Tag

Hà Nội bền bỉ, kiên trì và quyết liệt đầu tư cho văn hóa

Nhịp điệu cuộc sống 23/07/2024 16:16
aa
TTTĐ - Trong nhiều nhiệm kỳ qua, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã kiên trì, bền bỉ đầu tư cho lĩnh vực phát triển văn hóa và con người trên cả phương diện chỉ đạo, điều hành và bố trí các nguồn lực. Cụ thể, thành phố đã dành kinh phí hơn 14.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa. Đây nguồn đầu tư lớn nhất cho lĩnh vực này từ trước tới nay của TP Hà Nội.
Quà tặng "kể chuyện" văn hóa Hà Nội Thanh niên phát huy bản sắc, phát triển công nghiệp văn hoá Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

Thông tin trên được Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chia sẻ tại Hội thảo khoa học "50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy Hà Nội tổ chức vào sáng nay (23/7).

Văn hóa trở thành trung tâm trong mọi chính sách phát triển của Hà Nội

Theo đồng chí Nguyễn Văn Phong, với bề dày lịch sử nghìn năm văn hiến, Hà Nội luôn nhận thức sâu sắc văn hóa vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. "Văn hóa đang thực sự trở thành trung tâm trong mọi chính sách phát triển của thành phố", Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định.

Điểm nhấn trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô, đó là liên tiếp trong nhiều nhiệm kỳ vừa qua, Thành ủy Hà Nội đều ban hành chương trình riêng về phát triển văn hóa, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

TP Hà Nội bền bỉ, kiên trì và quyết liệt đầu tư cho văn hóa
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại hội thảo

Đặc biệt, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ Hà Nội, Thành ủy Hà Nội tiếp tục tập trung chỉ đạo có hiệu quả, rõ nét. Cụ thể, TP đã ban hành chương trình toàn khóa về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025.

Bên cạnh đó, để phát huy và khai thác tối đa nguồn lực trên lĩnh vực văn hóa, ở nhiệm kỳ này, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Khẳng định đây cũng là địa phương trên cả nước có Nghị quyết chuyên đề cấp ủy về công nghiệp văn hóa, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, điều này không chỉ thể hiện chủ trương, văn hóa là sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển mà còn là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của Thủ đô.

TP Hà Nội bền bỉ, kiên trì và quyết liệt đầu tư cho văn hóa
Các đại biểu tham dự hội thảo

Gần đây nhất, để phát huy truyền thống anh hùng, hòa bình và hữu nghị, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, khát vọng vươn lên của Nhân dân Thủ đô, Thành ủy Hà Nội tiếp tục ban hành Chỉ thị 30-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

“Đây được coi là giải pháp nhằm phát huy kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; xây dựng hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và con người Thủ đô trong thời kỳ mới”, đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.

Thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng trên địa bàn

Có thể thấy, 40 năm đổi mới, kinh tế, xã hội Thủ đô có bước phát triển mạnh mẽ. Năm 2023, thu nhập bình quân từng người của Hà Nội đạt trên 6.000 USD/người/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân gấp 1,2 - 15 lần bình quân chung của cả nước.

Diện mạo, bộ mặt hạ tầng của Thủ đô đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Đặc biệt, trong nhiều nhiệm kỳ qua, thành phố đã kiên trì, bền bỉ đầu tư cho lĩnh vực phát triển văn hóa và con người. Điều này thể hiện rõ trong cả công tác chỉ đạo, điều hành và bố trí các nguồn lực.

TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội:

50 năm qua, nhận thức về văn hóa nói chung và văn hóa của của Thủ đô Hà Nội của Đảng bộ và Nhân dân thành phố có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Các giá trị văn hóa vật thể đã được quan tâm gìn giữ với nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn thời kỳ trong chiến tranh. TP Hà Nội cũng đi trước nhiều địa phương trong cả nước về nhận thức và hoạt động thực tiễn, không còn hiện tượng phá đình, chùa, đền, miếu…

Tôi hy vọng, những chính sách văn hóa mà Hà Nội ban hành mới đây sẽ tiếp tục lan tỏa, đi vào cuộc sống một cách thực chất và hiệu quả.

“Tuy là Thủ đô nhưng Hà Nội còn trên 50% dân số ở nông thôn và tỷ trọng người dân tham gia vào kinh tế nông nghiệp lớn. Vì thế, thành phố chú trọng chính sách đầu tư toàn diện để mang lại sự công bằng, đảm bảo tiến bộ, thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa cho người dân.

