Hai kiến trúc sư tương lai nhận “cú đúp” giải thưởng thiết kế bệnh viện dã chiến
![]() |
Thu Uyên, Đăng Hải (đứng thứ hai và ba bên phải) với thiết kế bệnh viện dã chiến nhận giải thưởng thiết kế ấn tượng do cộng đồng bình chọn
Bài liên quan
Saint - Gobain đồng hành cùng cuộc thi “Thiết kế ý tưởng kiến trúc bệnh viện dã chiến”
Du học sinh Việt vẫn lao đao vì đại dịch Covid-19
Hà Nội tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Dân số thế giới
Dược phẩm Hoa Linh nỗ lực chăm lo đời sống cán bộ, công nhân viên sau dịch Covid-19
Chọn sân vận động để xây bệnh viện dã chiến
Khi dịch bệnh Covid-19 có dấu hiệu bùng phát tại Trung Quốc, Đặng Thị Thu Uyên, sinh viên lớp 15K7, khoa Kiến trúc, Đại học Kiến trúc Hà Nội bắt đầu quan tâm tới vấn đề xây dựng bệnh viện dã chiến. Ngay sau đó, cô sinh viên năm cuối này đã quyết định chọn đề tài này để thiết kế đồ án tốt nghiệp của mình.
Trong suốt hai tháng sau đó, Thu Uyên đã tìm hiểu các nguồn tài liệu về bệnh viện dã chiến. Tới cuối tháng 4/2020, nhân dịp kỷ niệm ngày Kiến trúc Việt Nam 27/4, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã phát động cuộc thi thiết kế “Ý tưởng Kiến trúc Bệnh viện Dã chiến”, Thu Uyên đã bày tỏ mong muốn với thầy giáo hướng dẫn để nghiên cứu phương án thiết kế khả thi nhất đem đi dự thi.
![]() |
Thu Uyên và Đăng Hải chụp ảnh bên mô hình thiết kế bệnh viện dã chiến |
Cùng mối quan tâm đó, Nguyễn Đăng Hải, sinh viên lớp 16K7, khoa Kiến trúc trở thành bạn đồng hành với Thu Uyên. Hải chia sẻ, trước đây ít chú ý tới mô hình bệnh viện dã chiến nhưng khi dịch bệnh bùng phát, mọi người quan tâm nhiều tới việc phòng chống dịch bệnh, cách ly, xây dựng bệnh viện… đã khiến Hải mong muốn tìm hiểu sâu hơn về mô hình bệnh viện đặc biệt này.
Cùng chung chí hướng, hai bạn kiến trúc sư tương lai bắt tay vào thực hiện đề bài của cuộc thi đưa ra, với quyết định chọn một địa điểm tại Hà Nội để xây dựng.
Thu Uyên chia sẻ, khi chọn lựa, các bạn cũng dành thời gian nghiên cứu khá kỹ và có quyết định khá táo bạo khi chọn sân vận động Mỹ Đình là địa điểm để xây bệnh viện dã chiến.
Theo lý giải của các bạn, phương án xây dựng trên một khu đất mới sẽ khó khăn trong việc tìm được một khu đất có diện tích tối thiểu là 10.000m2 như đề bài đưa ra, lại đảm bảo được yếu tố cách xa khu dân cư 500m ngay giữa trung tâm Hà Nội. Hơn nữa, việc xây dựng khi không tận dụng được không gian chung quanh sẽ tốn kém và lãng phí lớn.
Với đề xuất cải tạo từ một công trình có sẵn, nhóm đã so sánh với thực tế một số bệnh viện dã chiến ở Thành phố Hồ Chí Minh được cải tạo từ trường học cũng bộc lộ hạn chế khi mỗi công trình đều được xây dựng để phục vụ các nhu cầu khác nhau, với các không gian được thiết kế đặc trưng từng thể loại.
Việc chuyển đổi công năng từ một công trình có sẵn thành bệnh viện dã chiến sẽ khó đảm bảo các yếu tố về yêu cầu thiết kế bệnh viện. Vì vậy, hai bạn quyết định chọn tận dụng sân vận động Mỹ Đình để làm địa điểm thiết kế, xây dựng mô hình bệnh viện dã chiến.
Với sự sáng tạo của tuổi trẻ cùng tinh thần làm việc nghiêm túc, bài bản, các bạn trẻ đã hoàn thiện mô hình bệnh viện dã chiến đáp ứng được các yếu tố như nhanh, gọn, tiết kiệm, linh hoạt, đáp ứng được yêu cầu thực tế sử dụng công trình.
Sẻ chia, sáng tạo vì cộng đồng
Được phát động trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cuộc thi thiết kế “Ý tưởng Kiến trúc Bệnh viện Dã chiến” kêu gọi sự tham giới kiến trúc sư cả nước tham gia với tinh thần sẻ chia, sáng tạo vì cộng đồng.
KTS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam - Chủ tịch Hội đồng giám khảo cho biết, những cuộc thi như thế này sẽ trở thành sân chơi hữu ích đối với giới làm nghề, góp phần thúc đẩy các kiến trúc sư trong nước tham gia những hoạt động ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng; Đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển kiến trúc Việt Nam một cách bền vững và có bản sắc.
Với hai bạn Thu Uyên và Đăng Hải, việc tham gia cuộc thi không phải để so tài mà hơn hết là đóng góp trí tuệ, công sức, tâm huyết và trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước. Ngay cả khi dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát tốt tại Việt Nam thì mô hình thiết kế của các bạn cũng có thể áp dụng trong những trường hợp, tình huống khác như xây dựng bệnh viện tại vùng cao, bệnh viện dã chiến quân đội hoặc phòng chống các dịch bệnh khác có thể xảy ra trong tương lai.
Theo Thạc sĩ, KTS Phạm Trung Hiếu, giảng viên khoa Kiến trúc, Đại học Kiến trúc Hà Nội, điều quan trọng nhất là các bạn trẻ đã ý thức, trách nhiệm đóng góp cho xã hội bằng chính kiến thức chuyên ngành mình đã học. Điều này sẽ giúp lan tỏa tới các cộng đồng sinh viên khác, ngành nghề khác để mỗi người tự ý thức chung tay với cộng đồng bằng những hành động nhỏ nhất.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xu hướng phát triển và cơ hội việc làm thời đại số

Hát Quốc ca tại địa chỉ đỏ lan tỏa mạnh mẽ tình yêu nước

Cầu nối hợp tác giáo dục chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Bài 3: Những Bí thư Chi đoàn “truyền lửa”, gắn kết người trẻ

Thanh niên Việt Nam tập trung thực hiện "3 tiên phong", "5 chủ động"

Bài 2: Vượt khó, kiến tạo cộng đồng văn minh

Bệ phóng cho khát vọng chinh phục thị trường kinh tế toàn cầu

Bài 3: “Chiến binh số” khởi nghiệp từ máy tính và nghị lực thép

Sinh viên chế tạo vữa chống cháy, cách nhiệt thân thiện với môi trường
