Hà Nội giao ban về công tác cải cách hành chính và thu gom, vận chuyển rác thải
Doanh thu du lịch Hà Nội tăng 74,4% so cùng kỳ năm trước Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số |
Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn.
Quang cảnh hội nghị |
Hội nghị nghe báo cáo, thảo luận làm rõ hai nội dung: Kết quả công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, mức độ hài lòng của cơ quan, tổ chức, công dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp TP; Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Hà Nội.
Theo Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh, đây là hai vấn đề quan trọng, liên quan tới đời sống dân sinh, cũng là các vấn đề thời gian qua được TP, các Sở, ngành, quận, huyện vào cuộc rất tích cực song vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế. Đồng chí đề nghị các đại biểu thảo luận, chỉ rõ cần làm gì để cải thiện chất lượng phục vụ của bộ máy chính quyền trên các phương diện hợp tác phối hợp trên dưới. Trong đó chỉ rõ, trang thiết bị, quy trình, chất lượng cán bộ... đâu là yếu tố trọng yếu.
Với nội dung thu gom, vận chuyển, xử lý chất thả rắn, Chủ tịch UBND TP đề nghị làm rõ những vướng mắc nếu có để TP có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Theo báo cáo của Sở Nội vụ, 6 tháng đầu năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) được TP tiếp tục quan tâm, chỉ đạo quyết liệt.
TP tiếp tục đánh giá và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn Hà Nội; Đăng ký, triển khai các sáng kiến CCHC của các cơ quan, đơn vị ra toàn TP; Xây dựng và triển khai Kế hoạch khảo sát, đo lường lấy ý kiến hài lòng của người dân, tổ chức đối với một số dịch vụ công liên quan đến đất đai, xây dựng, y tế, giáo dục và sự phục vụ của các cơ quan, đơn vị trên toàn TP.
Các đồng chí Thường trực Thành ủy chủ trì hội nghị |
Về cải cách tổ chức bộ máy, TP đã hướng dẫn thực hiện tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026 (giảm 5% biên chế công chức, 10% biên chế viên chức). Đến tháng 6/2023 đã giảm 2.385 biên chế viên chức so với năm 2022. Đồng thời, TP tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc tuyển dụng, phê duyệt vị trí việc làm, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện đánh giá hằng tháng và tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hợp đồng tại các cơ quan, đơn vị thuộc TP.
Trong cải cách chế độ công vụ, công chức, TP đã chỉ đạo, thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với 1.154 trường hợp theo quy định phân cấp quản lý cán; kiểm tra công vụ đột xuất 30 đơn vị.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, TP đã đưa vào vận hành chính thức 4 hệ thống thông tin, ứng dụng dùng chung quan trọng. Cùng đó, Hà Nội đẩy mạnh áp dụng hóa đơn điện tử, khai thuế điện tử đối với doanh nghiệp. Việc khai thuế điện tử đã được áp dụng phổ biến với tỷ lệ 99,5% doanh nghiệp đang hoạt động khai thuế qua mạng; trên 99,1% doanh nghiệp thực hiện nộp thuế điện tử. Hóa đơn điện tử đang hoạt động đăng ký thành công đạt tỷ lệ 99,16% đối với doanh nghiệp và 99,98% đối với hộ kinh doanh.
Đặc biệt, TP đã có nhiều chủ trương, giải pháp chỉ đạo cụ thể, quyết liệt, nhất là triển khai các kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá cũng như rút kinh nghiệm, tập trung vào các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc nhóm có chỉ số thấp, dư luận phản ánh chưa tốt; Qua đó tạo chuyển biến trong thực thi nhiệm vụ.
Về công tác duy trì vệ sinh môi trường (VSMT) trên địa bàn TP, báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy, công tác này ngày được cải thiện. Tỷ lệ được thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị đạt xấp xỉ 100%, khu vực nông thôn đạt hơn 90% (đạt và vượt mục tiêu theo quy hoạch đến năm 2030: Tỷ lệ thu gom khu vực đô thị khoảng 90% - 100%, nông thôn khoảng 80% - 95%).
Các cấp chính quyền đã sát sao hơn trong việc quản lý, giám sát, thanh kiểm tra duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn; Triển khai cơ giới hóa trong công tác thu gom vận chuyển; Thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm cải tạo hạ tầng các khu xử lý đáp ứng hạ tầng kỹ thuật tiếp nhận đảm bảo an toàn chôn lấp rác, xử lý nước rác; Đôn đốc tiến độ hoàn thành các nhà máy xử lý rác công nghệ hiện đại đốt và thu hồi năng lượng để phát điện (Nhà máy điện rác Sóc Sơn đã được cấp phép cho giai đoạn 1, 2 với công suất tiếp nhận rác, xử lý đốt rác phát điện khoảng 3.000 tấn/ngày).