Hà Nội: Mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP
Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội: Từ năm 2019 đến hết năm 2021, toàn thành phố Hà Nội đã phát triển được 1.649 sản phẩm OCOP, gồm 4 sản phẩm 5 sao, 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao (đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đánh giá, phân hạng), 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao.
Trong đó, ngành thực phẩm 1.071 sản phẩm, ngành đồ uống 35 sản phẩm, ngành thảo dược 17 sản phẩm, ngành thủ công mỹ nghệ 492 sản phẩm, ngành vải và may mặc 34 sản phẩm.
Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu mỗi năm tổ chức đánh giá, phân hạng thêm ít nhất 400 sản phẩm OCOP |
Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu mỗi năm tổ chức đánh giá, phân hạng thêm ít nhất 400 sản phẩm OCOP.
Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết: Thành phố yêu cầu các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các chủ thể đánh giá, phân hạng lại sản phẩm đã hết thời hạn hiệu lực (sau 3 năm phải đánh giá, phân hạng lại). Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ các chủ thể nâng cấp những sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng hằng năm để dự thi nâng hạng sản phẩm OCOP.
Song song với việc củng cố, phát triển sản phẩm OCOP, từ đầu năm 2022 đến nay, các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức rất nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ và gia tăng giá trị cho sản phẩm OCOP.
Thành phố Hà Nội đã tổ chức rất nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ và gia tăng giá trị cho sản phẩm OCOP |
Cùng với các huyện, thành phố Hà Nội cũng tổ chức nhiều sự kiện, hội chợ, hội thảo, kết nối giao thương, xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng. Đồng thời tạo điều kiện để các chủ thể OCOP của Hà Nội tham gia các hội chợ do bộ, ngành trung ương và các tỉnh tổ chức.
Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, đến nay thành phố còn xây dựng được 55 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các quận, huyện, thị xã. Từ đây, tạo điều kiện tốt cho người dân nhận diện và tiêu thụ sản phẩm an toàn, có truy xuất nguồn gốc; đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp, hộ sản xuất nắm bắt nhu cầu của khách hàng, hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm; mở rộng thị trường, gia tăng giá trị cho sản phẩm…
Trang thông tin có sự phố hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội |