Giải toả băn khoăn về lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh lớp 12
Đầu tháng 4, hơn 100.000 học sinh lớp 12 thi khảo sát Hà Nội tổ chức khảo sát học sinh lớp 12 vào ngày 5, 6/4 Học sinh lớp 12 có thêm kênh ôn thi tốt nghiệp qua truyền hình |
Chọn đúng ngành, nghề cũng là lựa chọn tương lai
Ngay từ 7h sáng, rất nhiều học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Phú Xuyên đã có mặt để vào các gian hàng của trường đại học mà mình quan tâm. Ngoài việc lựa chọn ngành, trường, nhiều bạn học sinh còn quan tâm đến việc chọn ngành học như thế nào để ra trường dễ xin việc, lương cao.
Học sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh tại các gian hàng |
Đang đi tham khảo tại các gian hàng, bạn Phạm Ngọc Linh, lớp 12A1, trường THPT Đồng Quan cho biết: “Em muôn theo các trường đào tạo chuyên sâu về ngành kinh tế, khối ngành khoa học tự nhiên. Hiện tại em vẫn còn đang băn khoăn về việc lựa chọn trường. Thực sự em mong muốn có thêm nhiều thông tin về các trường đại học. Thật may mắn hôm nay có rất nhiều trường đại học đến tư vấn tuyển sinh, điều này giúp em và các bạn trong việc tìm hiểu và hỏi trực tiếp để giải toả những thắc mắc, băn khoăn của bản thân minh.
Em thấy chương trình này rất có ý nghĩa. Ngoài sự tư vấn trực tiếp của các trường đại học ở gian hàng thì các diễn giả trên sân khấu cũng cung cấp cho chúng em không chỉ thông tin tuyển sinh mà còn tư vấn, hướngnghiệp để chúng em thấy thế nào là ngành nghề cần thiết với thời đại và phù hợp với bản thân.
Xong buổi hôm nay, chắc chắn là em sẽ có cái nhìn toàn diện hơn để có thể chọn được ngành và trường học phù hợp với bản thân.
Bạn Phạm Ngọc Linh, lớp 12A1, trường THPT Đồng Quan cho biết, chương trình rất hữu ích với học sinh lớp 12 |
7h có mặt tại trường THPT Đồng Quan, bạn Vũ Trần Tiến, học sinh trường THPT Phú Xuyên A cho biết, bạn đã đi gần 10km để đến tham gia buổi Đối thoại, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT do báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức.
“Theo chương trình mới thì em thấy cấu trúc đề thi có độ phân hoá rất cao, vì thế các bạn làm bài rất dễ mất điểm. Vì thế, chương trình ngày hôm nay, em sẽ hỏi Vụ Giáo dục Đại học để nắm bắt được, từ đó chuẩn bị kỹ hơn cho bài thi sắp tới.
Chương trình ngày hôm nay rất thiết thực, thông qua những câu hỏi của nhiều bạn học sinh giúp cho em biết được điểm mạnh, điểm yếu của ban thân từ đó đưa ra những quyết định về lựa chọn, định hướng nghề nghiệp, nhất là với ngành Luật mà em đang quan tâm”.
Bạn Vũ Trần Tiến, học sinh trường THPT Phú Xuyên có mặt từ rất sớm để tìm hiểu về trường đại học mà mình mong muốn thi vào |
Lương cao khi ra trường
Bên gian hàng của trường Đai học Thủ đô Hà Nội, TS. Đỗ Thị Vân Dung, Phó trưởng Khoa Kinh tế đô thị cho biết, cơ hội nghề nghiệp đối với nhóm ngành kinh tế rất nhiều. “Chúng ta đều thấy, kinh tế là 1 ngành làm nền tảng cho toàn bộ sự phát triển của xã hội. Vì thế vị trí việc làm của khối ngành kinh tế rất đa dạng: Từ các vị trí trong những cơ quan chính phủ, bộ ngành đến ngoài nhà nước, kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính, phân tích quản trị rủi ro, bảm hiểm, logistic…
TS. Đỗ Vân Dung cho biết, ngành kinh tế có rất nhiều cơ hội việc làm khi ra trường |
Đưa ra lời khuyên cho các bạn thí sinh, TS. Đỗ Thị Vân Dung nói: “Để vào được một trường đại học, trước hết các thí sinh phải có kiến thức để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT, đảm bảo điểm cao để có thể lựa chọn những trường mà mình mong muốn”.
Trường đại học Thủ đô năm nay có 4 phương thức xét tuyển đó là: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển dựa vào kết quả lớp 12; xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh; Xét tuyển dựa vào chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc..
Rất nhiều học sinh trước gian hàng của trường ĐH Thủ đô Hà Nội |
Anh Phạm Quang Dũng, đại diện trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tài chia sẻ, nền kinh tế Việt Nam hiện đang phát triển theo mô hình kinh tế thị trường. Hàng hoá, công việc liên quan đều bị chi phối bởi quy luật cung – cầu đòi hỏi nguồn nhân lực lao động chất lượng cao. Do vậy nhu cầu về lao động cho khối ngành Kinh tế luôn luôn gia tăng cho nên thu hút phần lớn lao động để cung ứng. Điều này dẫn đến thí sinh đổ dồn học các ngành thuộc khối kinh tế để dễ tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp đại học.
Cũng theo anh Phạm Quang Dũng, ngoài cơ hội việc làm rất nhiều, mức lương trung bình sau tốt nghiệp: Khối ngành Kinh tế, Tài chính trung bình tầm 8-15 triệu. Khối ngành Logistics, Thương mại điện tử, Quản trị maketing mức trung bình 12-15 triệu.
Năm 2024, trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải tuyển sinh 5.000 chỉ tiêu cho 4 nhóm ngành: Kinh tế, vận tải Logistics; Công nghệ thông tin; Công trình giao thông, Cơ khí Ôtô. Trong đó khối ngành Kinh tế, vận tải Logistics có những chuyên ngành rất “hot”, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội như: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Thương mại điện tử, Quản trị Maketing, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Quản trị tài chính và đầu tư,...
Nhiều học sinh tìm hiểu thông tin tại gian hàng của trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải |
Đối với ngành Luật, năm 2024 là năm đầu tiên Nhà trường tổ chức xét tuyển. Các bạn thí sinh sau tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí như: Làm việc tại các cơ quan bảo vệ pháp luật, Văn phòng luật sư, công ty luật, văn phòng công chứng, làm việc tại các cơ sở đào tạo, giáo dục: giảng viên, hoặc nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu, v.v..
Năm 2024 Nhà trường xét tuyển Hệ Đại học chính quy với 4 phương thức: xét tuyển thẳng, xét tuyển Học bạ kết hợp, Xét theo điểm thi THPT, xét theo điểm thi tư duy. Với thời điểm hiện tại, để có cơ hội trúng tuyển sớm, Thí sinh có thể đăng ký theo hình thức Xét Học bạ kết hợp. Thời gian xét tuyển 2 đợt: Đợt 1từ 15/3 và Đợt 2 từ 3/5. Các bạn học sinh có thể tham khảo tại link đăng ký xét tuyển: xettuyen.utt.edu.vn, Thông tin tuyển sinh tại: tuyensinh.utt.edu.vn.