Tag

Gia Lâm phát triển Nông thôn mới tiệm cận với văn minh đô thị

Nông thôn mới 19/10/2023 10:19
aa
TTTĐ - Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn huyện Nông thôn mới nâng cao, đồng thời gắn với định hướng phát triển lên quận. Khu vực nông thôn của huyện ngày càng văn minh, hiện đại, tiệm cận với mô hình đô thị trong tương lai.
Xã Lam Điền (huyện Chương Mỹ) về đích Nông thôn mới nâng cao Xã Hương Sơn (Mỹ Đức) đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và Nông thôn mới nâng cao Xây dựng kiến trúc nông thôn gắn với bản sắc văn hóa địa phương Công nhận huyện Ứng Hoà đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2022 Hà Nội phấn đấu sớm hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Phấn đấu có thêm hai xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu

Cùng với việc phấn đấu đưa 5/20 xã còn lại hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao, năm 2023, huyện Gia Lâm phấn đấu có thêm 2 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu là xã Bát Tràng và Dương Quang. Huyện cũng phấn đấu đạt chuẩn huyện Nông thôn mới nâng cao theo đúng tiến độ đã đặt ra.

Tại xã Dương Quang, đây là một xã nằm ở phía Đông của huyện Gia Lâm, ngành nghề chủ yếu là phát triển nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Năm 2016, xã Dương Quang được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Xác định xây dựng Nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, Đảng ủy, chính quyền và Nhân dân xã Dương Quang đã bắt tay vào xây dựng Nông thôn mới nâng cao; Tiếp tục duy trì, nâng cao các tiêu chí đã đạt, hoàn thiện tiêu chí cơ bản đạt.

Theo Chủ tịch UBND xã Dương Quang Nguyễn Viết Đối, triển khai xây dựng Nông thôn mới nâng cao, xã đã xây dựng các nghị quyết, chương trình, đề án, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức triển khai thực hiện, tạo sự lan tỏa trên toàn địa bàn. Công tác thông tin tuyên truyền được thực hiện với nhiều hình thức đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Gia Lâm phát triển Nông thôn mới tiệm cận với văn minh đô thị
Huyện Gia Lâm đã hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn huyện Nông thôn mới nâng cao

Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm này, công tác xây dựng Nông thôn mới nâng cao tại xã Dương Quang đã đạt được những kết quả tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân trong xã từng bước được nâng lên. Cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm y tế, trụ sở làm việc, công trình văn hóa... được đầu tư nâng cấp, xây mới, đáp ứng nhu cầu đời sống Nhân dân. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 71,06 triệu đồng/người.

Toàn xã không còn hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 0,33%. 100% số hộ được dùng điện an toàn, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; Số hộ có nhà kiên cố đạt 100%. 100% tuyến đường trục xã, liên xã, trục thôn, liên thôn và đường ngõ xóm được bê tông hóa, nhựa hóa phục vụ cho nhu cầu đi lại, sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương. 100% số dân sử dụng nước hợp vệ sinh…

Đến nay, 9/9 thôn trong xã có nhà văn hóa và đạt, duy trì danh hiệu "Làng văn hóa”; Tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa là 96,6%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%. Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên; Toàn xã có 3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Qua đánh giá chấm điểm của xã và huyện, kết quả xây dựng Nông thôn mới nâng cao của xã Dương Quang đạt trên 95 điểm; Hiện xã đang hoàn thiện hồ sơ để đoàn thẩm định Nông thôn mới của thành phố Hà Nội về thẩm định.

Cùng với xã Dương Quang, năm 2015, xã Bát Tràng đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới; Năm 2020 được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Từ đó đến nay, Bát Tràng tập trung xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu.

Gia Lâm phát triển Nông thôn mới tiệm cận với văn minh đô thị
Diện mạo khu vực nông thôn của huyện Gia Lâm ngày càng văn minh, hiện đại, tiệm cận với mô hình đô thị trong tương lai

Theo Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi, để thực hiện hoàn thành xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, ngoài 2 tiêu chí bắt buộc là thu nhập và thôn thông minh, xã lựa chọn tiêu chí an ninh trật tự và tiêu chí du lịch.

Đến thời điểm này, công tác xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu của xã Bát Tràng đã cơ bản hoàn thành. Kinh tế của xã tăng trưởng khá; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - thương mại – dịch vụ - du lịch.