Cụ thể, TP Hà Nội đã đầu tư ngân sách là 42.000 tỷ cho 3 trụ cột phát triển bền vững: Văn hóa - Giáo dục - Y tế. Trong đó, riêng lĩnh vực văn hóa đã được đầu tư 14.200 tỷ đồng”, đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

Tại hội thảo này, nhiều chuyên gia văn hóa, nhà khoa học đánh giá cao những bước đi bài bản của TP Hà Nội trong vấn đề phát triển văn hóa.

Nhìn bức tranh chung của Hà Nội, PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Thường trực Trung ương đánh giá, Thủ đô đang tiên phong trong phát triển công nghiệp văn hóa. Vị trí, vai trò trung tâm, đi đầu và "gương mẫu” của văn hóa Thủ đô Hà Nội luôn được đề cao trong chiến lược, chủ trương, chính sách và thực tiễn của thành phố.

TP Hà Nội bền bỉ, kiên trì và quyết liệt đầu tư cho văn hóa
PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Thường trực Trung ương đánh giá cao hình mẫu Hà Nội trong phát triển văn hóa

Hội thảo khoa học “50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm rõ các vấn đề cơ bản: Những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc qua 50 năm thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội; đánh giá thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 50 năm qua; những vấn đề đặt ra hiện nay và định hướng, giải pháp tiếp tục xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời gian tới.

Các tham luận tại hội thảo nhằm tiếp tục triển khai tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về văn hóa và kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, hướng tới kỷ niệm 50 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975 - 2025), để góp phần vào việc tổng kết 50 năm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đọc thêm

Phê duyệt Đề án phát triển du lịch Hải Phòng định hướng đến 2030 Du lịch

Phê duyệt Đề án phát triển du lịch Hải Phòng định hướng đến 2030

TTTĐ - UBND thành phố Hải Phòng vừa phê duyệt Đề án phát triển du lịch thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Hải Dương: Hơn 786 tỷ đồng xây đường nối thị xã Kinh Môn với Hải Phòng Giao thông

Hải Dương: Hơn 786 tỷ đồng xây đường nối thị xã Kinh Môn với Hải Phòng

TTTĐ - HĐND tỉnh Hải Dương vừa quyết định chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối quốc lộ 17B (Hải Dương) với đường 352 (Hải Phòng).
Phát triển kinh tế đêm tại cửa ngõ Tây Nam Thủ đô Người Hà Nội

Phát triển kinh tế đêm tại cửa ngõ Tây Nam Thủ đô

TTTĐ - Tại thị xã Sơn Tây, trong vài năm gần đây, các sản phẩm kinh tế đêm hoạt động hiệu quả khiến bức tranh kinh tế sau 18h ở địa phương này có nhiều khởi sắc.
Vụ tông trọng thương CSGT ở Kon Tum: Khởi tố chủ xe Giao thông

Vụ tông trọng thương CSGT ở Kon Tum: Khởi tố chủ xe

TTTĐ - Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố chủ xe vì giao xe cho thiếu niên 15 tuổi và "thông chốt", đâm Đại úy Nguyễn Đình Phúc bị thương nặng.
Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Những Resort ở Nha Trang được đánh giá tốt nhất trên Traveloka Du lịch

Những Resort ở Nha Trang được đánh giá tốt nhất trên Traveloka

TTTĐ - Nha Trang là một thành phố biển xinh đẹp nằm ở miền Trung Việt Nam. Nơi đây nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ, cát trắng mịn màng, nước biển xanh ngọc bích và các khu nghỉ dưỡng cao cấp, sang trọng.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Ưu đãi 50% giá vé cáp treo Fansipan cho 9 tỉnh Tây Bắc mở rộng trong mùa Lễ hội hoa dơn thóc 2024 Du lịch

Ưu đãi 50% giá vé cáp treo Fansipan cho 9 tỉnh Tây Bắc mở rộng trong mùa Lễ hội hoa dơn thóc 2024

TTTĐ - Thêm một lý do để bạn chọn Fansipan cho chuyến lên núi nghỉ hè năm nay, khi ngoài thời tiết mát lạnh như kem thì từ ngày 20/7 - 30/8, đỉnh Fansipan còn tổ chức Lễ hội hoa dơn thóc 2024 với nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, vui chơi giải trí sôi động hơn bao hết.
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Công nhận rừng dừa nước Tịnh Khê là điểm du lịch Du lịch

Công nhận rừng dừa nước Tịnh Khê là điểm du lịch

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn vừa ký Quyết định số 510/QĐ-UBND ngày 16/7/2024 về việc công nhận điểm du lịch rừng dừa nước Tịnh Khê tại xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi.
Xem thêm