Tag

Hành trình “mang chữ về bản” của thầy giáo Mua Mí Lầu

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 11/11/2022 20:13
aa
TTTĐ - “Tôi sinh ra trong gia đình bố mẹ đều làm nông nghiệp, nhà lại đông anh em. Mãi đến năm 10 tuổi, tôi mới được cắp sách đến trường, bởi lúc ấy trong làng mới có trường và thầy cô mang chữ về bản”, anh Mua Mí Lầu chia sẻ.
Thầy giáo trẻ “mát tay” dẫn trò “thi đâu trúng đó”

Đó cũng chính là động lực để anh Mua Mí Lầu cố gắng vươn lên trở thành một thầy giáo. Anh bày tỏ, với mong ước có thể góp phần công sức nhỏ bé của bản thân cho giáo dục, bởi chính anh nhận thấy rằng, chỉ có việc học tập mới có thể thay đổi được những suy nghĩ tiêu cực, phong tục, hủ tục, tập quán lạc hậu của người Mông nói riêng và cộng đồng các dân tộc.

Chạy xe một tiếng trong mưa, chờ nửa ngày "mời" trò đến trường

Niềm vui sướng khi được đến trường, đến nay, anh vẫn không thể nào quên. Đó chính là sự ân cần và dịu dàng của thầy cô trong mỗi tiết học. Hồi học trung học cơ sở, anh Mí Lầu đã đặt ra mục tiêu, cố gắng học tập thật tốt để sau này trở thành thầy giáo.

Tốt nghiệp ra trường chuyên nghành Văn - Địa, đầu tháng 2/2016, anh được phân công công tác tại trường PTDTBT THCS Thượng Phùng, xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Xã Thượng Phùng là một trong 54 xã đặc biệt khó khăn của cả nước, khí hậu khắc nghiệt, quanh năm lạnh giá và thường đóng băng về mùa đông. Địa hình núi cao, dốc dựng đứng, bị chia cắt bởi nhiều khe suối sâu. Do đó, các thôn bản cũng ở xa trung tâm xã, trường học nên việc đến lớp của các em học sinh lại càng khó khăn hơn, nhất là vào mùa đông và những ngày mưa bão.

Thầy giáo Mua Mí Lầu cùng học trò
Thầy giáo Mua Mí Lầu (ở giữa) cùng học trò

Ở xã có 13 thôn bản với 6.000 nhân khẩu, thôn xa nhất là thôn Lủng Chư gần 1.000 nhân khẩu. Số học sinh trong độ tuổi học THCS rất lớn nhưng các em lại hay bỏ học giữa chừng vì nhiều lí do như: Bố mẹ không cho đi học, ở nhà phụ giúp gia đình, trông em... thậm chí nhiều khi đến nhà các em trốn không gặp thầy cô. Điều đó càng thôi thúc thầy giáo 8X thuyết phục học trò và phụ huynh nhận thấy được vai trò vô cùng quan trọng của việc học.

Theo anh Lầu, do điều kiện ở đây quá thiếu thốn, khó khăn nên việc học tập chưa được chú trọng. Bởi thế, anh và các thầy cô giáo luôn chủ động tâm sự, chia sẻ, gần gũi các em, đến nhà các em tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và trao đổi với phụ huynh. Thầy giáo trẻ kể: “Tôi nhớ vào đầu năm học 2017-2018 đi đến nhà gọi học trò Vàng Thị Si (ở xóm Thín Ngài). Quãng đường đến nhà cô bé hơn 10km, chạy xe máy mất một tiếng đồng hồ. Đường dốc và hẹp. Trời lại mưa. Suýt chút nữa cả người và xe rơi xuống sông. Sau đó, tôi phải chờ nửa ngày em ấy mới chịu cùng thầy lên trường. Khi hai thầy trò quay lên đến trường thì đã hơn 22 giờ… Bây giờ em Si đã là sinh viên năm thứ hai, trường Đại học Tân Trào”.

Hạnh phúc khi thấy học sinh trưởng thành

Anh Mí Lầu là người dân tộc Mông cũng như đồng bào nơi đây nên việc giao tiếp với các em học sinh và phụ huynh thuận lợi hơn so với anh em đồng nghiệp. Thầy cô giáo đến tận nhà vận động học sinh đến trường, có những trường hợp phải đến rất nhiều lần, có khi đi lên nương tìm người. Thế rồi các em yêu quý thầy cô hơn, phụ huynh cũng tin tưởng và thay đổi suy nghĩ, cho con em đi học.

Thầy giáo Mua Mí Lầu làm công tác dân vận
Thầy giáo Mua Mí Lầu cùng đồng nghiệp làm công tác dân vận

“Sau khi được thuyết phục, các em đến trường đều đặn, ngoan ngoãn. Trong lớp học nhiều cánh tay giơ lên phát biểu xây dựng bài khi thầy giáo đặt câu hỏi, những lúc ấy, tôi thật sự hạnh phúc”, anh Mua Mí Lầu bày tỏ.

