Người dân khắp thế giới đau đầu vì bão giá
Cách người Nhật Bản chống chọi với "bão giá" Sinh viên chao đảo giữa cơn “bão giá” |
Người dân mua sắm tại một cửa hàng Mỹ (Ảnh: Getty) |
Theo Bộ Lao động Mỹ, tỷ lệ người trên 55 tuổi đang làm việc hoặc tìm việc đã tăng từ 38,4% vào tháng 10 lên 38,9% vào tháng 3. Trong 6 tháng qua, hơn 480 nghìn người trong độ tuổi này đã tham gia lực lượng lao động, cao hơn 180 nghìn người so với thời điểm trước khi đại dịch xảy ra.
Theo thống kê của Cục dự trữ Liên bang Mỹ cho biết, khoảng 2,6 triệu người đã nghỉ hưu sớm trong khoảng thời gian từ tháng 2/2020 đến 10/2021 nhưng hiện đã quay trở lại tìm việc.
“Sữa và bánh mì hiện rất đắt. Bạn phải tính xem mình có bao nhiêu tiền và có thể dùng trong bao lâu, có đủ để chi tiêu đến lúc nhận lương hưu tháng sau hay không. Với những gia đình có con nhỏ thì điều này càng khó hơn”, bà Mercedes Vargas, một cư dân quận Alameda, bang California cho biết.
Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy lạm phát tại nước này đã tiếp tục tăng trong tháng 3, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 8,5% trong 12 tháng qua. Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 12/1981 tại Mỹ.
Đối với hầu hết người dân Mỹ, lạm phát cao hơn so với mức lương được tăng thêm trong năm qua đã khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, ga và tiền thuê nhà.
Tại Anh, người dân cũng tích trữ lương thực do giá cả tăng cao. Giá thực phẩm đang tăng chóng mặt tại Anh trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng, giá rau và trái cây đã tăng 30%, dầu thực vật tăng 70%. Theo thống kê, trong giai đoạn từ tháng 2/2021 đến 2/2022, tỷ lệ lạm phát ở nước này là 6,2%.
Theo chuyên gia lương thực Ged Futter, lạm phát thực phẩm có thể vượt quá 15% và những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng có thể dẫn đến việc tăng giá cao một cách đáng sợ. Một trong những nguyên nhân của điều này là do giá nhiên liệu tăng, tác động đến nguồn cung nông sản. Ngoài ra, do giá nhiên liệu tăng, nhiều người lái xe đang cố gắng ít sử dụng phương tiện giao thông cá nhân hơn.
Tại Châu Á, Hàn Quốc cũng là nơi lạm phát tiêu dùng ở mức cao trong hàng thập kỷ qua |
Tại Châu Á, Hàn Quốc cũng là nơi lạm phát tiêu dùng ở mức cao trong hàng thập kỷ qua.
Bà Choi Sun-Hwa - Chủ cửa hàng kim chi tại Seoul cho biết: "Giá các loại nguyên liệu đều đang rất đắt. Với cùng một số tiền, trước đây tôi muốn được 10 cây bắp cải làm kim chi, giờ chỉ được 7 cây thôi. Tôi đang cố giữ giá, nhưng để lâu quá thì cũng khó trụ lại được, nên có thể sắp tới tôi sẽ tăng giá lên một chút".
Trong đại dịch việc vận chuyển các loại nguyên liệu rất khó khăn, chi phí đội lên nhiều. Nếu các cửa hàng thường xuyên nâng giá thì khách sẽ chẳng tới ăn nữa.
Đó cũng là câu chuyện đang diễn ra tại Hong Kong (Trung Quốc) Ông Wong, chủ một nhà hàng Dimsum tại Hong Kong (Trung Quốc) cho biết tiệm của ông nổi tiếng khi chỉ tăng giá 1 HKD/lần vào đầu năm. Tuy nhiên, tình hình năm nay có rất nhiều khác biệt, khi mà giá thực phẩm tăng bình quân 4,5% khiến ông đau đầu.
Lạm phát trong tháng 2/2022 của Thái Lan cũng đã tăng 5,28% so với cùng kỳ năm ngoái – mức cao nhất trong 13 năm. Các đợt tăng giá mạnh đã làm người dân vô cùng lo ngại. Somchai Bua-gnern, 39 tuổi, lái xe tuktuk ở Bangkok cho biết: “Giá thịt heo, trứng và các loại thực phẩm tăng vọt. Ngay cả món rẻ tiền như mì gói cũng trở nên đắt hơn”. Những người lái xe như Somchai kiếm được 200 baht (hơn 135.000 đồng mỗi ngày).