Gìn giữ giá trị truyền thống thông qua bảo tồn lễ hội, di tích
Độc đáo lễ rước bộ và cấp thủy tại đền Trần Thái Bình Niềm tự hào linh khí 800 năm Đón chờ những hoạt động đặc sắc tại Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025 |
Gắn kết cộng đồng, tạo nên đời sống văn hóa phong phú
Lễ hội ở Hà Nội phần lớn diễn ra vào dịp đầu xuân, thời điểm ghi dấu sự chuyển mình của trời đất và vạn vật. Đó là dịp để người dân xích lại gần nhau trong sự cộng cảm, cùng chia sẻ niềm vui sau một năm lao động vất vả để hướng tới một năm mới với những điều tốt đẹp.
Không gian thờ các vị thần là nơi để họ bày tỏ mong ước thông qua các nghi lễ, hình thức diễn xướng dân gian. Nói một cách khác, lễ hội như cầu nối quá khứ với hiện tại và dẫn tới tương lai.
![]() |
Lễ hội đình làng Nam Tiến (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) |
Xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên, Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với những lễ hội đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa dân gian, gắn liền với đời sống tinh thần của Nhân dân. Trong đó, lễ hội đình làng Nam Tiến là một trong những sự kiện quan trọng nhất, được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công lao của các vị tiền nhân có công với quê hương.
Bên cạnh lễ hội đình làng, nhiều hoạt động văn hóa khác như hát ca trù, rước kiệu, rước nước, thi nấu cơm… cũng được tổ chức nhằm tái hiện và lưu giữ những phong tục tập quán cổ truyền. Những nghi thức này không chỉ góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống mà còn giúp gắn kết cộng đồng, tạo nên một đời sống văn hóa phong phú và đa dạng.
![]() |
Ngoài các lễ hội truyền thống, xã Nam Tiến còn là địa phương lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị. Những ngôi đình, chùa, nhà thờ họ mang đậm dấu ấn kiến trúc cổ kính vẫn được bảo tồn và trùng tu, trở thành niềm tự hào của Nhân dân địa phương. Đặc biệt, những ngôi đình cổ như đình Nam Tiến không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng mà còn là chứng tích lịch sử quan trọng, thể hiện nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc.
Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích này không chỉ là trách nhiệm của chính quyền địa phương mà còn là tâm huyết của từng người dân. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản văn hóa được thực hiện thông qua các chương trình giáo dục cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của toàn thể Nhân dân vào công tác trùng tu, bảo tồn.
![]() |
Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích cần tâm huyết của từng người dân |
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa không chỉ là bảo vệ những giá trị truyền thống mà còn là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua các hoạt động văn hóa, xã Nam Tiến đã thu hút du khách thập phương, mở ra nhiều cơ hội phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.
Kết nối quá khứ và hiện tại
Thanh Trì là vùng đất cổ của Thăng Long - Hà Nội với nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc. Nhận thức rõ giá trị của hệ thống di sản này, các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn huyện Thanh Trì đã quan tâm và có nhiều giải pháp tập trung vào việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di sản văn hóa. Nhờ đó, nhiều di tích, lễ hội, các hoạt động trình diễn dân gian được hồi sinh trong cuộc sống.
Trên địa bàn huyện Thanh Trì hiện có 154 di tích lịch sử văn hóa và 45 lễ hội truyền thống, gồm 90 di tích đã được công nhận xếp hạng (trong đó 65 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 25 di tích xếp hạng cấp thành phố); có 6 địa điểm gắn biển lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến.
![]() |
Múa trống bồng là một đặc sản của Lễ hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội) |
Cùng với hệ thống các di sản vật thể được hiện hữu và bảo tồn, Thanh Trì còn bảo lưu được hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể với nhiều loại hình phong phú, đa dạng như nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, tri thức dân gian, đặc biệt là các lễ hội truyền thống được lưu truyền qua nhiều đời tại các địa phương. Tiêu biểu như Lễ hội Triều Khúc, xã Tân Triều được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hay điệu múa rồng truyền thống tại thôn Cổ Điển A, tại xã Tứ Hiệp cũng được Nhân dân gìn giữ. Nhiều năm qua, thôn đã duy trì đội múa rồng để gìn giữ điệu múa truyền thống của cha ông. Việc tập luyện được tổ chức thường xuyên song song với việc tổ chức một đội múa rồng “nhí” nhằm truyền dạy nghệ thuật múa rồng truyền thống cho các thế hệ trẻ.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng, trong thời gian tới huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về di sản văn hóa, nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong công tác quản lý, gìn giữ và phát huy giá trị di sản.
Huyện Thanh Trì cũng tăng cường các giải pháp huy động mọi nguồn lực, sự tham gia đóng góp của toàn xã hội trong bảo tồn, phát huy giá trị di tích, lễ hội; đầu tư tu bổ di tích và xếp hạng các di tích trên địa bàn; kiểm kê, lập hồ sơ khoa học cho các hiện vật, cổ vật, thực hiện phiên âm, dịch nghĩa tư liệu Hán Nôm, lập bản đồ hệ thống di tích, số hóa dữ liệu về các di tích để phát huy hơn nữa giá trị di sản.
Lễ hội là loại hình di sản văn hóa phi vật thể phản ánh rõ nét đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội truyền thống trong đời sống hiện đại mang ý nghĩa quan trọng, bởi đó là cách đúng đắn để bảo vệ mạch nguồn văn hóa truyền thống, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Trách nhiệm của báo chí, truyền thông trong đấu tranh với tin giả

Động lực quan trọng lan tỏa giá trị tốt đẹp của người Hà Nội

Báo Nhân dân tiên phong trong lan tỏa giá trị văn hóa Hà Nội

Báo chí góp phần tạo động lực thúc đẩy Thủ đô phát triển

Tận dụng nền tảng số trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Nhà báo kiều Thanh Hùng: Tất cả đều phải “xắn tay vào cuộc”

Báo chí đồng hành xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Khẳng định vai trò của báo chí, truyền thông trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Báo chí tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