Trong suốt gần 7 năm công tác giảng dạy, thầy giáo 8X luôn cố gắng, học hỏi, trau dồi kiến thức, để mỗi tiết học được sinh động, dễ hiểu hơn đối với các em. Điều mà anh Mí Lầu luôn trăn trở là làm thế nào để học sinh hiểu được từng chữ, từng câu mà thầy cô nói. Bởi gần như 100% các em trong trường là dân tộc Mông, dù đã lên cấp trung học cơ sở nhưng vẫn còn rất hạn chế về tiếng phổ thông. Đồng thời, anh luôn mong sao không còn học sinh nào bỏ học.

“Việc dạy học ở đây phần nhiều vất vả hơn so với vùng xuôi. Người thầy không chỉ làm công việc dạy học đơn thuần mà còn phải đảm nhiệm trách nhiệm làm cha, làm mẹ học sinh, luôn chăm lo cho các em từng bữa ăn, giấc ngủ. Tuy nhiên cũng thật hạnh phúc khi trò ngày một trưởng thành, hiểu biết nhiều hơn, tôi thấy bản thân thật may mắn khi được công tác ở đây”, thầy giáo Mua Mí Lầu bày tỏ.

Đọc thêm

Nhà khoa học trẻ tự tin, dấn thân hơn đóng góp cho đất nước Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nhà khoa học trẻ tự tin, dấn thân hơn đóng góp cho đất nước

TTTĐ - Tại chương trình gặp mặt các tài năng nhận Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ nhất, năm 2024, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân kêu gọi các nhà khoa học trẻ tự tin và dấn thân hơn, đóng góp vào việc xây dựng thể chế, định hình hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa, cách sống, lao động của con người Việt Nam trong thời đại mới.
Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô

TTTĐ - Chứng kiến cảnh chuối chín hàng loạt bỏ lãng phí trên nương mà bà con quê hương không có thu nhập, loay hoay trong đói nghèo, Giàng A Phong, Bí thư Đoàn xã Bản Lang (huyện Phong Thổ, Lai Châu) quyết tâm phải làm điều gì đó. Chàng trai người dân tộc Mông đứng ra tập hợp 12 đoàn viên, thanh niên thực hiện mô hình làm chuối sấy để có thể bảo quản lâu và gửi được đi xa.
Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương

TTTĐ - “Giây phút hạnh phúc nhất đối với tôi là khi thấy học trò nhận được giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và các em hân hoan thông báo với thầy cô rằng: Em đã có việc làm, là người con ngoan, có ích cho xã hội, là công dân tốt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc”.
Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân

TTTĐ - Suốt quá trình học, Đỗ Hồng Nhung, sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để khám phá và học hỏi. Với Nhung, khoa học là nơi để thử thách chính mình và chứng minh rằng, phái nữ hoàn toàn có thể đạt được thành tựu trong những lĩnh vực mà hầu như ai cũng nghĩ là của nam giới.
Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ

TTTĐ - Xác định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường Nguyễn Ngọc Phúc Tiên (trường Đại học VinUni) xin làm ở phòng thí nghiệm của thầy cô. Ban đầu, cô gái trẻ phụ dọn dẹp, cân hóa chất, quan sát thầy cô và anh, chị khóa trên nghiên cứu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm.
Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Sáng 17/11, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư năm 2024; Bán kết Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII.
Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học

TTTĐ - Lựa chọn ngành học vốn được nhiều người cho là thế mạnh của nam giới nhưng nhiều bạn trẻ đã vươn lên giành nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và được ghi danh với giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam”. Các nghiên cứu của họ mang lại gia trị tích cực cho cộng đồng, góp phần phát triển nền khoa học nước nhà.
Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo

TTTĐ - Anh Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhận định, sáng tạo là thế mạnh của thanh niên. Sáng tạo ra những giá trị mới, đột phá là nền tảng giúp đất nước thực hiện nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết những vấn đề của chính thanh niên hoặc những vấn đề mà đất nước, xã hội đang cần.
Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI

TTTĐ - “Tôi năm nay 70 tuổi, mắc một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiền đình… Khi có thông báo được khám bệnh miễn phí với máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ thầy thuốc trẻ ở các bệnh viện tuyến Trung ương, thành phố, tôi đã đến đây. Nhận được sự quan tâm, nhiệt tình của các y, bác sĩ, tôi rất phấn khởi”.
Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt

TTTĐ - Gặp lại học trò cũ, thấy em đã có những thành công, thầy giáo Trần Đại Lượng (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an, vô cùng xúc động. Đây là cuộc hội ngộ bất ngờ, với những nụ cười tươi và cả giọt mắt hạnh phúc.
Xem thêm