Tag

Hàng loạt quốc gia Châu Âu đối diện lạm phát tăng cao

Nhìn ra thế giới 15/07/2022 09:41
aa
TTTĐ - Dữ liệu mới nhất cho thấy mức lạm phát trong khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) đạt 8,6% trong tháng 6. Điều này cho thấy vấn đề lạm phát có nguy cơ vượt ra khỏi tầm kiểm soát, buộc các ngân hàng trung ương lớn ở Châu Âu phải áp dụng các chính sách đối phó với rủi ro do lạm phát.
Người dân khắp thế giới đau đầu vì bão giá Gần 60% người dân Châu Âu bị thừa cân hoặc béo phì Châu Âu góp mặt 6 thành phố đáng sống nhất thế giới Ngành du lịch Châu Âu thiếu nguồn nhân lực trầm trọng 84 triệu trẻ em vẫn không được đến trường vào năm 2030

Lạm phát ở khu vực Eurozone đã gia tăng trong nhiều tháng cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng do cuộc xung đột Nga - Ukraine đã thúc đẩy giá năng lượng tăng và gây ra tình trạng thiếu hụt.

Hàng loạt quốc gia Châu Âu đối diện lạm phát tăng cao
Một cửa hàng bán nông sản ở Tây Ban Nha

Theo ước tính của Cơ quan Thống kê Châu Âu (Eurostat) công bố ngày 1/7, các quốc gia có lạm phát cao nhất trong Eurozone vào tháng 6/2022 là Estonia (22%), Lithuania (20,5%), Latvia (19%), Slovakia (12,5%) và Hy Lạp (12%). Chỉ hai quốc gia có lạm phát không quá cao là Đức và Hà Lan. Giá tiêu dùng tại 19 nước thành viên Eurozone trong tháng 6/2022 đã tăng 8,6%, đạt mức cao kỷ lục kể từ khi khối này bắt đầu công bố các chỉ số vào năm 1997.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã kêu gọi các Chính phủ chịu trách nhiệm về chính sách tài khóa, cung cấp hỗ trợ "tạm thời và có mục tiêu" cho nền kinh tế; đồng thời vẫn giữ cho nền tài chính công được "bền vững" để duy trì tăng trưởng tích cực.

Theo đó, Pháp và Đức đã lựa chọn phương án hỗ trợ sức mua. Ngoài việc giảm thuế đối với giá nhiên liệu, hai nước cũng cung cấp quyền sử dụng phương tiện giao thông công cộng không giới hạn với mức phí 9 Euro mỗi tháng.

Ngày 7/7, Chính phủ Pháp đã công bố gói hỗ trợ nhằm kiềm chế lạm phát trị giá 20 tỷ Euro (khoảng 20,35 tỷ USD) bao gồm giảm giá nhiên liệu, giới hạn mức trần tiền thuê nhà và tăng trợ cấp lương hưu.

Gói biện pháp này cần được Quốc hội Pháp thông qua mới chính thức có hiệu lực. Gói hỗ trợ sẽ tăng 4% cho phúc lợi và trợ cấp hưu trí, tăng lương công chức thêm 3,5% và kéo dài thời gian trợ giá năng lượng.

Lạm phát tăng cao đặt Chính phủ Pháp trước áp lực cần nhanh chóng thông qua dự luật cho gói hỗ trợ. Theo đó, Chính phủ đã kêu gọi các công ty giảm tác động của lạm phát đối với hộ gia đình. Những tập đoàn vận tải có lợi nhuận lớn như CMA CGM giảm giá vận chuyển container từ 10 đến 20%, tương đương 500 Euro cho mỗi container hàng nhập khẩu từ các khách hàng bán lẻ lớn của họ.

Bên cạnh đó, dự luật về sức mua sẽ được đưa ra thảo luận từ ngày 25/7 tại Quốc hội, trong đó có quy định "viện trợ lương thực khẩn cấp" 100 euro cho mỗi hộ gia đình và 50 euro cho mỗi trẻ em. Ngoài ra, các biện pháp khác cũng đã được Pháp triển khai như giảm giá nhiên liệu hoặc tăng trợ cấp thất nghiệp, ấn định mức tăng giá trần...

Hai quốc gia bên cạnh, Italy và Vương quốc Anh đã tài trợ cho các chương trình trợ cấp thông qua mức thuế 25% trên lợi nhuận của các nhà cung cấp năng lượng. Tây Ban Nha tăng thu nhập tối thiểu thêm 15%, triển khai trợ cấp trực tiếp cho các hộ gia đình với tổng số 6 tỷ Euro và 10 tỷ Euro dưới hình thức cho vay với lãi suất giảm.

