Tag

Hà Nội: Sau Hoàn Kiếm, Long Biên tổ chức thi sáng tác biểu trưng cho quận

Người Hà Nội 24/05/2023 21:00
aa
TTTĐ - Sau Hoàn Kiếm, quận Long Biên (Hà Nội) cũng vừa phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng cho quận này vào ngày 24/5, nhân kỷ niệm quận 20 năm thành lập quận.
22 đơn vị tham gia hội thi “Tài năng cán bộ Đội” quận Long Biên Quận Long Biên: Nâng cao nhận thức người dân về an toàn thực phẩm
Các đại biểu nhấn nút công bố phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng quận Long Biên
Các đại biểu nhấn nút công bố phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng quận Long Biên

Gần đây, nhiều tỉnh, thành phố trên khắp cả nước cùng tổ chức thi tuyển tìm mẫu biểu trưng (logo) cho địa phương mình.

Năm 2022 thì lần đầu tiên một đơn vị cấp quận của Hà Nội và có lẽ là đầu tiên của cả nước, tổ chức thi sáng tác biểu trưng là quận Hoàn Kiếm. Tại lễ trao giải vào tháng 8.2022, đại diện quận Hoàn Kiếm cho biết phương án biểu trưng đạt giải sẽ được xem xét đưa vào thử nghiệm.

Quận Long Biên là quận thứ hai của Hà Nội cũng tổ chức thi sáng tác biểu trưng cho quận. Khác với Hoàn Kiếm là quận có bề dày lịch sử và văn hóa, là trung tâm của Hà Nội với các khu phố cổ, khu phố cũ, hệ thống di tích dày đặc… Long Biên chỉ vừa thành lập quận cách đây 20 năm.

Tuy nhiên, tại tọa đàm phát động cuộc thi này, các nhà sử học, các kiến trúc sư đều cho rằng việc Long Biên tổ chức thi tìm biểu tượng cho quận là hợp lý, đáng hoan nghênh.

Lý do là vì tuy đơn vị hành chính quận mới có 20 năm nay nhưng Long Biên là một vùng đất cổ đã được gọi tên từ thế kỷ thứ V, còn “già” hơn cả tên gọi Thăng Long mới có vào thế kỷ thứ X. Thêm nữa quận này lại có vị trí rất quan trọng, không chỉ là cửa ngõ vào trung tâm Hà Nội.

Nhà sử học Dương Trung Quốc (trái) khẳng định thi tìm biểu trưng quận Long Biên rất có ý nghĩa
Nhà sử học Dương Trung Quốc (bên trái) khẳng định thi tìm biểu trưng quận Long Biên rất có ý nghĩa

Nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định vị trí quan trọng của Long Biên khi nó là mặt tiền của Hà Nội chạy suốt hồ Tây và khu phố cổ, khu phố cũ.

Phát triển Long Biên chính là một chính sách đúng đắn nhằm hoàn thiện lại Hà Nội, sửa chữa hạn chế là chủ yếu phát triển bên một bờ hữu (bờ Nam) sông Hồng.

GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc nói thêm, Long Biên vừa là cửa ngõ vừa là lõi của Thăng Long - Hà Nội. Theo ông, trước đây với giao thông sông nước là chính thì sông Hồng chính là trục chủ đạo của toàn bộ quá trình hình thành phát triển Thăng Long - Hà Nội. Điều đó có nghĩa cả hai bên sông đều được phát triển chứ không phải chỉ một bên Hoàn Kiếm.

KTS Phan Đăng Sơn - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, đơn vị cùng quận Long Biên tổ chức cuộc thi này - cho biết thi biểu trưng của các quận, huyện ở Hà Nội là điều rất cần thiết trong thời hội nhập, phát triển hiện nay, nhất là khi Hà Nội cùng cả nước đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa.

Trong điều kiện thành phố Hà Nội cho các quận, huyện có sự độc lập tự chủ lớn hơn, để phát huy nguồn lực, bản sắc văn hóa của từng đơn vị.

Cuộc thi thiết kế biểu trưng quận Long Biên dành cho mọi cá nhân, nhóm, tổ chức thực hành sáng tạo trên cả nước, không hạn chế độ tuổi.

Ban giám khảo gồm lãnh đạo quận Long Biên, lãnh đạo Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam, các kiến trúc sư, giảng viên thiết kế...

Bài dự thi nộp về Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam ở 40 Tăng Bạt Hổ, Hà Nội; hoặc phòng quản lý đô thị thuộc quận Long Biên, số 1 Vạn Hạnh, quận Long Biên, Hà Nội.

Các tác giả cũng có thể gửi trực tuyến qua email: cuocthi@tckt.vn.

Đọc thêm

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xem thêm