Hà Nội kiên quyết khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
Hà Nội kiên quyết khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội để bảo vệ quyền lợi cho người lao động (Ảnh minh họa)
Bài liên quan
Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Cầu nối gắn kết dịch vụ an sinh xã hội
Giao dịch điện tử: Xu thế tất yếu để thực hiện bao phủ bảo hiểm thất nghiệp
Khai mạc Hội nghị Ban chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN 36
Chăm lo, tạo điều kiện để người cao tuổi sống vui khỏe
Theo báo cáo của BHXH thành phố Hà Nội, đến hết tháng 8 năm 2019, tổng số nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp phải tính lãi trên địa bàn Hà Nội là gần 1,8 tỷ đồng, chiếm 4,1% kế hoạch thu. Trong đó, các đơn vị nợ cá biệt như: Công ty CP Lilama 3 nợ hơn 34 tỷ đồng (74 tháng); Công ty TNHH May mặc xuất khẩu Vit Garment nợ gần 26 tỷ đồng (22 tháng); Công ty CP Cầu 12 nợ hơn 24 tỷ đồng (32 tháng)… Hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của các đơn vị đã tác động trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, gây ảnh hưởng xấu đến an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Nói về tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội, ông Nguyễn Dương, Trưởng phòng Khai thác và thu nợ, BHXH Hà Nội, cho biết: Đơn vị có số tháng, số tiền nợ lớn tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, cầu đường. Các doanh nghiệp này có xu hướng gia tăng nợ theo thời gian do phát sinh lãi chậm đóng.
Nguyên nhân nợ chủ yếu là do một số doanh nghiệp gặp khó khăn do thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, bị chiếm dụng vốn, chậm được giải ngân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Trong đó nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động, giải thể. Cũng theo ông Dương, đến nay, chưa có quy định về quản lý nợ và các giải pháp xử lý nợ BHXH, BHYT đối với doanh nghiệp nợ thời gian dài, số tiền nợ lớn; các doanh nghiệp nợ đã giải thể, phá sản… để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Trước tình hình nợ BHXH, BHYT diễn biến phức tạp, BHXH thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm thu nợ, trong đó kiên quyết chuyển hồ sơ doanh nghiệp nợ sang cơ quan công an đề nghị xử lý hình sự theo quy định. Thống kê cho thấy, từ năm 2016 đến nay, BHXH thành phố đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị tổ chức Công đoàn khởi kiện đối với 592 đơn vị với số tiền nợ BHXH là 475,6 tỷ đồng.
Theo đó, tổ chức Công đoàn đã gửi thông báo khởi kiện và nhắc nhở các đơn vị trả nợ và thu hồi được số tiền nợ là 100,1 tỷ đồng. Trong 8 tháng đầu năm 2019, BHXH thành phố cũng đã có văn bản đề nghị cơ quan Công an phối hợp điều tra, xác minh tại 11 doanh nghiệp nợ với số tiền 62,8 tỷ đồng. Ở các hồ sơ này, mặc dù số tiền doanh nghiệp nợ đọng lớn, song số tiền nợ tập trung chủ yếu vào thời điểm trước ngày 1/1/2018 (thời điểm Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực) nên bị xử lý hành chính theo quy định.
Thời gian tới, BHXH thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục củng cố hồ sơ, theo dõi quá trình khắc phục và chấp hành các quy định pháp luật của các đơn vị nợ BHXH để có hướng xử lý quyết liệt, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Danh sách 50 đơn vị nợ đọng BHXH từ 6 - 24 tháng do BHXH Thành phố Hà Nội cung cấp:
50 DN nợ đọng BHXH.xlsx
22.83M