Tag

Gốm cổ Kim Lan hứa hẹn phát huy giá trị trong cuộc sống hiện đại

Người Hà Nội 29/05/2023 15:33
aa
TTTĐ - Từng một thời vang bóng rồi đứng trước nguy cơ mai một, giờ đây, làng gốm Kim Lan đã dần phục hồi thương hiệu để đưa tên tuổi của mình lan tỏa hơn, phát huy những giá trị trong đời sống hiện đại với người Hà Nội và cả nước.
Nét đẹp gốm cổ Bát Tràng

Nguy cơ mai một

Làng gốm cổ Kim Lan (thuộc xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội) nằm ở phía Đông của trung tâm Hà Nội, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 16km.

Nghề gốm ở Kim Lan xuất hiện rất sớm. Qua khai quật tại di chỉ bãi Hàm Rồng vào các năm 2001 và 2003, cơ quan chức năng cho rằng nghề gốm ở Kim Lan có từ thế kỷ VIII và phát triển hưng thịnh đến thế kỷ XVIII.

Các sản phẩm chậu tại làng gốm sứ Kim Lan
Các sản phẩm của làng gốm sứ Kim Lan

Từ thế kỷ VIII, gốm Kim Lan đã được xếp vào hàng những sản vật quý cùng lụa, gấm, châu, ngọc. Không chỉ có những sản phẩm giá trị, Kim Lan còn có gốm mộc, gốm thô giản dị. Đến thế kỷ XVIII, nghề gốm ở Kim Lan dần mai một.

Phải đến những năm 80 của thế kỷ XX, dân làng khôi phục lại nghề. Những năm 1990 - 1993, Kim Lan có khoảng 750 lò sản xuất gốm sứ, chủ yếu làm bát đĩa. Lúc này, dù số lò sản xuất nhiều nhưng do phương thức sản xuất thủ công nên sản lượng làm ra ít. Thời điểm đó, sản phẩm rất được ưa chuộng.

Gốm cổ Kim Lan hứa hẹn phát huy giá trị trong cuộc sống hiện đại

Tuy nhiên những năm 2000, sản phẩm không còn được khách hàng yêu thích, nhiều hộ gia đình trong làng không trụ được đã phải bỏ nghề.

Những năm 2002 - 2009, sản xuất gốm sứ trong làng được phục hồi. Đây cũng được coi là khoảng thời gian phát triển khá hưng thịnh của gốm sứ Kim Lan. Các sản phẩm gốm thời kỳ này được xuất khẩu sang thị trường chính là Hàn Quốc, ngoài ra còn có Mỹ và Nhật Bản. Mặt hàng xuất khẩu chính là chậu hoa.

Sau năm 2009, gốm sứ Kim Lan lại rơi vào khủng hoảng, cả làng chỉ còn khoảng 250 hộ sản xuất. Những người tâm huyết và yêu nghề lúc này một lần nữa phải vật lộn, đứng ra chèo chống và giữ nghề cho làng. Họ đã mạnh dạn đầu tư và thay đổi phương thức sản xuất chuyển từ sản xuất bằng lò than truyền thống sang lò gas. Sản phẩm gốm sứ Kim Lan hiện nay chủ yếu là mặt hàng bình dân, dân dụng như đồ thờ cúng, lọ hoa, chậu hoa, gạch ngói xây dựng… có mặt ở khắp đất nước từ Bắc đến Nam.

Gốm cổ Kim Lan hứa hẹn phát huy giá trị trong cuộc sống hiện đại

Hiện nay, xã Kim Lan có hơn 400 lò gốm hoạt động, thu hút hàng nghìn lao động tham gia. Nghề gốm sứ mang lại khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm cho địa phương. Sau hơn 40 năm nỗ lực gìn giữ, phát triển nghề, Kim Lan đã có thêm nhiều thế hệ nghệ nhân làm gốm. Do quy mô ngày càng lớn, tháng 7/2014, Hội gốm sứ Kim Lan được thành lập với hơn 50 hội viên, nay đã phát triển lên hơn 170 hội viên.

Bứt phá với hướng đi riêng

Phát triển hưng thịnh là thế, vậy mà một thời gian dài làng Kim Lan mất nghề làm gốm. Lý do bởi Kim Lan là xã có nhiều ruộng đất, người dân trong làng lần lượt bỏ nghề gốm chuyển sang nông nghiệp.

Sản phẩm được bày bán và xuất khẩu đến nhiều địa phương trong nước
Sản phẩm được bày bán và xuất khẩu đến nhiều địa phương trong nước

Thời gian ấy, người Kim Lan chăm chỉ phát triển nông nghiệp đã lãng quên nghề làm gốm truyền thống. Lúc bấy giờ, ai còn tiếc nghề, muốn theo nghề thì sang làm công cho làng gốm Bát Tràng. Thêm vào đó, phần lớn các hộ gia đình sản xuất gốm ở Kim Lan đều buôn bán nhỏ lẻ, không có khu tập trung trưng bày để quảng bá. Bởi vậy, làng nghề gốm cổ Kim Lan không được mấy ai biết đến.

Không đi theo đường lối chú trọng kinh doanh và sản xuất những sản phẩm tinh xảo, cầu kì như Bát Tràng, Kim Lan hướng đến các sản phẩm gốm xây dựng như gạch, ngói và gốm gia dụng như bát, đĩa, chậu hoa, bình…

Gốm cổ Kim Lan hứa hẹn phát huy giá trị trong cuộc sống hiện đại
Một góc làng gốm Kim Lan

Xưởng của anh Nguyễn Ngọc Phóng mang tên Thanh Hương Kim Lan là một trong những địa chỉ sản xuất chậu, bình lớn nhất xã Kim Lan với nhiều thợ đang miệt mài làm việc.

Anh Phóng cho biết: “Thế kỷ XVII - XVIII, làng gốm bắt đầu suy thoái dần và chuyển sang trồng dâu, nuôi tằm. Đến những năm 1970 - 1977, một số người sang Bát Tràng học và bắt đầu phục dựng lại nghề gốm cổ. Làng Kim Lan bắt đầu phát triển hơn về gốm đa dụng chứ không đi sâu vào gốm sứ mỹ nghệ như Bát Tràng".

Xưởng gốm của anh Phóng đã đưa sản phẩm gốm Kim Lan đi khắp đất nước
Xưởng gốm của anh Phóng đã đưa sản phẩm gốm Kim Lan đi khắp đất nước

Anh Phóng cũng cho biết có tình trạng nhiều lái buôn đang lập lờ giữa thương hiệu Bát Tràng và Kim Lan. Họ nhập gốm của Kim Lan và bán với thương hiệu Bát Tràng để được giá cao hơn. "Vì vậy, mình muốn các cơ sở sản xuất gắn logo thương hiệu làng nghề để sản phẩm Kim Lan phát triển, được nhiều người biết đến", anh Phóng tâm sự.

Sản phẩm chính của làng gốm Kim Lan chủ yếu phục vụ sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, mong rằng, thời gian tới, gốm Kim Lan lan tỏa nhiều hơn, được đông đảo người dân Hà Nội cũng như cả nước biết đến và sử dụng, từ đó trở thành thương hiệu nổi tiếng của Thủ đô.

Đọc thêm

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Xem thêm