Tag

Hàng loạt tai tiếng và những vấn đề tài chính của Chứng khoán KB Việt Nam

Doanh nghiệp 18/07/2022 14:29
aa
TTTĐ - Sau những tai tiếng với nhiều vi phạm trong quá khứ, các vấn đề về tài chính của Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam cũng khiến giới đầu tư quan tâm.
Chứng khoán Shinhan Việt Nam khai trương chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội Nhà đầu tư chứng khoán sẽ được mua bán cổ phiếu T+2 từ cuối tháng 8
Lùm xùm vụ “Chứng khoán Ngô Nam” và những tai tiếng của Chứng khoán KB Việt Nam

Nhiều tai tiếng sai phạm trong quá khứ

Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) từng là công ty chứng khoán có thị phần môi giới lọt vào top 10 trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

Mặc dù vậy, KBSV lại có nhiều tai tiếng trong quá khứ khi từng bị xử phạt hàng loạt vi phạm về chứng khoán và thuế.

Cụ thể, tháng 5/2018, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 340/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính KBSV số tiền 125 triệu đồng do vi phạm hành chính cho khách hàng mua chứng khoán khi không có đủ tiền theo quy định.

Hàng loạt tai tiếng và những vấn đề tài chính của Chứng khoán KB Việt Nam
Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Sau đó, vào tháng 7/2020, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 181/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính KBSV số tiền 70 triệu đồng do không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, dữ liệu, tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động của công ty chứng khoán.

Cụ thể, KBSV đã không lưu giữ đầy đủ bằng chứng chứng minh việc đặt lệnh giao dịch thỏa thuận cổ phiếu Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân (mã CK: FTM) trong giai đoạn từ ngày 2/1/2019 đến 30/8/2019 của 2 tài khoản.

Đối với lĩnh vực thuế, tháng 12/2019, KBSV đã bị Cục Thuế TP Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính và truy thu thuế với số tiền hơn 1,5 tỷ đồng vì kê khai doanh thu chưa đúng quy định về thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, công ty còn hạch toán chi phí trích lập nợ khó đòi chưa đúng quy định, hạch toán chi phí lãi vay chưa đúng quy định.

Nhiều vấn đề tài chính của Chứng khoán KB Việt Nam

Báo cáo tài chính năm 2021 của KBSV cho thấy, tổng giá trị các khoản cho vay của công ty đến ngày 31/12/2021 lên hơn 5.100 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm; Trong đó, cho vay margin (giao dịch ký quỹ - vay tiền của công ty chứng khoán để đầu tư cổ phiếu) tăng hơn 1.400 tỷ đồng so với đầu năm, lên hơn 4.400 tỷ đồng và ứng trước tiền bán chứng khoán gần 646 tỷ đồng.

Hàng loạt tai tiếng và những vấn đề tài chính của Chứng khoán KB Việt Nam
Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam

Trong khi đó, báo cáo tài chính quý I/2022 ghi nhận, tổng giá trị cho vay margin đến hết quý đầu năm 2022 của KBSV tiếp tục tăng gần 560 tỷ đồng, lên 5.100 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư vượt 267.300 tỷ đồng cả năm.

Theo đó, giá trị khối lượng giao dịch cổ phiếu của KBSV năm 2021 cũng tăng đột biến lên gần 613 tỷ đồng. Giá trị giao dịch cổ phiếu của các nhà đầu tư qua KBSV cũng tăng mạnh từ 90.900 tỷ đồng năm 2020 lên trên 267.300 tỷ đồng năm 2021.

Đặc biệt, từ thời điểm tháng 1/2022, khi khách hàng có nhu cầu đăng ký hợp đồng dịch vụ phát triển khách hàng (DSF) tại KBSV thì kết quả kinh doanh của công ty lại càng tăng mạnh.

Kết thúc quý I/2022, KBSV ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 264,6 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán là 101,7 tỷ đồng, lãi từ các khoản cho vay và phải thu là 116 tỷ đồng. Trong kỳ, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 82,6 tỷ đồng, tăng 46,65% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo giải trình của KBSV, nguyên nhân lợi nhuận tăng mạnh là do các hoạt động của công ty ổn định, thị trường chứng khoán quý I/2022 duy trì đà tăng, số lượng tài khoản tham gia giao dịch tăng nhiều, đặc biệt trong quý IV/2021 công ty đã hoàn tất tăng vốn điều lệ. Doanh thu từ hoạt động môi giới tăng mạnh và lãi từ các khoản cho vay tăng đã ảnh hưởng tích cực đến lợi nhận công ty.

Chiếu theo báo cáo tài chính, tính tại thời điểm ngày 31/3/2022, tổng tài sản của KBSV ở mức 9.367 tỷ đồng. Trong đó, các khoản cho vay đã chiếm tới 5.688 tỷ đồng; Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn là 1.163 tỷ đồng; Các tài sản tài chính thông qua lãi lỗ là 2.261 tỷ đồng.

Cũng tại thời điểm ngày 31/3/2022, tổng nợ phải trả của KBSV là 5.550 tỷ đồng, hầu hết là nợ phải trả ngắn hạn. Trong đó, vay ngắn hạn của công ty tiếp tục tăng gần 500 tỷ đồng so với đầu năm, lên 5.450 tỷ đồng. Nợ phải trả dù nhỏ hơn tài sản nhưng lại lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu (3.816 tỷ đồng). Điều này cho thấy nguồn vốn của KBSV chủ yếu là đi vay, công ty sử dụng đòn bẩy tài chính khá cao.

Mặt khác, mặc dù ghi nhận lợi nhuận sau thuế hàng chục tỷ đồng, tuy nhiên, dòng tiền kinh doanh của KBSV lại âm 949,3 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái cũng âm 611,4 tỷ đồng. Đặc biệt, cả năm 2022, dòng tiền kinh doanh của công ty âm gần 2.800 tỷ đồng.

Với doanh nghiệp, mục tiêu kinh doanh có lợi nhuận luôn là một trong những ưu tiên được đặt lên hàng đầu. Trong đó, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng, hoàn thành vượt kế hoạch luôn mang tính tích cực và tạo tâm lý lạc quan cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, tất cả những điều đó chưa đủ để đánh giá sức khỏe tài chính doanh nghiệp nếu bỏ qua yếu tố dòng tiền.

Theo các chuyên gia tài chính, việc dòng tiền kinh doanh âm của doanh nghiệp là bình thường trong ngắn hạn. Tuy nhiên về dài hạn, dòng tiền hoạt động kinh doanh phải dương để bù đắp cho các hoạt động đầu tư, trả nợ vay và cổ tức cho cổ đông, nếu không thì doanh nghiệp có thể sẽ chìm vào gánh nặng nợ nần, thiếu trước hụt sau. Mặt khác, việc dòng tiền âm nhiều năm của các doanh nghiệp có thể là tín hiệu cảnh báo tình hình kinh doanh đang có vấn đề, chẳng hạn như bị nghi ngờ là ghi nhận doanh thu ảo.

Đọc thêm

Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển Doanh nghiệp

Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển

TTTĐ - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Theo các chuyên gia, Nghị quyết đã đưa ra các chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao, khuyến khích chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.
Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số Doanh nghiệp

Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số

TTTĐ - Nắm bắt thời điểm vàng trong mùa cao điểm sản xuất kinh doanh giữa năm, đồng thời thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số - hai động lực tăng trưởng chiến lược giai đoạn 2025 - 2030, HDBank tiên phong triển khai hai gói tín dụng quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.
Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI Doanh nghiệp

Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI

TTTĐ - Hệ thống điện ngày càng hiện đại, ổn định và liên tục không chỉ là yêu cầu kỹ thuật, mà còn là cam kết chất lượng với hàng triệu khách hàng. Tại Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI), đội sửa chữa điện nóng - Hotline - chính là lực lượng đặc biệt đang âm thầm góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giữ cho nhịp sống Thủ đô không gián đoạn.
Hơn 450 gian hàng trong nước và quốc tế tham gia VIETNAM MEDI-PHARM 2025 Doanh nghiệp

Hơn 450 gian hàng trong nước và quốc tế tham gia VIETNAM MEDI-PHARM 2025

TTTĐ - Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y dược Việt Nam lần thứ 32 - VIETNAM MEDI-PHARM 2025 diễn ra từ ngày 8 - 11/5 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, thu hút hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp tham dự với 450 gian hàng. Sự kiện cũng đánh dấu sự góp mặt của các doanh nghiệp, thương hiệu đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Dự thảo Nghị định quy định về đăng ký doanh nghiệp: Lùi thời gian để cập nhật tình hình mới Doanh nghiệp

Dự thảo Nghị định quy định về đăng ký doanh nghiệp: Lùi thời gian để cập nhật tình hình mới

Sáng 8/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp giải trình, tiếp thu ý kiến đối với Dự thảo Nghị định quy định về đăng ký doanh nghiệp.
Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đánh giá của các chuyên gia, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá là Bản tuyên ngôn soi đường, dẫn lối cho kinh tế tư nhân khẳng định mình và phát triển thịnh vượng trong thời đại mới...
Nghị quyết đặc biệt Doanh nghiệp

Nghị quyết đặc biệt

TTTĐ - Sau quá trình dày công nghiên cứu, ấp ủ, một nghị quyết đặc biệt đã ra đời, đó là Nghị quyết 68-NQ/TW. Điểm đặc biệt ở đây chính là sự khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, tăng bảo vệ cho doanh nghiệp và đặc biệt nữa là cho phép doanh nghiệp được chủ động sửa sai...
VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon Doanh nghiệp

VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon

TTTĐ - Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu, cùng với việc hợp tác chặt chẽ với các vùng nguyên liệu trái cây trải dài các tỉnh thành, 6 nhà máy với công suất 8,000,000 lít/ngày, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, VINUT đã nỗ lực mở rộng đầu ra cho nông sản Việt, trở thành thương hiệu nước giải khát “made-in-Vietnam” được yêu thích tại thị trường Mỹ trên Amazon.
Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá Kinh tế

Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá

TTTĐ - Từ một cơ sở giặt là nội bộ, bằng tư duy chiến lược, đổi mới toàn diện, Xí nghiệp Giặt là SAPY đã bứt phá, trở thành đối tác quan trọng của nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp tại Hà Nội.
Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng, tạo tiền đề cho sự thay đổi về chất của khu vực kinh tế này.
Xem thêm