Hà Nội tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm
Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu đạt 4,4% - 5%/năm, giai đoạn 2023-2025 |
Cụ thể, sau khi nhận được báo cáo của Sở Y tế về kết quả điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm tại trường Tiểu học Kim Giang (phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội), UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với quận Thanh Xuân, huyện Gia Lâm tiếp tục xác minh nguyên nhân, làm rõ nguồn gốc thực phẩm ngộ độc tại Trường Tiểu học Kim Giang; Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, điều tra, lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân gây ra ngộ độc; Giám sát, theo dõi diễn biến của vụ ngộ độc thực phẩm cho đến khi kết thúc, kịp thời thông tin vụ việc đảm bảo đúng quy định, báo cáo UBND thành phố.
Đoàn kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội kiểm tra công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm bếp ăn bán trú trường học tại quận Thanh Xuân |
Từ sự việc nêu trên, UBND thành phố yêu cầu Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP).
Ngoài ra, UBND thành phố đề nghị các đơn vị kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiểm ẩn nguy cơ mất an ninh, ATTP; Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.
Các đơn vị, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, ATTP, vệ sinh cơ sở, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh cá nhân, nguồn gốc nguyên liệu đưa vào sản xuất, chất lượng sản phẩm... kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tố chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, ATTP.
Sở Y tế phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các cơ quan báo, đài của Hà Nội và Trung ương tuyên truyền các biện pháp đảm bảo ATTP để các doanh nghiệp, đơn vị, tập thể, cá nhân kinh doanh thực phẩm và người dân hiểu, chấp hành các quy định.
Bên cạnh đó, ngành Y tế thành phố chuẩn bị sẵn sàng đảm bảo lực lượng chuyên môn, trang thiết bị, thuốc và hóa chất để kịp thời ứng phó khi có sự cố về thực phẩm xảy ra trên địa bàn; Định kỳ, thường xuyên, đột xuất tồng hợp kết quả báo cáo UBND thành phố và Bộ Y tế theo quy định.
Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, UBND quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm các quy định về sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ATTP.
Công văn cũng nêu rõ, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quản lý.