Hàng loạt quốc gia Châu Âu đối diện lạm phát tăng cao
Khách hàng đi mua sắm tại chợ Maravillas ở Madrid, Tây Ban Nha (Ảnh TTXVN)

Trong khi đó, ngày 9/7, Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa thông báo Chính phủ sẽ chi 1,682 tỷ Euro (1,713 tỷ USD) trong năm 2022 cho các biện pháp kiềm chế lạm phát. Khoản tiền trên sẽ được sử dụng cho “các biện pháp tài khóa để kiểm soát sự gia tăng giá cả và hỗ trợ kiềm chế chi phí sản xuất”, cũng như các biện pháp giúp đỡ “những gia đình dễ bị tổn thương nhất và các hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều vào năng lượng nhất”.

Người đứng đầu Chính phủ Bồ Đào Nha cho rằng cần phải chi số tiền trên vì lạm phát đã tăng lên mức "chưa từng có trong thế hệ này”. Các biện pháp tài chính được Chính phủ Bồ Đào Nha áp dụng cho lĩnh vực năng lượng đã làm giảm bớt thêm 18 điểm phần trăm gánh nặng thuế đối với nhiên liệu.

Chính phủ Bồ Đào Nha cũng đã chi 120 triệu Euro để giảm giá các sản phẩm thực phẩm cơ bản cho hơn một triệu gia đình ở quốc gia này dễ bị tổn thương nhất.

Trong bối cảnh giá cả mọi mặt hàng tiêu dùng đều tăng cao, gần 50% người dân Anh đã thắt chặt chi tiêu cho thực phẩm

Theo số liệu được Văn phòng Thống kê quốc gia Anh công bố ngày 8/7, 49% người dân xứ sở sương mù cho biết đã mua ít thực phẩm hơn bình thường từ ngày 22/6 đến 3/7; Trong khi đó, 48% số khác lại cho biết họ cần chi tiêu nhiều hơn bình thường cho việc mua sắm thực phẩm; 91% người dân cho biết chi phí sinh hoạt của họ đã tăng trong tháng qua.

Những con số trên phù hợp với báo cáo từ các siêu thị ở Anh, người tiêu dùng đang phải chịu áp lực tài chính ngày càng tăng. Chuỗi siêu thị lớn thứ hai tại Anh Sainsbury's cảnh báo các áp lực tài chính đối với người tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng thêm từ nay đến cuối năm 2022.

Niềm tin của người dân Anh đã sụt giảm khi các gia đình đang phải đương đầu với thực trạng chi phí sinh hoạt tăng cao. Tiền lương không theo kịp đà tăng lạm phát lên tới 9,1% vào tháng 5/2022 và có khả năng sẽ tiếp tục tăng cao. Theo một số dự báo, lạm phát lương thực sẽ lên tới 15% trong mùa hè này và 20% vào đầu năm 2023.

Đọc thêm

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa... Nhìn ra thế giới

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

TTTĐ - Việc mua sắm trực tuyến không dễ dàng đối với những người có ý thức bảo vệ môi trường như Jian Ai - một nhân viên đang làm việc tại Thượng Hải.
Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI Nhìn ra thế giới

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

TTTĐ - Tại Singapore, một cửa hàng tiết kiệm mang tên Thryft đang thay đổi cách chúng ta nhìn nhận đồ cũ.
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo Nhìn ra thế giới

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump Nhìn ra thế giới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

TTTĐ - Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hôm nay (7/11), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh Nhìn ra thế giới

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

TTTĐ - Nữ hoàng Anh Elizabeth II đứng đầu trong một cuộc bình chọn biểu tượng Anh vĩ đại nhất trong 90 năm qua. Cùng với đó, ngài David Attenborough được vinh danh là biểu tượng văn hóa đương đại vĩ đại nhất và James Bond được bình chọn là biểu tượng hư cấu vĩ đại nhất của Vương quốc Anh.
Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo Nhìn ra thế giới

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

TTTĐ - Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD (tương đương 204 nghìn tỷ đồng) trong 12 tháng qua. Các hình thức lừa đảo chủ yếu là thông qua tin nhắn văn bản với những lời mời chào, dụ dỗ làm việc, thông báo trúng thưởng hoặc tham gia mua bán các sản phẩm với mức giá “tốt đến mức không thể tin được”.
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Xem thêm