3 năm nên chắc chắn mình sẽ đặt ra tiêu chuẩn nhất định như sếp phải có năng lực dẫn dắt, mức lương tối thiểu công ty có thể trả, môi trường làm việc không độc hại”, Minh Hoàng nói.

Theo chàng trai 22 tuổi, có nhiều gen Z năng động, sớm có thu nhập ở mức khá ngay từ khi còn đi học và cũng có những bạn còn chưa va vấp nhưng đã đòi hỏi cao trong khi khả năng giới hạn, tự thu hẹp cơ hội.

“Với mình, mỗi người nên có kế hoạch phát triển bản thân trong giai đoạn đi làm nhất định để xác định mình đang cần gì, thiếu gì và những thứ công ty đem lại có phù hợp không. Song song, gen Z cũng cần học cách xử lý lịch sự khi từ chối công việc để tránh mất thời gian của bên khác”, Minh Hoàng chia sẻ.

Tương tự, khi ứng tuyển việc làm, Đức Tuấn (24 tuổi, sống tại quận Long Biên, Hà Nội) cũng mong muốn được làm việc trong một môi trường win-win (cùng phát triển, cùng có lợi) bởi theo anh, ý tưởng “bào mòn nhân viên” đã cũ và qua từ rất lâu.

Gen Z cần gì khi đi làm?
Đãi ngộ xứng đáng là điều kiện tiên quyết để gen Z lựa chọn công việc

“Mình mong sếp có tâm, có tầm, tâm lý và có thể học hỏi được nhiều. Môi trường cởi mở, lắng nghe ý kiến của nhân viên, theo kịp với quốc tế và thích nghi kịp thời chứ không giữ khư khư tư duy cũ. Mình thích làm việc với đồng nghiệp cùng trang lứa vì sợ khoảng cách thế hệ nếu trong phòng ban toàn cô chú, anh chị lớn tuổi”, Đức Tuấn nói.

Theo Đức Tuấn, những điều trên không phải đòi hỏi quá đáng. Bởi lẽ, gen Z có lợi thế là trẻ, tiếp thu nhanh và dễ thích nghi. Họ không đợi đến lúc đi làm mới học mà trang bị rất nhiều kỹ năng rồi mới tham gia thị trường lao động. Sự lựa chọn nghề nghiệp của gen Z cũng khác, nhiều người như Đại bắt đầu đi làm sớm hơn để khi ra trường có thể đạt được vị trí mình muốn. Điều đó cũng nâng mức cạnh tranh và áp lực lên tầm cao mới.

“Điểm chung của gen Z là có sự bứt phá, sáng tạo và phá vỡ các tiêu chuẩn truyền thống nên đôi khi có thể làm khó người tuyển dụng. Ngược lại, thế hệ mình cũng có phần nông nổi, thích gì làm đó, không có lề lối, không thích gò bó, suy nghĩ chưa sâu sát, thiếu kinh nghiệm do tuổi đời còn trẻ.

Tuy nhiên, mình thấy môi trường tốt để phát triển năng lực là rất cần thiết. Nhiều công ty đưa ra đãi ngộ kém, mức lương nghèo nàn rồi bắt nhân viên trẻ phải làm việc hết mình, cống hiến thì không công bằng”, Đức Tuấn nói.

Ngoài ra, Đức Tuấn cho rằng nếu muốn quyền lợi win-win, nhân viên trẻ cũng phải thể hiện sự tôn trọng công ty trong suốt quá trình làm việc cho đến khi thực sự muốn rời đi

“Mình không chọn rời đi nếu có đề nghị tốt hơn. Bởi khi đã xác định thử việc, mình đã muốn gắn bó với công ty đó. Mình chấp nhận mức lương chưa đáp ứng kỳ vọng nhưng sẽ mang lại giá trị nào đó mình muốn đạt được”, Đức Tuấn chia sẻ.

Phạm Thành

Đọc thêm

Mỗi tình nguyện viên là một tấm gương về tác phong chuyên nghiệp Camera 360 trẻ

Mỗi tình nguyện viên là một tấm gương về tác phong chuyên nghiệp

TTTĐ - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang đề nghị, 100% tình nguyện viên hoàn thành các khóa học trực tuyến về “Bình dân học vụ số” và “Thanh niên tình nguyện hỗ trợ chính quyền địa phương hai cấp”. Mỗi tình nguyện viên phải là một tấm gương về tác phong chuyên nghiệp: Nắm vững nguyên tắc, không làm thay nhiệm vụ chuyên môn, không vượt quyền, bảo mật thông tin, nhưng luôn sẵn sàng, tận tình hỗ trợ người dân.
"Cao điểm xanh" trên Dự án đường dây 500kV Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2025

