Tag

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

Người Hà Nội 19/07/2024 14:25
aa
TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Huyện Gia Lâm: Phấn đấu không “nợ” chỉ tiêu về thiết chế văn hóa Xây dựng nhà văn hóa - thể thao sát bệnh viện có phù hợp? Huyện Ứng Hòa hoàn thành xây dựng quy ước, hương ước văn hóa

Tham dự sự kiện có Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh; ông Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và Gia đình.

Về phía huyện Đông Anh có bà Nguyễn Thị Tám, Phó Chủ tịch UBND huyện cùng lãnh đạo UBND xã Hải Bối, phòng, ban và đại diện các thôn trên địa bàn tham dự.

Kinh nghiệm hay trong xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh
Các đại biểu tham dự sự kiện

Tuyên truyền hiệu quả

Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn KDC Thăng Long có diện tích 1700m2, bao gồm khu thể thao, sân tập với đủ trang thiết bị, hội trường nhà văn hóa với 150 chỗ ngồi; có thư viện với hơn 300 đầu sách…

Tại đây, các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, vui chơi được phủ kín trong các ngày. Nhà văn hóa được xây dựng với kinh phí 9 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện.

Kinh nghiệm hay trong xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh
Ông Nguyễn Hữu Thoại, Trưởng thôn KDC Thăng Long phát biểu tại hội nghị

Ông Nguyễn Hữu Thoại, Trưởng thôn KDC Thăng Long cho hay, thôn có diện tích tương đối rộng; 1.367 hộ với 4.897 nhân khẩu. Đặc thù ở đây là khu dân cư có diện tích hẹp.

Kinh nghiệm hay trong xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh
Đồng chí Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phát biểu

Ban lãnh đạo thôn KDC Thăng Long đã xác định rõ tầm quan trọng của các thiết chế văn hóa tại thôn giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Đây là nơi truyền tải và tiếp nhận những thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cung cấp các kiến thức về khoa học kỹ thuật trong sản xuất và phát triển kinh tế cho mọi người dân; nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của Nhân dân, góp phần xây dựng con người phát triển toàn diện về thể lực và trí lực.

Vì thế, để tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư về triển khai thực hiện mô hình, ban lãnh đạo thôn xác định công tác tuyên truyền là khâu đầu tiên, then chốt để người dân hiểu, đồng thuận và làm theo.

Kinh nghiệm hay trong xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh
Toàn cảnh buổi ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn KDC Thăng Long, xã Hải Bối, huyện Đông Anh

Cấp ủy, chính quyền, Ban công tác Mặt trận và các tổ chức đoàn thể của thôn đã phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân; lấy vai trò của cộng đồng dân cư là hạt nhân chính đồng thời, quan tâm, thực hiện tốt quy chế dân chủ.

"Tất cả các công việc triển khai thực hiện đều có sự bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến của người dân, do vậy đã tạo ra sự đồng thuận, thống nhất cao, phát huy được vai trò chủ thể của người dân trong thôn. Qua đó, mỗi người dân đã thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc góp công, góp sức để xây dựng Nhà văn hóa thôn kiểu mẫu”, ông Thoại cho biết.

Kinh nghiệm hay trong xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh
Bà Nguyễn Thị Tám, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh phát biểu

Các tiêu chí trong xây dựng mô hình Nhà văn hóa kiểu mẫu được thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hiệu quả trên hệ thống loa truyền thanh tại thôn; tuyên truyền tại các hội nghị, sinh hoạt chuyên đề; tuyên truyền cổ động trực quan thông qua hệ thống băng zôn, khẩu hiệu, pano, aphich; thông qua các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.

Ông Thoại chia sẻ: “Trong quá trình triển khai, với phương châm đồng bộ, hiệu quả, tiêu chí nào dễ, tiêu chí nào ít kinh phí tập trung làm trước; tiêu chí nào khó cần nguồn vốn thì cùng nhau bàn bạc tìm cách tháo gỡ, tìm cách để huy động nguồn vốn”.

Sau 7 tháng triển khai thực hiện mô hình, đến nay thôn KDC Thăng Long đã đạt các tiêu chí Nhà văn hóa thôn kiểu mẫu với 100% tuyến đường đều được lắp hệ thống điện chiếu sáng và bê tông hóa; đầu tư xây dựng với đầy đủ các công trình phụ trợ, được thiết kế vườn hoa, cây cảnh, ghế đá; lắp đặt các bộ dụng cụ tập thể dục thể thao cho người lớn, phù hợp với trẻ em và người già, có các sân thể thao phục vụ các hoạt động, phong trào thi đấu thể thao tại thôn.