Xã đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, cải tạo các tuyến đường trục thôn, liên thôn; Trùng tu, tôn tạo di tích. Hệ thống điện chiếu sáng được đầu tư; Xã đã xây dựng mới 3 trường (THCS, tiểu học, mầm non); Xây dựng mới trụ sở UBND xã, 4 nhà văn hóa, trụ sở công an xã. Đời sống của Nhân dân được cải thiện; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Một số tiêu chí đạt kết quả cao như: 100% đường ngõ xóm có điện chiếu sáng; 100% trường học 3 cấp đạt chuẩn quốc gia và trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; Trạm y tế xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế. Xã có 5 nơi sinh hoạt văn hóa phục vụ cộng đồng để các thôn hội họp, sinh hoạt văn hóa phục vụ cộng đồng. 5/5 thôn đạt danh hiệu “thôn văn hóa”; trên 96% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 100% hộ gia đình sử dụng nước sạch đạt chuẩn theo QCVN.

Qua đánh giá chấm điểm của xã và huyện, kết quả xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu của Bát Tràng đạt 100 điểm; Hiện xã đang hoàn thiện hồ sơ để đoàn thẩm định Nông thôn mới của thành phố về thẩm định.

Góp phần xây dựng huyện Gia Lâm trở thành quận

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Gia Lâm Nguyễn Tiến Hoàng, năm 2017, 100% số xã của huyện Gia Lâm (20/20 xã) đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Năm 2019, huyện Gia Lâm được thành phố công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới.

Theo ông Nguyễn Đức Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, ngay từ đầu năm 2023, huyện đã ban hành Kế hoạch số 118-KH/BCĐ về đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; Đồng thời đầu tư, xây dựng huyện Gia Lâm trở thành quận giai đoạn 2020-2025, phấn đấu năm 2023 có 5 xã còn lại đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao (đạt 100%) số xã; Thêm 2 xã Nông thôn mới kiểu mẫu.

Gia Lâm phát triển Nông thôn mới tiệm cận với văn minh đô thị
Qua đánh giá chấm điểm của xã và huyện, kết quả xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu của Bát Tràng đạt 100 điểm

Thời gian qua, UBND huyện đã phát động phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn, trọng tâm là xây dựng Nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu; Phát động cuộc thi giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch đẹp và an toàn. Các cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện đã tích cực hưởng ứng tham gia, chung sức, đồng lòng thực hiện.

Kết quả đến nay, 5 xã xây dựng Nông thôn mới nâng cao năm 2023 của huyện là Kim Sơn, Trung Mầu, Yên Thường, Dương Quang, Đông Dư đều đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Đối với 2 xã xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu là Ninh Hiệp và Bát Tràng, qua đánh giá chấm điểm của UBND huyện Gia Lâm, cả 2 xã đều đạt 100 điểm.

Trong đó, xã Ninh Hiệp xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu ở 2 lĩnh vực là du lịch và văn hóa; Xã Bát Tràng xây dựng x kiểu mẫu ở 2 lĩnh vực du lịch và an ninh trật tự. Đối với công tác xây dựng huyện x nâng cao, Gia Lâm đã có 8/9 tiêu chí đạt, 1 tiêu chí cơ bản đạt.

Đời sống của Nhân dân trên địa bàn huyện ngày một nâng cao. Gia Lâm không còn hộ nghèo; Thu nhập bình quân đầu người đạt 71,7 triệu đồng/người/năm; Huyện có 20.038/27.450 lao động được đào tạo; Hầu hết lao động đều có việc làm.

Bên cạnh đó, Gia Lâm cũng có 92,9% người dân tham gia bảo hiểm y tế; Có 122 thôn làng được công nhận làng văn hóa; 100% lượng rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển; 100% số hộ được sử dụng nước sạch. Huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế; 20/20 xã có trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; 75/78 trường mầm non, tiểu học, THCS công lập được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 96,1%...

Với 100% số xã đủ tiêu chuẩn công nhận xã Nông thôn mới nâng cao và huyện Gia Lâm đủ điều kiện đạt huyện Nông thôn mới nâng cao, công tác đầu tư, xây dựng huyện Gia Lâm trở thành quận đã gần về tới đích.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Xem thêm