"Cao điểm xanh" trên Dự án đường dây 500kV

TTTĐ - Những ngày tháng Bảy nắng rát, giữa núi rừng Tây Bắc, màu áo xanh tình nguyện lại rợp bóng trên các cung đường thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Đó không chỉ là hành trình hỗ trợ kỹ thuật, phát quang tuyến điện, mà còn là biểu hiện sống động của một đợt thi đua cao điểm - nơi thanh niên mang tinh thần xung kích, sáng tạo cùng hòa vào mạch chảy công trình trọng điểm quốc gia.
Cán bộ trẻ “chuyển mình” góp sức vận hành chính quyền 2 cấp Camera 360 trẻ

Cán bộ trẻ “chuyển mình” góp sức vận hành chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Sau khi cả nước thực hiện việc tinh gọn bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, nhiều người trẻ được giao đảm nhiệm công việc mới. Họ đã nhanh chóng thích ứng, tích cực “chuyển mình” để góp sức trẻ vào công cuộc lớn của đất nước.
Thanh niên xung kích “chia lửa” cùng chính quyền 2 cấp Camera 360 trẻ

Thanh niên xung kích “chia lửa” cùng chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Trong những ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, tại các phường, xã mới của TP Hồ Chí Minh, hình ảnh những đoàn viên, thanh niên khoác áo xanh tình nguyện đồng hành cùng người dân thực hiện thủ tục hành chính đã trở nên quen thuộc và gần gũi.
Chạm vào thế giới khoa học diệu kỳ Tôi yêu Hà Nội

Chạm vào thế giới khoa học diệu kỳ

TTTĐ - Mùa hè không chỉ có tiếng ve và những chuyến du lịch, với hàng trăm em nhỏ Thủ đô, mùa hè còn là cơ hội để bước vào một thế giới mới, thế giới của những thí nghiệm kỳ thú, những khám phá không giới hạn và cả những tình bạn mới bắt đầu từ tình yêu với khoa học.
Tiếp sức chính quyền, gỡ khó cùng người dân Tôi yêu Hà Nội

Tiếp sức chính quyền, gỡ khó cùng người dân

TTTĐ - Từ đầu tháng 7/2025, tuổi trẻ xã Suối Hai (TP Hà Nội) đã nhanh chóng vào cuộc, thể hiện tinh thần xung kích đúng như khẩu hiệu của mình: “Vào việc ngay - không ngại khó!”, hỗ trợ người dân làm thủ tục hành chính.
Phục vụ Nhân dân bằng công nghệ và cả trái tim Tôi yêu Hà Nội

Phục vụ Nhân dân bằng công nghệ và cả trái tim

TTTĐ - Ngay từ những ngày đầu mô hình chính quyền địa phương hai cấp được triển khai tại xã Ô Diên (TP Hà Nội), hình ảnh những đoàn viên trong màu áo xanh tình nguyện cần mẫn hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến đã trở nên quen thuộc tại điểm phục vụ hành chính công của xã.
Nam sinh vô địch “Tin học văn phòng” chuẩn bị sang Mỹ tranh tài Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nam sinh vô địch “Tin học văn phòng” chuẩn bị sang Mỹ tranh tài

TTTĐ - Vượt qua hàng ngàn thí sinh xuất sắc, Nguyễn Minh Đức sinh viên ngành Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo, Đại học Bách khoa Hà Nội đã trở thành một trong 6 Quán quân quốc gia cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng thế giới – Viettel (MOS World Championship – Viettel) 2025. Đức cũng là đại diện của Việt Nam tranh tài tại chung kết Vô địch Tin học văn phòng thế giới diễn ra tại Mỹ từ ngày 27 đến 30/7 tới.
Cơ hội vàng cho Gen Z theo đuổi ước mơ kỹ sư chuẩn Nhật Nhịp sống trẻ

Cơ hội vàng cho Gen Z theo đuổi ước mơ kỹ sư chuẩn Nhật

TTTĐ - Trong dòng chảy đổi mới giáo dục đại học, ngày càng nhiều bạn trẻ Gen Z tìm đến những chương trình đào tạo có chiều sâu học thuật, ứng dụng thực tiễn cao và đặc biệt là khả năng hội nhập quốc tế. Một trong những điểm đến đang tạo ấn tượng mạnh với học sinh, sinh viên cả nước chính là ngành Kỹ thuật xây dựng - hệ kỹ sư (ECE) của Trường Đại học Việt Nhật (VJU), Đại học Quốc gia Hà Nội.
"Áo xanh" góp sức trẻ để vận hành hiệu quả chính quyền 2 cấp Tôi yêu Hà Nội

"Áo xanh" góp sức trẻ để vận hành hiệu quả chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Các đoàn viên, thanh niên phường Long Biên đã hăng hái tham gia phát số thứ tự, hướng dẫn người dân vào đúng các quầy để làm thủ tục, hướng dẫn hoặc hỗ trợ người dân nộp hộ hồ sơ, hỗ trợ đăng ký tài khoản VNeID… Đây là việc làm thiết thực phát huy sức trẻ trong bối cảnh chính quyền địa phương hai cấp chính thức vận hành.
Xem thêm