Lấy người dân làm trung tâm và chủ thể hưởng thụ

Ông Trịnh Minh Huân, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Bối cho hay, điểm khác biệt của Nhà văn hóa thôn KDC Thăng Long ở chỗ, người dân không chỉ xây dựng tủ sách cộng đồng thông thường mà đã huy động xã hội hóa, cùng sự hưởng ứng tích cực của người dân trong thôn. Do vậy, trong nhà văn hóa có bố trí riêng 1 phòng thư viện thôn với hơn 300 đầu sách, tranh ảnh tuyên truyền pháp luật, phục vụ nhu cầu đọc sách của thiếu nhi và Nhân dân trên địa bàn.

Thư viện có đầy đủ bàn ghế, giá để sách, thông thoáng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi tầng lớp Nhân dân đến đọc; nhân rộng và thúc đẩy phong trào văn hóa đọc trong cộng đồng dân cư.

Kinh nghiệm hay trong xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh
Các đại biểu tham quan thư viện tại Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn KDC Thăng Long

Kết quả xây dựng Nhà văn hoá kiểu mẫu thôn KDC Thăng Long đã mang đến luồng sinh khí mới, niềm vui cho người dân trong việc nâng cao đời sống thể chất và tinh thần”, ông Huân nói.

Chia sẻ tại buổi ra mắt, bà Nguyễn Thị Tám, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh bày tỏ niềm vinh dự và tự hào vì đây là một công trình mang ý nghĩa của sự đoàn kết, là kết quả của những chương trình, Nghị quyết 250 của Huyện ủy Đông Anh về đầu tư cho các thiết chế văn hóa.

Thời gian tới, mô hình này sẽ tiếp tục được chia sẻ, lan tỏa và nhân rộng ra các thôn khác trên địa bàn huyện Đông Anh.

Kinh nghiệm hay trong xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh
Các thiết bị thể thao được lắp đặt tại nhà văn hóa đáp ứng nhu cầu tập luyện, vui chơi của người dân

Đánh giá cao mô hình này, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho rằng: “Đây không chỉ là kết quả chỉ đạo của TP Hà Nội mà còn là sự đồng tâm, đồng lực của người dân, đặc biệt là sự quyết liệt của Huyện ủy, UBND huyện Đông Anh, của những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền thôn và các đoàn thể trong việc lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể hưởng thụ thành quả này”.

Đồng chí Trần Thị Vân Anh cũng nhấn mạnh, với cơ sở vật chất được đầu tư đầy đủ, hy vọng, thời gian tới Nhà văn hóa thôn KDC Thăng Long sẽ được người dân trong thôn khai thác hiệu quả, không bị lãng phí.

Kinh nghiệm hay trong xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh
Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn KDC Thăng Long là điển hình về đầu tư và khai thác thiết chế văn hóa của huyện Đông Anh

“Ngoài ra, để phát huy hết giá trị của thư viện trong khuôn viên nhà văn hóa, cấp ủy, chính quyền nên phát động các chương trình quyên góp sách để các đầu mục sách phong phú hơn, góp phần nâng cao tri thức cho người dân trên địa bàn”, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhấn mạnh.

Đọc thêm

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Nền tảng vững chắc cho phát triển, hội nhập Người Hà Nội

Nền tảng vững chắc cho phát triển, hội nhập

TTTĐ - Ngày này cách đây 25 năm, ngày 16/7/1999, Hà Nội vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố Vì hòa bình". Đó là một vinh dự và cũng là một thách thức lớn để Hà Nội phấn đấu không ngừng cho một nền hòa bình trường tồn trên Trái đất, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển, thịnh vượng và hội nhập.
Người “thổi hồn” cho lụa tơ sen Người Hà Nội

Người “thổi hồn” cho lụa tơ sen

TTTĐ - “Nếu ai đã một lần sử dụng sẽ thấy tơ sen khác biệt hoàn toàn so với các loại sợi khác, kể cả các loại sợi tơ tằm cao cấp nhất. Nó gây ấn tượng với người dùng bởi độ co giãn tự nhiên, ôm lấy cơ thể một cách dịu nhẹ cùng mùi thơm thoang thoảng trên vải...”, đó là những chia sẻ của Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức khi nói về lụa tơ sen.
Xem thêm