Tag

Giúp hợp tác xã nông nghiệp ứng phó với đại dịch

Nông thôn mới 25/09/2021 08:00
aa
TTTĐ - Từ đầu năm 2021, việc tiêu thụ nông sản của nhiều hợp tác xã (HTX) và người nông dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, nhiều giải pháp cụ thể đã được triển khai giúp các HTX nông nghiệp ứng phó với đại dịch.
Đại dịch thúc đẩy các nhà bán lẻ Việt Nam tiến vào hành trình chuyển đổi số Loa tuyên truyền trên xe đạp - nhân lên cách làm hay trong cuộc chiến chống đại dịch Trao yêu thương - Gặt hạnh phúc, chung tay vượt qua đại dịch

Các HTX nông nghiệp có vai trò chủ đạo trong việc cung ứng vật tư nông nghiệp, bao tiêu và tiếp thị sản phẩm. HTX nông nghiệp còn hỗ trợ đắc lực cho người nông dân yên tâm sản xuất, tăng thêm thu nhập trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt và bối cảnh dịch bệnh.

Nông sản gặp “bão dịch”

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, toàn Thành phố có 1.255 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. Trong đó có 1.097 HTX đang hoạt động (chiếm 87,41%); 158 HTX ngừng hoạt động, chờ giải thể (chiếm 12,59%).

Thành phố hiện có 73 HTX tham gia liên kết chuỗi trong sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 50 HTX ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; 64 HTX với 282 sản phẩm OCOP được TP đánh giá, phân hạng (143 sản phẩm 3 sao, 138 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao).

 Bưởi tôm vàng – sản phẩm OCOP của Đan Phượng (Hà Nội)
Bưởi tôm vàng - sản phẩm OCOP của Đan Phượng (Hà Nội)

Ước tính có tới 90% HTX bị giảm doanh thu, lợi nhuận sụt giảm, thu nhập của người lao động và thành viên gặp nhiều khó khăn. Một số chính sách hỗ trợ trong tình hình hiện nay không thực hiện được do ảnh hưởng của dịch bệnh như: Các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại thông qua các Hội chợ, Tuần hàng nông sản…; Chính sách về tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các HTX, Liên hiệp HTX, các địa phương và bộ, ngành thiếu nguồn lực để hỗ trợ HTX. Đó là ý kiến của Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo trong một hội nghị gần đây nói về ảnh hưởng của dịch bệnh đối với các HTX nói chung, HTX tại Hà Nội nói riêng.

Giải quyết “đầu ra” gắn đảm bảo phòng chống dịch

Nghị quyết số 105/NQ-CP, ngày 9/9 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 được xem là giải pháp cấp thiết, “cứu cánh” cho HTX nói riêng ứng phó với đại dịch.

Mục tiêu của Nghị quyết là tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19; hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch Covid-19.

Đến hết năm 2021 phấn đấu luỹ kế ít nhất khoảng 1 triệu lượt khách hàng là doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó dịch bệnh. Đại đa số các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động…

Với Nghị quyết 105, Chính phủ quyết nghị 4 nhóm giải pháp, nghiệm vụ chủ yếu: Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch; Đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng; Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; Tạo điều kiện thuận lợi về lao động, chuyên gia.

Trước đó, cấp uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân và tự thân các thành viên, HTX đã chủ động triển khai các giải pháp nhằm duy trì sản xuất, tiêu thụ sản phẩm… để ứng phó với “bão Covid-19”.

Ở Hà Nội, nhiều HTX nông nghiệp ban đầu “lao đao” vì dịch bệnh. Để ứng phó, tăng khả năng chống chịu và giảm thiệt hại, các HTX đã sử dụng quỹ dự phòng để trả lương và hỗ trợ tài chính cho người lao động; Ứng dụng công cụ trực tuyến để quản trị; Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất; Sử dụng nguồn dự phòng tài chính để trang trải....

Ngay trong những ngày thành phố thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội vẫn tổ chức rất nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đào tạo, tập huấn cho các chủ thể bán hàng bằng hình thức trực tuyến…

 HTX Bưởi tôm vàng Thượng Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội áp dụng nhiều giải pháp để ứng phó với đại dịch
HTX Bưởi tôm vàng Thượng Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội áp dụng nhiều giải pháp để ứng phó với đại dịch (Ảnh tư liệu)

Nổi bật nhất là, “Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021 - Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và Nông sản, thực phẩm an toàn” tổ chức đầu tháng 9. Đây là hoạt động nhằm hỗ trợ các huyện, thị xã, đặc biệt là các HTX tham gia Chương trình OCOP kết nối xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm an toàn đến thời vụ thu hoạch; Đồng thời, phục vụ nhu cầu lương thực, thực phẩm thiết yếu trong bối cảnh giãn cách xã hội. Điều này vừa khắc phục đứt gãy các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản trên địa bàn thành phố, vừa khẳng định được vị thế sản phẩm nông sản của các HTX nông nghiệp.

Với các HTX chuyên sản xuất rau, củ, quả như HTX rau an toàn Quý Cuối (Ðan Phượng, Hà Nội), HTX Tâm Anh (Phú Xuyên, Hà Nội)… đã thay đổi phương thức cung ứng bằng cách cùng lúc liên kết nhiều HTX tạo nên một nhóm để cùng nhau bán hàng, cung cấp hàng đến tận các chung cư, khu đô thị.

Trong khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, việc các HTX, thành viên HTX áp dụng công nghệ thông tin, tự quảng bá và tìm đầu ra cho sản phẩm cũng là giải pháp phù hợp trong tình hình hiện nay. Thực tế, cũng có nhiều HTX khai thác có hiệu quả nền tảng mạng xã hội để mở rộng hợp tác tiêu thụ nông sản, khai thác được khách hàng mới, chăm sóc khách hàng cũ và tiềm năng, nhất là việc duy trì kết nối với các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi vẫn được mở bán, cung cấp thực phẩm thiết yếu mùa dịch.

Đáng mừng là UBND TP Hà Nội đã áp dụng giãn cách xã hội theo ba vùng "đỏ," "vàng," "xanh" từ ngày 6 - 21/9 để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế, không để đứt gẫy vùng sản xuất.

Nhờ có cách làm này, nhiều "vùng xanh" ngoại thành của Hà Nội (địa bàn hoạt động chủ yếu của các HTX nông nghiệp) đã khôi phục, bắt nhịp lại sản xuất, kinh doanh, hướng tới trạng thái "bình thường mới".

Cùng với đó, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội cũng tích cực tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm nông sản chất lượng, HTX uy tín, truyền đạt thông tin dự báo thị trường, định hướng sản xuất phù hợp… để người tiêu dùng tiếp cận, lựa chọn và sử dụng sản phẩm, HTX chuyển đổi hướng sản xuất.

Những biện pháp vừa nhanh chóng, linh hoạt và thực tế đã phát huy hiệu quả ở Hà Nội trong thời gian qua được phản ánh bằng đời sống của người dân sinh sống trên địa bàn Hà Nội trong thời gian giãn cách không bị thiếu nông sản; Qua đó góp phần đảm bảo mục tiêu chống dịch “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm